Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 27 (Có đáp án)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả 
những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu 
bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong 
bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Lúc ấy, có thể bạn sẽ phải ngậm ngùi mà 
thốt lên: “Chao ôi, ta đã làm chi đời ta vậy?”

Nếu vậy, sao ta không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

Sao ta không ngồi xuống đây trong một ngày cuối năm và tìm kiếm câu trả lời từ 
đáy tim mình: Ta muốn làm gì? Ta muốn sống ra sao? Ta muốn trở thành ai trong 
cuộc đời này? Ta muốn làm chi đời ta?

Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều 
mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, 
nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế 
càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc 
mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp giấc mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm 
ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim 
ta đó, như một ngọn núi lửa chờ đợi được đánh thức… 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2.Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: 
“Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu 
về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn 
thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong 
thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu 
sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn”. 

pdf 7 trang Minh Uyên 28/06/2023 2860
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 27 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_de_27_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 27 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA– ĐỀ 27 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN ĐỌC – HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Lúc ấy, có thể bạn sẽ phải ngậm ngùi mà thốt lên: “Chao ôi, ta đã làm chi đời ta vậy?” Nếu vậy, sao ta không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sao ta không ngồi xuống đây trong một ngày cuối năm và tìm kiếm câu trả lời từ đáy tim mình: Ta muốn làm gì? Ta muốn sống ra sao? Ta muốn trở thành ai trong cuộc đời này? Ta muốn làm chi đời ta? Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp giấc mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa chờ đợi được đánh thức 1
  2. (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.43-44) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2.Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn”. Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp giấc mơ của bạn”? Câu 4. “Ước mơ cháy bỏng nhất” của anh/chị là gì? Anh/Chị sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 7 – 10 dòng). II. PHẦN LÀM VĂN Câu 1: Từ nội dung ở đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Theo đuổi ước mơ. Câu 2: Có người cho rằng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, cái đói vừa là một cơ hội vừa là một thử thách. Anh/Chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? 2
  3. Đáp án đề 27 I. PHẦN ĐỌC – HIỂU Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2: - Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng phép tu từ so sánh, thể hiện rõ ở trong câu: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy”. - Tác dụng: Chỉ ra sự tương đồng giữa “sống một cuộc đời” với “vẽ một bức tranh”, giúp người đọc dễ hình dung ra cách sống chủ động để biến ước mơ của mình thành hiện thực. Câu 3: - Ướcmơ là những khát khao mong đợi hoặc những ý tưởng đẹp đẽ mà con người muốn biến thành hiện thực. - Con người cần biết giữ gìn bảo vệ không để những thử thách khó khăn trong cuộc sống làm thui chột ước.mơ và cũng không để người khác ngăn cản việc chúng ta thực hiện ước mơ của mình. Câu 4: Có thể nêu một số ý sau: - Cần trang bị kiến thức, kỹ năng sống. 4
  4. - Nỗ lực phấn đấu, không nản lòng trước những khó khăn, thất bại trên hành trình thực hiện ước mơ. II. PHẦN LÀM VĂN Câu 1: * Giới thiệu vấn đề * Giải thích vấn đề: - “Ước mơ” là khát vọng, là mục đích cao đẹp của cuộc đời mà con người tha thiết hướng tới và mong ước đạt được. * Bàn luận vấn đề - Phân tích, chứng minh: + Trong cuộc sống, mỗi người có thể có nhiều ước mơ. Ước mơ có thể vĩ đại hay nhỏ bé nhưng phàm đã là con người thì ai cũng có ước mơ. + Mỗi người cần theo đuổi ước mơ. Bởi ước mơ không chỉ làm đẹp cho cuộc đời mà còn bởi ước mơ không bao giờ có sẵn. Để đạt được nó, người ta phải khát khao, kiên trì, nỗ lực, sáng suốt, bền lòng, dũng cảm vượt qua những khó khăn, thử thách, thậm chí chấp nhận thiệt thòi, hi sinh, mất mát, khổ đau để thực hiện ước mơ. Ước mơ càng lớn càng cao đẹp bao nhiêu thì đòi hỏi con người càng phải nỗ lực bấy nhiêu.( Dẫn chứng). - Khi đã có ước mơ, ta hãy lên kế hoạch cụ thể để từng bước chinh phục nó. - Bàn luận mở rộng: + Những ước mơ chân chính dù lớn, dù nhỏ đều làm cho cuộc đời thêm ý nghĩa. 5
  5. + Thật buồn cho những con người sống một đời mà không biết theo đuổi ước mơ. - Bài học: HS cần rút ra bài học chân thành, thiết thực. Câu 2: 1. Mở bài: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng người nông dân. Đó là mảng hiện thực mà ông gắn bó và hiểu biết sâu sắc. Ông viết chân thực và xúc động về đời sống người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết, thủy chung với quê hương và cách mạng. Sáng lên trong các tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa. - Vợ nhặt của Kim Lân xứng đáng thuộc loại những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Có nhà nghiên cứu văn học đã xếp Vợ nhặt vào loại gần như “thần bút”. 2. Thân bài: 2.1 Giải thích ý kiến: - Truyện ngắn được xây dựng trên nền hiện thực là nạn đói năm 1945. Cái đói là thử thách bởi đối mặt với nó là hiện thực về cuộc sống thiếu thốn, nghiệt ngã và con người vì cái đói mà rẻ rúng cả nhân cách của mình. Cái đói là cơ hội bởi trong chính cái đói đó con người tìm thấy những hạnh phúc bình dị, đời thường và tìm thấy con đường để đổi đời cho mình, cơ hội để bộc lộc tình người tha thiết. 6
  6. 2.2 Phân tích truyện ngắn để làm rõ ý kiến: * Cái đói là thử thách - Con người phải đối mặt với cuộc sống thiếu thốn, đối mặt với cái chết cận kề từng ngày: + Kim Lân mở đầu truyện ngắn bằng hình ảnh một buổi hoàng hôn lạnh lẽo, ảm đạm: > Màu sắc: màu xanh xám của da người, màu đen kịt của đàn quạ bay trên trời. > Mùi vị: mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người, mùi đốt đống dấm khét lẹt. > Âm thanh: tiếng quạ gào lên từng hồi, tiếng hờ khóc từ những nhà có người chết. > Đường nét: sáng nào cũng có 3, 4 thây người nằm chết còng queo nằm bên đường. Tác giả 2 lần so sánh người với ma. + Ánh sáng hắt lên trang viết của Kim Lân là ánh chạng vạng. Ông đã không né tránh sự thật mà phơi bày nó một cách sâu sắc. - Con người trong hoàn cảnh đó nhân cách bị rẻ rúng – thị là tiêu biểu cho điều đó. Thị theo Tràng về với không một nghi lễ đón rước nào cả. Đám hỏi chỉ là bốn bát bánh đúc với câu đùa: “Muốn ăn cơm trắng với giò này!/Lại đây mà đẩy xe bò với anh!” * Cái đói là cơ hội: - Cơ hội cho con người tìm thấy những hạnh phúc bình dị, đời thường + Tràng đã có cơ hội được hưởng hạnh phúc gia đình 7
  7. > Tràng là dân xóm ngụ cư với ngoại hình không mấy được bắt mắt, gia cảnh nghèo, hội tụ đầy đủ những điều kiện bất lợi để lấy được vợ. > Trong một lần tầm phơ tầm phào, Tràng đã “nhặt được vợ”. Thử hỏi nếu không phải là trong nạn đói, không phải trong hoàn cảnh khốn quẫn đến chừng ấy, liệu hai con người lương thiện kia chắc gì đã gặp được nhau và có hạnh phúc? > Trong hạnh phúc mới, Tràng chợt thức tỉnh ra nhiều thứ, thấy mình cần phải có trách nhiệm với gia đình với tổ ấm của mình. Tràng bắt đầu lờ mờ nhận ra con đường để đổi đời – hình ảnh lá cờ Việt Minh lẩn khuất trong đầu Tràng. - Cơ hội để bộc lộ tình người tha thiết. Trong hoàn cảnh khó khăn, nghiệt ngã, tình người vẫn được thể hiện nồng hậu. Đó chính là sức mạnh để con người ta dám cưu mang nhau, vượt qua cái đói. → Với bút pháp hiện thực nghiêm ngặt, với trái tim giàu lòng nhân ái, Kim Lân đã tìm được một cơ hội vô song để thể hiện sự bất diệt của nỗi khát khao được yêu thương, hạnh phúc và niềm hy vọng vào một ngày mai tươi sáng ở những con người “dưới đáy” xã hội như Tràng. Niềm khao khát ấy âm thầm vươn lên từ tối tăm, từ bờ vực của cái đói, cái chết vì thế nó trở nên cảm động và đáng quý gấp ngàn lần. - Cơ hội con người có khao khát và dám mơ ước đến một tương lai tốt đẹp hơn: + Bà mẹ nói về tương lai tốt đẹp sau này của đôi vợ chồng trẻ. + Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng cuối tác phẩm, biểu tượng cho cuộc sống tự do, hạnh phúc. 3. Kết luận - Khái quát và mở rộng vấn đề. 8