Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 3 (Có đáp án)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Sáng nay tôi thức dậy với những lời trong một bài hát của ca sĩ Mick Jagger: 
“Ủy mị chẳng ích gì, chuyện trôi qua nhanh lắm”. Đùng như thế. Cuộc đời thực 
sự đang trôi nhanh lắm.

(2) Sao lại trì hoãn những việc có thể làm hôm nay cho những lúc rảnh rỗi trong 
tương lai xa xôi nào đó? Sao không đóng vai một con người vượt trội bây giờ mà 
lại dành điều đó vào một thời điểm khác mai sau? Sao lại chần chừ thụ hưởng 
những giờ phút tuyệt vời và chờ đến khi về già? Một ngày nọ tôi đọc cuốn sách 
về một phụ nữ trẻ suy tư về kế hoạch để dành tiền hưu. Cô nói: “Tôi muốn bảo 
đảm mình sẽ để dành thật nhiều tiền – như vậy tôi mới có thể vui sống vào cuối 
đời”. Tôi không nghĩ vậy. Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống?

(3) Tôi không có ý nói rằng bạn nên bỏ qua tầm quan trọng của việc lên kế hoạch 
cho tương lai. Hãy biết nhìn xa và chuẩn bị cho suốt cuộc đời. Đó là sự quân bình. 
Hãy lên kế hoạch. Để dành tiền cho tuổi hưu. Hãy dự trù. Nhưng đồng thời cũng 
cần biết sống cho giây phút này. Sống thật đầy đủ.

(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài – Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB 
Trẻ, 2017, tr.25 – 26)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 

Câu 2: Nêu tên một biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn (2)

Câu 3: Anh/Chị hiểu thế nào về câu hỏi của tác giả: "Tại sao phải chờ đến già 
mới hưởng thụ cuộc sống"?

Câu 4: Theo anh/chị, việc lên kế hoạch cho tương lai có cần thiết với cuộc đời 
mỗi người không? Vì sao? 

pdf 7 trang Minh Uyên 28/06/2023 8160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_de_3_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 3 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA– ĐỀ 3 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (1) Sáng nay tôi thức dậy với những lời trong một bài hát của ca sĩ Mick Jagger: “Ủy mị chẳng ích gì, chuyện trôi qua nhanh lắm”. Đùng như thế. Cuộc đời thực sự đang trôi nhanh lắm. (2) Sao lại trì hoãn những việc có thể làm hôm nay cho những lúc rảnh rỗi trong tương lai xa xôi nào đó? Sao không đóng vai một con người vượt trội bây giờ mà lại dành điều đó vào một thời điểm khác mai sau? Sao lại chần chừ thụ hưởng những giờ phút tuyệt vời và chờ đến khi về già? Một ngày nọ tôi đọc cuốn sách về một phụ nữ trẻ suy tư về kế hoạch để dành tiền hưu. Cô nói: “Tôi muốn bảo đảm mình sẽ để dành thật nhiều tiền – như vậy tôi mới có thể vui sống vào cuối đời”. Tôi không nghĩ vậy. Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống? (3) Tôi không có ý nói rằng bạn nên bỏ qua tầm quan trọng của việc lên kế hoạch cho tương lai. Hãy biết nhìn xa và chuẩn bị cho suốt cuộc đời. Đó là sự quân bình. Hãy lên kế hoạch. Để dành tiền cho tuổi hưu. Hãy dự trù. Nhưng đồng thời cũng cần biết sống cho giây phút này. Sống thật đầy đủ. (Trích Đời ngắn đừng ngủ dài – Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Trẻ, 2017, tr.25 – 26) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 1
  2. Câu 2: Nêu tên một biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn (2) Câu 3: Anh/Chị hiểu thế nào về câu hỏi của tác giả: "Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống"? Câu 4: Theo anh/chị, việc lên kế hoạch cho tương lai có cần thiết với cuộc đời mỗi người không? Vì sao? II. LÀM VĂN Câu 1: Từ thông điệp của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của thói quen trì hoãn công việc. Câu 2: Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn thơ: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai inh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người 2
  3. Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi (Trích Tây Tiến – Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12 Cơ bản, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.88) 3
  4. Đáp án đề 3 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Phương thức biểu đạt: nghị luận. Câu 2: Học sinh nêu tên được một trong các biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ/ lặp cú pháp/ chêm xen. Câu 3: Câu hỏi của tác giả có thể hiểu là: đừng chờ đợi đến già mới hưởng thụ cuộc sống, hãy biết tận hưởng cuộc sống mỗi ngày. Câu 4: Nêu rõ quan điểm bản thân; lý giải hợp lý, thuyết phục về sự cần thiết của việc lên kế hoạch cho tương lai. Có thể theo hướng sau: - Giúp con người có mục tiêu, phương hướng hành động. - Giúp con người chủ động tìm các giải pháp; tránh được các rủi ro, II. LÀM VĂN Câu 1: * Yêu cầu về hình thức: - Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ. 4
  5. - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. * Yêu cầu về nội dung: Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ tác hại của thói quen trì hoãn công việc. Có thể theo hướng sau: - Trì hoãn công việc có thể khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn; thậm chí bỏ lỡ những cơ hội. - Thói quen trĩ hoàn công việc sẽ dẫn đến tính bê trễ, thiếu kỉ luật, vô trách nhiệm - Mỗi người cần nhận thức được tác hại của thói quen trì hoãn công việc; rèn luyện thói quen học tập và làm việc theo kế hoạch một cách hợp lý, khoa học. Câu 2: * Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu nội dung: I. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến 5
  6. - Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận II. Thân bài: * Hình ảnh núi rừng Tây Bắc và con đường hành quân gian khổ của những người lính - “Sài Khao”, “Mường Lát” là những địa danh gợi nhắc về địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến, mở rộng sang các không gian khác trong bài thơ. - Nỗi nhớ ở đây dường như dàn trải khắp vùng không gian rộng lớn, mỗi một nơi bước chân tác giả đi qua, ông đều dành những tình cảm yêu thương đặc biệt, trở thành kỷ niệm khắc sâu trong lòng. - Những kỷ niệm nhỏ như sự “mỏi” sau chặng hành quân, ngọn đuốc hoa bập bùng trong đêm tối đều chứng minh nỗi nhớ lớn lao của tác giả. - Gợi sự hiểm trở của núi rừng Tây Bắc, sự vất vả và những nỗ lực kiên cường của người lính chiến khi hành quân. - “Súng ngửi trời” là hình ảnh nhân hóa thú vị, thể hiện tâm hồn lãng mạn, hồn nhiên và hài hước của người lính chiến trong gian khổ. - “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” là vẻ đẹp của sự sống, sự thi vị lãng mạn giữa núi rừng hoang vu, gợi sự bình yên, chốn dừng chân cho người lính. * Hình ảnh người lính và kỷ niệm tình quân dân - Hai câu thơ “Anh bạn quên đời”: + Sự hy sinh cao cả của người lính chiến, tư thế hiên ngang, oai hùng sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc. 6
  7. + Niềm xót xa cùng với sự cảm phục tinh thần hy sinh của Quang Dũng dành cho đồng đội. - Bốn câu kết đoạn: “Chiều chiều nếp xôi” + Vẻ oai linh, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc với kết cấu thơ tân kỳ, dùng động từ mạnh, thêm vào đó là sự nguy hiểm rình rập nơi rừng thiêng nước độc của ác thú. + Sự bừng tỉnh khỏi kỷ niệm của tác giả, quay về hiện thực với nỗi nhớ tha thiết, nồng nàn, nhớ tình quân dân ấm nồng với nắm xôi, hương lửa những ngày còn chiến đấu. * Nghệ thuật - Nghệ thuật tương phản và cường điệu, cách sử dụng từ láy gợi hình, gợi cảm để khắc họa một bức tranh giàu màu sắc, đường nét. - Bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn; chất họa kết hợp với chất nhạc => dựng lại con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở, khắc nghiệt, hùng vĩ và thơ mộng. + Nghệ thuật hài thanh: Tác giả sử dụng câu thơ nhiều thanh trắc tạo nên sự trắc trở. + Thơ mộng, trữ tình: với các từ ngữ độc đáo, ấn tượng: “hoa về” chứ không phải “hoa nở”; “đêm hơi” chứ không phải “đêm sương”. III. Kết bài: - Khái quát và mở rộng vấn đề. 7