Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 36 (Có đáp án)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
“Một khi bị phụ thuộc quá nhiều vào cảnh ngộ, vào những yếu tố ngoài mình,
bạn muốn sống an toàn, sợ thất bại, sợ thiệt thòi, sợ mất mát, mong chờ vào
những chỉ dẫn của người khác, của kinh nghiệm ắt bạn sẽ có những lựa chọn mà
ta thường gọi là “khôn ngoan”. Khôn ngoan quá thành ra không dám sống nên
bạn sẽ không thể biết mình là ai. Việc không biết mình là ai sẽ dẫn đến hệ quả
nghiêm trọng là bạn không tự tại. Người không tự tại là người – đám – đông,
sống a dua phong trào, tiêu phí năng lượng vào những chuyện không đáng có.
Những người như thế tôi gọi là những kẻ - nhầm – chỗ. Họ luôn ngồi vào chỗ
không phải của mình, cầm vật không phải của mình, nói những lời không phải
của mình. Điều đó với một số người chưa hẳn đã là bi kịch nhưng với một kẻ tự
trọng muốn được làm người tử tế thì đó là một sự xấu hổ, một “nỗi nhục thầm
kín”. Sống tử tế thì không thể ngồi vào chỗ không phải của mình, không thể nói
những lời không phải của mình và không thể cầm những vật không phải của mình.
Vậy sự lựa chọn đầu tiên, nếu ý thức được, phải là lựa chọn sự tự lập […]. Các
bạn trẻ bây giờ sống trong một cảnh ngộ khác (với thế hệ chúng tôi ngày trước),
hoàn toàn có thể chủ động trong lựa chọn cái vị thể cá nhân này, tự lập hay phụ
thuộc. Lựa chọn sự tự lập là khởi đầu của hành trình để trở thành chính mình.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2. Theo tác giả, những nguyên nhân nào tạo nên “kẻ - nhầm – chỗ”?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Khôn ngoan quá thành ra không
dám sống nên bạn sẽ không thể biết mình là ai?”
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với suy nghĩ: Sống tử tế thì không thể ngồi vào chỗ
không phải của mình, không thể nói những lời không phải của mình và không thể
cầm những vật không phải của mình? Vì sao?
File đính kèm:
- de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_de_36_co_dap_an.pdf
Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 36 (Có đáp án)
- ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA– ĐỀ 36 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây: “Một khi bị phụ thuộc quá nhiều vào cảnh ngộ, vào những yếu tố ngoài mình, bạn muốn sống an toàn, sợ thất bại, sợ thiệt thòi, sợ mất mát, mong chờ vào những chỉ dẫn của người khác, của kinh nghiệm ắt bạn sẽ có những lựa chọn mà ta thường gọi là “khôn ngoan”. Khôn ngoan quá thành ra không dám sống nên bạn sẽ không thể biết mình là ai. Việc không biết mình là ai sẽ dẫn đến hệ quả nghiêm trọng là bạn không tự tại. Người không tự tại là người – đám – đông, sống a dua phong trào, tiêu phí năng lượng vào những chuyện không đáng có. Những người như thế tôi gọi là những kẻ - nhầm – chỗ. Họ luôn ngồi vào chỗ không phải của mình, cầm vật không phải của mình, nói những lời không phải của mình. Điều đó với một số người chưa hẳn đã là bi kịch nhưng với một kẻ tự trọng muốn được làm người tử tế thì đó là một sự xấu hổ, một “nỗi nhục thầm kín”. Sống tử tế thì không thể ngồi vào chỗ không phải của mình, không thể nói những lời không phải của mình và không thể cầm những vật không phải của mình. Vậy sự lựa chọn đầu tiên, nếu ý thức được, phải là lựa chọn sự tự lập [ ]. Các bạn trẻ bây giờ sống trong một cảnh ngộ khác (với thế hệ chúng tôi ngày trước), hoàn toàn có thể chủ động trong lựa chọn cái vị thể cá nhân này, tự lập hay phụ thuộc. Lựa chọn sự tự lập là khởi đầu của hành trình để trở thành chính mình. 1
- (Trích “Lựa chọn để trở thành chính mình” – Nhạc sĩ Dương Thụ - Báo Sinh viên Việt Nam 12/2013) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2. Theo tác giả, những nguyên nhân nào tạo nên “kẻ - nhầm – chỗ”? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Khôn ngoan quá thành ra không dám sống nên bạn sẽ không thể biết mình là ai?” Câu 4. Anh/chị có đồng tình với suy nghĩ: Sống tử tế thì không thể ngồi vào chỗ không phải của mình, không thể nói những lời không phải của mình và không thể cầm những vật không phải của mình? Vì sao? II. LÀM VĂN Câu 1: Từ nội dung trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Lựa chọn sự tự lập là khởi đầu của hành trình để trở thành chính mình. Câu 2: Cảm nhận của anh/chị về khát vọng hạnh phúc của nhân vật Tràng (Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với khát khao được sống lương thiện của nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét về điểm tương đồng và khác biệt trong cách nhìn con người của hai nhà văn. 2
- Đáp án đề 36 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2: Các nguyên nhân tạo nên “kẻ - nhầm – chỗ” - Khi bạn bị phụ thuộc vào cảnh ngộ, muốn sống an toàn, sợ thất bại, mất mát, mong muốn chỉ dẫn của người khác. - Khôn ngoan khiến bạn không dám sống, sống không biết mình là ai. - Khi không biết mình là ai sẽ dẫn đến hệ quả không tự tại. - Người không tự tại là người sống a dua, theo phong trào → Đó là những kẻ - nhầm – chỗ. Câu 3: “Khôn ngoan quá thành ra không dám sống nên bạn sẽ không thể biết mình là ai” - Khôn ngoan quá tức là khi ta luôn suy xét quá kĩ càng, việc nào cũng sợ hãi thất bại, không dám thử sức, khi ấy: + Bản thân sẽ không thực sự biết năng lực, con người mình có thể vươn tới đâu, đạt đến mức độ nào. + Bản thân sẽ bỏ lỡ cơ hội chứng tỏ năng lực, từ đó cũng bỏ lỡ sự thành công. 3
- Câu 4: - Đồng tình với quan điểm - Vì: + Sống tử tế là khi bạn sống thành thật với những suy nghĩ cảm xúc của chính mình. + Sống tử tế là khi không tranh giành, cướp đoạt những thứ không phải của mình. + Sống tử tế là khi biết giúp đỡ người khác mà không nghĩ đến việc sẽ được trả ơn. → “Sống tử tế thì không thể ngồi vào chỗ không phải của mình, không thể nói những lời không phải của mình và không thể cầm những vật không phải của mình”. II. LÀM VĂN Câu 1: * Giới thiệu vấn đề * Giải thích vấn đề “Lựa chọn sự tự lập là khởi đầu của hành trình để trở thành chính mình” - Tự lập: là tự lo cho bản thân mình, không phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác và các yếu tố bên ngoài. Tự lập là cách sống cần có đối với mỗi người trong cuộc sống hiện đại. - Chính mình: được sống như bản chất vốn có, được sống theo những suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn của bản thân mà không phải phụ thuộc bất cứ ai. 4
- → Lựa chọn cuộc sống tự lập đầy gian nan, vất vả nhưng đó cũng chính là hành trình ngắn nhất để con người được sống với chính mình. * Bàn luận vấn đề - Biểu hiện: + Tự hoàn thành mọi nhiệm vụ của bản thân không chờ đợi sự giúp đỡ từ bên ngoài. + Tự biết chăm sóc cho bản thân. - Ý nghĩa của sự tự lập: + Tự lập giúp con người dám đương đầu và vượt qua mọi thử thách khó khăn trong cuộc sống. + Tự lập giúp chúng ta được sống thật với chính mình, với những suy nghĩ và mơ ước của bản thân. + Tự lập là cách để chúng ta tự khẳng định giá trị bản thân. + Tự lập giúp ta phát triển toàn diện về mọi mặt. - Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân: + Phê phán thực trạng sống dựa dẫm, ỷ lại. + Tự lập là lối sống cần có của tất cả mọi người để khẳng định giá trị bản thân và thúc đẩy xã hội phát triển + Liên hệ bản thân. Câu 2: 5
- 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Kim Lân là nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng người nông dân. Đó là mảng hiện thực mà ông gắn bó và hiểu biết sâu sắc. Sáng lên trong các tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa. - Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau hòa bình lặp lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. 2. Phân tích 2.1 Giới thiệu nhân vật - Lai lịch: dân ngụ cư, tha phương cầu thực, không sống được ở quê mình nên tìm đến một vùng đất khác, bị kì thị, phân biệt đối xử. + Không được chia ruộng đất + Không được sống cùng trong không gian của ngôi làng, phải sống ở rìa làng hoặc ngoài đê. + Không được tham gia bất cứ sinh hoạt cộng đồng nào của làng xã. - Gia cảnh: nghèo + Gia đình chỉ có mẹ góa con côi, bố mất sớm. + Công việc bấp bênh, không ổn định: kéo xe bò thuê. 6
- - Chân dung ngoại hình: + Hai mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều. + Hai bên quai hàm bạnh ra + Thân hình to lớn vập vạp + Vừa đi vừa lảm nhảm những điều mình nghĩ. + Ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch. → Có sức hấp dẫn với lũ trẻ con trong xóm chứ không phải các cô gái. → Hội tụ đầy đủ các yếu tố bất lợi để có thể lấy được vợ. 2.2 Phân tích khát vọng hạnh phúc thể hiện ở nhân vật Tràng * Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời Tràng: nhặt được vợ. * Khát khao hạnh phúc thể hiện rõ qua những diễn biến tâm lý và hành động của nhân vật Tràng. • Chiều hôm trước: - Trước khi dẫn nhau về, Tràng đã dẫn thị đi mua một vài thứ cần thiết: + Mua cho 1 cái thúng con mới. + Dẫn đi ăn một bữa no + Mua 2 hào dầu. → Từ con người thô kệch trở nên tâm lí, tinh tế. - Trên đường về, niềm vui hiện rõ ở Tràng: 7
- + Phớn phở, tủm tỉm, sáng lấp lánh. + Mặt vênh vênh lên tự đắc với mình. + Như quên hết cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày để sống với hạnh phúc mình đang nắm giữ. - Khi về đến nhà, Tràng có những biểu hiện rất lạ: + Bỗng thấy ngượng nghịu. + Đứng tây ngây giữa nhà, chợt thấy sờ sợ. + Tủm tỉm cười một mình, ngạc nhiên trong sung sướng. - Khi giới thiệu với mẹ về nàng dâu mới: + Sốt sắng chờ mẹ về. + Khi bà cụ tứ trở về ríu rít vui mừng. + Giới thiệu vợ với mẹ một cách trân trọng. + Khi được đồng ý thì thở phào, người như nhẹ hẳn đi. • Sáng hôm sau: - Hạnh phúc đã khơi dậy ý thức bổn phận của người đàn ông trong gia đình. - Tràng tỉnh dậy muộn ⟶ dễ chịu, êm ái, lửng lơ như người từ trong giấc mơ đi ra ⟶ ngỡ ngàng trước hạnh phúc mình đang nắm giữ. - Tràng quan sát khung cảnh đang bày ra trước mắt mình, nhận thấy cảnh tượng thay đổi mới mẻ, khác lạ, 8
- + Nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ hẳn. + Không khí gia đình: mẹ và vợ chung tay dọn dẹp, vun vén nhà cửa. → Thức dậy trong Tràng nhiều cảm xúc: - Thấm thía cảm động - Bỗng thấy thương yêu, gắn bó. - Vui sướng, phấn chấn. → Nhận thức mới mẻ: nhận thấy có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. → Hành động: Xăm xăm chạy ra sân, muốn chung tay tu sửa căn nhà → Muốn chung tay để nghênh đón tương lai tươi sáng đến với gia đình. - Khao khát đổi đời: Quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội: mạn Thái Nguyên, Bắc Giang không đóng thuê mà còn phá kho thóc Nhật chia cho người đói. → Nghĩ ngợi ⟶ Nhớ lại ⟶ Ân hận, tiếc rẻ. - Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới lẩn khuất, ẩn hiện trong trí óc Tràng. Hình ảnh lá cờ chính là tín hiệu cho tương lai tươi sáng ⟶ Người đọc tin tưởng Tràng sẽ đi theo Việt minh, theo cách mạng. 2.3 Liên hệ với khát khao được sống lương thiện của nhân vật Chí Phèo * Giới thiệu tác giả, tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Đề tài trong những sáng tác của ông là người nông dân và người trí thức nghèo. Những sáng tác của ông không chỉ tuân thủ nghiêm ngặt bút pháp của chủ nghĩa hiện thực mà còn thấm đượm tinh thần nhân đạo. 9
- - Chí Phèo là một trong những kiệt tác của Nam Cao. Truyện ngắn này nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu (NXB Đời mới, Hà Nội, 1941) nhà xuất bản tự ý đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (1946), tác giả đặt lại tên là Chí Phèo. * Giới thiệu khái quát về nhân vật Chí Phèo * Khát vọng được làm người lương thiện. - Nguyên nhân thức tỉnh Chí: tình yêu của Thị Nở - Biểu hiện khát vọng làm người lương thiện: + Bắt đầu cảm nhận cuộc sống xung quanh mình + Muốn có một gia đình nhỏ + Muốn làm hòa với mọi người + Khi khát vọng bị đẩy vào tuyệt vọng, Chí Phèo đã giết chết Bá Kiến – kẻ trực tiếp gây ra những khốn nạn cho đời Chí và tự kết liễu đời mình. 2.4 Liên hệ, so sánh * Giống nhau: - Khát vọng hạnh phúc và khát vọng lương thiện đều là những khát vọng chân chính của con người. - Khát vọng của những người nông dân trong cảnh thê thảm. * Khác nhau - Nhân vật Tràng đã có được hạnh phúc riêng của mình và đang trên con đường nhận thức và cách thức đổi đời. Tương lai của nhân vật bắt đầu lóe sáng. 10
- - Nhân vật Chí Phèo, khát vọng làm người lương thiện bị cự tuyệt. Chí Phèo kết thúc cuộc đời đời mình bằng cái chết – bi kịch. * Lí giải: - Kim Lân viết tác phẩm Vợ nhặt sau Cách mạng nên cảm quan của ông về đời sống con người ít nhiều mang niềm lạc quan, phấn khởi. - Nam Cao viết Chí Phèo vào giai đoạn trước Cách mạng, ông tuân thủ nghiêm ngặt bút pháp của chủ nghĩa hiện thực. → Dù viết như thế nào về người nông dân nhưng người đọc vẫn thấy ánh lên trong những tác phẩm của cả hai tác giả tình yêu thương con người sâu sắc. 3. Kết luận - Khái quát lại vấn đề. 11