Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 42 (Có đáp án)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

(1) Chứng ái kỉ hay còn gọi là bệnh tự yêu mình (tên tiếng Anh narcissistic 
personality disorder) được xem là một dạng rối loạn nhân cách khi một người có 
biểu hiện tự cao, ảo tưởng, thiếu đồng cảm với người khác. Các chuyên gia đang 
cảnh báo về “đại dịch ái kỉ” sẽ bùng phát nhất là khi công nghệ thông tin bùng 
nổ như hiện nay.

(2) Danny Bowman, 19 tuổi, sống ở Anh, bị nghiện chụp ảnh selfile và có hôm 
cậu dành đến 10 tiếng trong ngày để chụp được 200 tấm ảnh củ mình trên iPhone. 
Cậu luôn giữ điện thoại trong tay để có thể chụp ảnh minhg bất cứ lúc nào và 
đăng lên Facebook, mong muốn nhận được lời khen từ bạn bè, tuy nhiên nó suýt 
nữa lấy đi sinh mạng của anh. Tuy nhiên, dù đã thử ở mọi góc cạnh, Danny nhận 
ra mình vẫn không có được gương mặt hoàn hảo cho tấm ảnh hoàn hảo. Thậm 
chí, một số phản hồi còn chê bai cậu. Trong một phút tuyệt vọng, Danny đã tự tử, 
nhưng may mắn được mẹ cứu kịp. Tiến sĩ, David Veal, một nhà tâm thần học phụ 
trách chữa trị cho Danny, cho biết trường hợp của Danny khiến ta không thể phủ 
nhận tính nghiệm trọng của vấn đề. “Đây không đơn thuần là sự phù phiếm nữa. 
Nó là một căn bệnh tâm lí dẫn tới tỉ lệ tự tử rất cao”. 

(3) Việc gắn liền đời sống mình với mạng xã hội không  còn xa lạ với giới trẻ Việt 
ngày nay. Điều này liệu có góp phần tạo nên một thế hệ trẻ tự yêu mình, ít hòa 
nhập với xã hội,…? 

Câu 1. Đoạn văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Theo tác giả, như thế nào được gọi là bệnh ái kỉ?

Câu 3. Theo anh/chị vì sao các chuyên gia đưa ra cảnh báo: “đại dịch ái kỉ” sẽ 
bùng phát nhất là khi công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay. 

pdf 13 trang Minh Uyên 28/06/2023 5160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 42 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_de_42_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 42 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA– ĐỀ 42 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I. Đọc hiểu Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: (1) Chứng ái kỉ hay còn gọi là bệnh tự yêu mình (tên tiếng Anh narcissistic personality disorder) được xem là một dạng rối loạn nhân cách khi một người có biểu hiện tự cao, ảo tưởng, thiếu đồng cảm với người khác. Các chuyên gia đang cảnh báo về “đại dịch ái kỉ” sẽ bùng phát nhất là khi công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay. (2) Danny Bowman, 19 tuổi, sống ở Anh, bị nghiện chụp ảnh selfile và có hôm cậu dành đến 10 tiếng trong ngày để chụp được 200 tấm ảnh củ mình trên iPhone. Cậu luôn giữ điện thoại trong tay để có thể chụp ảnh minhg bất cứ lúc nào và đăng lên Facebook, mong muốn nhận được lời khen từ bạn bè, tuy nhiên nó suýt nữa lấy đi sinh mạng của anh. Tuy nhiên, dù đã thử ở mọi góc cạnh, Danny nhận ra mình vẫn không có được gương mặt hoàn hảo cho tấm ảnh hoàn hảo. Thậm chí, một số phản hồi còn chê bai cậu. Trong một phút tuyệt vọng, Danny đã tự tử, nhưng may mắn được mẹ cứu kịp. Tiến sĩ, David Veal, một nhà tâm thần học phụ trách chữa trị cho Danny, cho biết trường hợp của Danny khiến ta không thể phủ nhận tính nghiệm trọng của vấn đề. “Đây không đơn thuần là sự phù phiếm nữa. Nó là một căn bệnh tâm lí dẫn tới tỉ lệ tự tử rất cao”. 1
  2. (3) Việc gắn liền đời sống mình với mạng xã hội không còn xa lạ với giới trẻ Việt ngày nay. Điều này liệu có góp phần tạo nên một thế hệ trẻ tự yêu mình, ít hòa nhập với xã hội, ? (Bệnh ái kỉ, nguy cơ tiềm ẩn từ mạng xã hội – Báo điện tử Tinhta.net, 24/12/2015) Câu 1. Đoạn văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? Câu 2. Theo tác giả, như thế nào được gọi là bệnh ái kỉ? Câu 3. Theo anh/chị vì sao các chuyên gia đưa ra cảnh báo: “đại dịch ái kỉ” sẽ bùng phát nhất là khi công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay. Câu 4. Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất từ văn bản là gì? Phần II. Làm văn Câu 1: Anh/ chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình của đại dịch ái kỉ của con người trong xã hội hiện đại được gợi ra từ phần Đọc hiểu. Câu 2: Từ bài thơ Sóng hãy nêu quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh. Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể 2
  3. Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên? Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước 3
  4. Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng đã đi qua Như biển kia dẫu rộng 4
  5. Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ Biển Diêm Điền, 29 – 12 – 1967 (Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) 5
  6. Đáp án đề 42 Phần I. Đọc hiểu Câu 1: - Phương thức biểu đạt: Nghị luận. Câu 2: - Theo tác giả, bệnh ái kỉ có nghĩa là: Chứng ái kỉ hay còn gọi là bệnh tự yêu mình (tên tiếng Anh narcissistic personality disorder) được xem là một dạng rối loạn nhân cách khi một người có biểu hiện tự cao, ảo tưởng, thiếu đồng cảm với người khác. Câu 3: - Vì chứng ái kỉ gắn liền với lối sống xa hoa, chú trọng hình ảnh, danh tiếng. Ngày nay trong xã hội hiện đại, khi công nghệ thông tin phát triển dẫn đến những hình ảnh đời tư, danh tiếng con người càng dễ dàng được xác lập một cách nhanh chóng. Điều đó sẽ thúc đẩy hơn việc ái kỉ trở thành đại dịch. Câu 4: - Thông điệp tâm đắc: Ái kỉ trở thành căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ bùng phát mạnh mẽ trong thời điểm hiện tại. Bởi vậy chúng ta cần có những hành động để ngăn chặn bệnh dịch này. Phần II.Làm văn Câu 1: 1. Giải thích 6
  7. - Chứng ái kỷ (bệnh tự yêu bản thân mình): một dạng rối loạn nhân cách khi một người có biểu hiện tự cao, ảo tưởng, thiếu đồng cảm với người khác. Tâm lý tự yêu bản thân, ảo tưởng về bản thân là một căn bệnh nguy hiểm với con người. - Cùng với sự phát triển của internet là hàng loạt các trang mạng xã hội ra đời như twitter, zalo, facebook kéo theo trào lưu sống ảo, đăng các thông tin, dòng trạng thái hay ảnh cá nhân để “khoe” với cộng đồng mạng. 2. Bàn luận vấn đề - Biểu hiện chứng ái kỷ: + Sống thu mình vào thế giới ảo tự cho rằng suy nghĩ và hành động của mình là đúng đắn; + Luôn cho rằng bản thân mình là quan trọng, đòi hỏi sự quan tâm, chú ý của mọi người. - Nguyên nhân chứng ái kỉ: + Nguyễn nhân của chứng bệnh này là do lối sống hưởng thụ, chú trọng hình ảnh, danh tiếng. Nó là một trong những biểu hiện của lối sống “tôi là trung tâm”. + Nó cũng xuất phát từ việc người sử dụng mạng xã hội chưa có những nhận thức đúng đắn, dẫn đến tình trạng lạm dụng. + Ngoài ra, do cha mẹ ít có thời gian quan tâm, để ý đến con cái nên không quản lí được thời gian sử dụng mạng xã hội của con cái. - Hậu quả chứng ái kỉ: + Tự cho rằng suy nghĩ và hành động của mình là đúng đắn + Thiếu trách nhiệm, vô cảm với cuộc sống xung quanh 7
  8. + Sống thu mình vào thế giới ảo, không có niềm tin vào người khác + Có những hành động dại dột như tự tử + Người nghiện điện thoại hoặc các trang mạng xã hội thường có lối sống, thái độ thiếu đồng cảm với mọi người. + Hơn nữa, hiện tượng này dẫn đến tình trạng con người thiếu khả năng kiểm soát những ham muốn của bản thân nên có những hành động bất thường chỉ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân mình. - Giải pháp và bài học: + Mỗi cá nhân cần ý thức được ranh giới giữa thế giới ảo và thực để biết cân bằng cuộc sống. + Mỗi cá nhân hình thành cho mình lối sống thật lành mạnh, hòa nhập với xã hội. 3. Liên hệ bản thân: Em và những người xung quanh em có ai bị mắc chứng bệnh này không? Nếu có em cần làm gì để loại bỏ lối sống này? 4. Tổng kết vấn đề:Đây là hiện tượng tiêu cực do mạng xã hội gây ra nên cần ngay lập thức chấn chỉnh, thay đổi để mỗi cá nhân có cuộc sống cân bằng, lành mạnh. Câu 2: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ý kiến nhận xét: - Xuân Quỳnh là gương mặt nổi bật của nền thơ Việt Nam hiện đại, thuộc nhà thơ lớp đầu tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. 8
  9. - Thơ Xuân Quỳnh là tấm lòng của một phụ nữ có nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. - Sóng (1967) là bài thơ đặc sắc viết về tính yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ đã thể hiện quan niệm tình yêu vừa mới mẻ, hiện đại, vừa mang màu sắc truyền thống. 2. Phân tích: 2.1 Phân tích bài thơ Sóng: * Hai khổ thơ đầu: Hình tượng sóng diễn tả tình yêu và hạnh phúc đích thực. - Khổ 1: + Hai câu đầu: Tác giả tạo ra tiểu đổi để diễn tả biến thái phức tạp của sóng cũng là tâm trạng của em bằng 4 tính từ “Dữ dội/ dịu êm” “Ồn ào/ lặng lẽ”. Cùng với đó, cách ngắt nhịp 2/3 và sự luân phiên các thanh bằng trắc đã nhấn mạnh những đối cực trong trạng thái của sóng. + Điều đặc biệt, cách sửu dụng liên từ “và” cho thấy những trạng thái đối lập ấy vẫn song song tồn tại, không mâu thuẫn mà đan xen, vận động và có sự chuyển hóa. → Những cung bậc cảm xúc phức tạp trong tâm hồn người con gái đang yêu. + Hai câu sau: Điều đáng nói nhất ở đây là sự chủ động của người con gái khi yêu, dứt khoát từ bỏ không gian nhỏ bé, chật hẹp để vươn tới cái rộng lớn, cao cả: Sông không hiểu nổi mình 9
  10. Sóng tìm ra tận bể - Khổ thơ 2: Những con sóng như những nhịp đập trên lồng ngực của biển khơi và khát vọng tình yêu là những nhịp đập trong lồng ngực của tuổi trẻ. Các từ “ngày xưa” “ngày sau” khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của sóng cũng như sự trường tồn vĩnh cửu, bất diệt của tình yêu. * Hai khổ thơ tiếp: Hình tượng sóng diễn tả bản chất của tình yêu – sự bí ẩn không thể lí giải được. - Sự đối lập “em” >< “muôn trùng sóng bể” là sự đối lập giữa cái nhỏ bé, hữu hạn với cái vô biên, rộng lớn của vũ trụ ⟶ Làm thức dậy những suy tư, trăn trở. - “Em nghĩ” hai tiếng ấy lặp lại như là sự khám phá, tìm tòi. + Về biển lớn: “Từ nơi nào sóng lên?” ⟶ Trả lời: “Sóng bắt đầu từ gió” + Về anh, em: “Khi nào ta yêu nhau?” ⟶ Trả lời “Em cũng không biết nữa” → Hai câu hỏi đan cài vào nhau, nhập hòa vào một. Chúng ta có thể lí giải được cội nguồn của sóng, của gió nhưng không thể nào cắt nghĩa, lí giải được nguồn cội của tình yêu. Nó lạ lùng bí ẩn nhưng cũng rất tự nhiên. Sức hấp dẫn của tình yêu chính là ở chỗ đó. * Khổ 5: Hình tượng sóng diễn tả nỗi nhớ trong tình yêu: - Cả khổ thơ đọng lại một chữ “nhớ”. Nỗi nhớ gắn với không gian “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, với “bờ”; nó bao trùm cả thời gian “ngày đêm không ngủ được”, và xâm chiếm tâm hồn con người, ngay cả trong vô thức “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Một tiếng “nhớ” mà nói được nhiều điều. Em đã hoá thân vào sóng. Sóng đã hoà nhập vào tâm hồn em để trở nên có linh hồn thao thức. 10
  11. - Đây là khổ duy nhất trong bài có đến 6 câu thơ, sự phá cách ấy đã góp phần diễn tả sự trào dâng mãnh liệt của nỗi nhớ trong tình yêu. * Khổ 6: Tiếng nói thủy chung son sắt trong tình yêu: - Các danh từ chỉ hướng “Bắc – Nam” đã gợi ra sự xa cách. Cách nói ngược xuôi Bắc, ngược Nam dường như đã hàm chứa trong nó những éo le, diễn tả những thường biến của cuộc đời. - Đối lập lại với cái thường biến ấy là sự bất biến “Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh – một phương”. Với cô gái đang yêu, dường như không còn khái niệm phương hướng địa lý mà chỉ còn một phương duy nhất – “phương anh”. → Tiếng lòng thủy chung son sắt, khẳng định tình yêu bất biến, trường tồn với thời gian. * Khổ 7: Khát vọng, niềm tin vào tình yêu và cuộc đời - Cặp hình ảnh ẩn dụ “sóng – bờ” ở đây được sử dụng rất mới mẻ dù đã được nói đến nhiều trong ca dao, thơ cũ. Nếu trong ca dao, sóng/ thuyền/đò là ẩn dụ cho người con trai, bờ/bến ẩn dụ cho người con gái; thì ở đây “sóng” lại là hình ảnh của người con gái, “bờ” là niềm hạnh phúc sum vầy. Như vậy, trong khổ thơ, ta không chỉ thấy vẻ đẹp của một tình yêu mãnh liệt, thủy chung mà còn thấy được sự chủ động đầy mạnh mẽ của người con gái khi yêu. - Cách nói đối lập “Dù” và đảo cấu trúc “Con nào chẳng tới bờ/ Dù muôn vời cách trở” thay vì “Dù muôn vời cách trở/ Con nào chẳng tới bờ” khiến câu thơ như một tiếng dặn lòng: luôn phải vượt lên, đứng trên những khó khăn, trắc trở để gìn giữ hạnh phúc của mình. * Khổ 8,9: Khát vọng dâng hiến và bất tử hóa tình yêu: 11
  12. - Khổ thơ thứ tám là những suy tư về không gian, thời gian để từ đó bộc lộ nỗi khắc khoải, tự nhận thức về mình, về tình yêu và hạnh phúc. - Có 2 cặp đối lập: câu 1 > < câu 4, khẳng định sự hữu hạn, nhỏ bé của đời người với dòng chảy vô thủy vô chung của thời gian và cái vô hạn của vũ trụ. - Suy nghĩ như thế nhưng thơ Xuân Quỳnh không dẫn người ta đến bế tắc, buồn chán mà thành khát vọng. Từ nhận thức, khám phá, Xuân Quỳnh đã mang đến giải pháp: “Làm sao được tan ra Để ngàn năm còn vỗ” → Nhà thơ khao khát tình yêu của mình hoà trong tình yêu của mọi người. “Tan ra” không phải mất đi mà hoà giữa cái chung và cái riêng. Tình yêu như thế không bao giờ cô đơn. 2.2 Quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh: quan niệm tình yêu vừa mới mẻ, hiện đại, vừa mang màu sắc truyền thống: * Tình yêu mới mẻ, hiện đại: - Đó là một tình yêu với nhiều cung bậc phong phú, đa dạng: dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ - các trạng thái đối cực. - Đó là sự chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”. Người phụ nữ không còn sự thụ động, chờ đợi tình yêu mà chủ động, khao khát kiếm tìm một tình yêu mãnh liệt. 12
  13. - Người con gái dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời. - Tình yêu còn là sự bí ẩn, không thể lí giải được. * Tình yêu mang màu sắc truyền thống: - Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ: - Tình yêu còn gắn với sự thủy chung: 3. Kết luận - Khái quát và mở rộng vấn đề. 13