Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 44 (Có đáp án)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Chúng ta thường tự nhủ mình không hề phán xét mà chỉ quan sát người khác thôi. 
Nhưng đó chẳng khác nào một lời nói dối. Tập trung chú ý vào thất bại, sự hèn 
hạ của người khác đồng nghĩa với việc ta đang thổi phồng chúng lên quá mức, 
từ đó, làm tổn thương họ.

Tất nhiên, điều ngược lại cũng có tác dụng tương tự. Nếu lựa chọn nhìn vào điểm 
tốt vốn dĩ luôn tồn tại trong người khác, chúng ta sẽ củng cố thêm điểm tốt ấy 
cho họ, cho bản thân chúng ta cũng như cho cả cộng đồng; chúng ta sẽ giúp 
những điều tốt đẹp, dù nhỏ bé nhất, lan tỏa khắp nơi. Chúng ta luôn có quyền lựa 
chọn nhìn vào điểm tốt trong mọi người. Đó là lối tư duy ta nên rèn luyện vì lợi 
ích của xã hội.

Thật may mắn vì chúng ta có thể cảm nhận được lợi ích của sự chuyển biến này 
ngay lập tức. Đôi khi ta cần phải quyết định lại; nhưng mỗi khi lựa chọn nhìn 
nhận điều tốt đẹp ở người khác, thay vì chú tâm vào khuyết điểm, chúng ta sẽ cảm 
thấy mình trở nên tốt bụng hơn, khoan dung hơn. Và điều đó sẽ tiếp sức cho hy 
vọng. Sự tự tin, hạnh phúc và lòng nhiệt thành của ta càng tăng lên bao nhiêu thì 
chúng ta càng cảm thấy thanh thản bấy nhiêu.

Một vài người còn tin rằng, khi nhìn nhận điều tốt đẹp ở người khác là chúng ta 
đã làm trọn ý nguyện của Thượng đế, bởi lẽ đó chính là cách Thượng đế nhìn 

nhận con người. Dù ý tưởng này phù hợp với niềm tin của bạn hay không cũng 
chẳng quan trọng. Lời khuyên mấu chốt tôi muốn đề cập ở đây là cần ý thức được 
rằng, tâm trạng của mình sẽ thay đổi khi ta cư xử hòa nhã và nhiệt tình với mọi 
người xung quanh, thay vì hạ thấp họ bằng phán xét. Bạn nên biết con người luôn 
cảm nhận được sự phán xét dù họ có thể không nhìn thấy hay nghe thấy. Nói một 
cách đơn giản, thái độ phán xét khiến thế giới của chúng ta nhỏ hẹp. Phương 
pháp dễ dàng nhất để thay đổi tư duy của chúng ta là nhờ đến tình yêu thương và 
lòng bao dung. 

Câu 1. Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, vì sao chúng ta nên nhìn vào điểm tốt của người khác?

Câu 3. Tác giả cho rằng: Phương pháp dễ dàng nhất để thay đổi tư duy của chúng 
ta là nhờ đến tình yêu thương và lòng bao dung. Anh/chị có đồng ý không? Tại 
sao? 

pdf 10 trang Minh Uyên 28/06/2023 11960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 44 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_de_44_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 44 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA– ĐỀ 44 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Chúng ta thường tự nhủ mình không hề phán xét mà chỉ quan sát người khác thôi. Nhưng đó chẳng khác nào một lời nói dối. Tập trung chú ý vào thất bại, sự hèn hạ của người khác đồng nghĩa với việc ta đang thổi phồng chúng lên quá mức, từ đó, làm tổn thương họ. Tất nhiên, điều ngược lại cũng có tác dụng tương tự. Nếu lựa chọn nhìn vào điểm tốt vốn dĩ luôn tồn tại trong người khác, chúng ta sẽ củng cố thêm điểm tốt ấy cho họ, cho bản thân chúng ta cũng như cho cả cộng đồng; chúng ta sẽ giúp những điều tốt đẹp, dù nhỏ bé nhất, lan tỏa khắp nơi. Chúng ta luôn có quyền lựa chọn nhìn vào điểm tốt trong mọi người. Đó là lối tư duy ta nên rèn luyện vì lợi ích của xã hội. Thật may mắn vì chúng ta có thể cảm nhận được lợi ích của sự chuyển biến này ngay lập tức. Đôi khi ta cần phải quyết định lại; nhưng mỗi khi lựa chọn nhìn nhận điều tốt đẹp ở người khác, thay vì chú tâm vào khuyết điểm, chúng ta sẽ cảm thấy mình trở nên tốt bụng hơn, khoan dung hơn. Và điều đó sẽ tiếp sức cho hy vọng. Sự tự tin, hạnh phúc và lòng nhiệt thành của ta càng tăng lên bao nhiêu thì chúng ta càng cảm thấy thanh thản bấy nhiêu. Một vài người còn tin rằng, khi nhìn nhận điều tốt đẹp ở người khác là chúng ta đã làm trọn ý nguyện của Thượng đế, bởi lẽ đó chính là cách Thượng đế nhìn 1
  2. nhận con người. Dù ý tưởng này phù hợp với niềm tin của bạn hay không cũng chẳng quan trọng. Lời khuyên mấu chốt tôi muốn đề cập ở đây là cần ý thức được rằng, tâm trạng của mình sẽ thay đổi khi ta cư xử hòa nhã và nhiệt tình với mọi người xung quanh, thay vì hạ thấp họ bằng phán xét. Bạn nên biết con người luôn cảm nhận được sự phán xét dù họ có thể không nhìn thấy hay nghe thấy. Nói một cách đơn giản, thái độ phán xét khiến thế giới của chúng ta nhỏ hẹp. Phương pháp dễ dàng nhất để thay đổi tư duy của chúng ta là nhờ đến tình yêu thương và lòng bao dung. (Theo Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay – Karen Casey, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh) Câu 1. Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản trên. Câu 2. Theo tác giả, vì sao chúng ta nên nhìn vào điểm tốt của người khác? Câu 3. Tác giả cho rằng: Phương pháp dễ dàng nhất để thay đổi tư duy của chúng ta là nhờ đến tình yêu thương và lòng bao dung. Anh/chị có đồng ý không? Tại sao? Câu 4. Trong xã hội hiện đại, nhiều bạn trẻ có thói quen chê bai, chỉ trích người khác trên các trang mạng xã hội. Lời khuyên nào anh/chị muốn dành cho những bạn này? II.LÀM VĂN Câu 1. Từ phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời cho câu hỏi: Phải chăng sự phán xét giam hãm bạn? Câu 2. 2
  3. Cảm nhận anh/chị về hình tượng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong lần đến nhà Bá Kiến ở đoạn cuối truyện (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ Văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2016), cho biết thông điệp mới mẻ của Tô Hoài về cuộc sống, con người. 3
  4. Đáp án đề 44 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: - Phong cách ngôn ngữ: Chính luận. Câu 2: Chúng ta nên nhìn vào điểm tốt của người khác vì: - Chúng ta sẽ cảm thấy mình trở nên tốt bụng, khoan dung hơn. - Tiếp cho chúng ta hi vọng. - Sự tự tin, hạnh phúc và lòng nhiệt thành của ta càng tăng lên bao nhiều thì chúng ta càng cảm thấy cuộc sống thanh thản bấy nhiêu. - Nhìn nhận điều tốt đẹp của người khác là chúng ta làm trọn ý nguyện của Thượng đế. Câu 3: “Phương pháp dễ dàng nhất để thay đổi tư duy của chúng ta là nhờ đến tình yêu thương và lòng bao dung”. - Đồng ý với quan điểm của tác giả. - Vì: + Với tấm lòng bao dung, độ lượng chúng ta sẽ nhìn nhận khuyết điểm của người khác một cách nhẹ nhàng hơn, không chỉ trích, lên án họ. 4
  5. + Đồng thời với tấm lòng bao dung còn giúp chúng ta tập trung vào những ưu điểm, bỏ qua những khuyết điểm, động viên họ để họ không ngừng cố gắng. + Bên cạnh đó dùng tấm lòng bao dung đối đãi với người xung quanh sẽ đem lại sức mạnh lan tỏa lơn, khiến cho cả cộng đồng tin tưởng và yêu thương nhau nhiều hơn. Từ đó sẽ làm thay đổi tư duy của mọi người. Câu 4: - Nên có thái độ khoan hòa, bao dung hơn với mọi người xung quanh. - Chúng ta không phải người trong cuộc nên không có quyền phán xét câu chuyện của họ. - Suy nghĩ theo nhiều chiều hướng khác nhau, tìm hiểu kĩ vấn đề trước khi đưa ra bất cứ một quan điểm, một đánh giá nào với mọi người. - Chê bai, chỉ trích người khác không phải là cách thể hiện quan điểm, thể hiện cái tôi của bản thân mà đó chính là cách hạ nhục người khác, đồng thời cũng làm mất đi giá trị của chính mình. II. LÀM VĂN Câu 1: * Giới thiệu vấn đề * Giải thích vấn đề - Phán xét là gì? Là cách nhìn nhận xem xét, đánh giá về một con người, sự vật, hiện tượng nào đó xung quanh mình. → Những lời phán xét tiêu cực như một nhà tù giam hãm tâm hồn mỗi chúng ta. 5
  6. * Bàn luận vấn đề - Vì sao phán xét lại giam hãm con người? Khi phán xét người khác tự bản thân bạn sẽ chỉ nhìn nhận đến những vấn đề tiêu cực, không có tâm trí làm việc. - Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng phán xét người khác: + Suy nghĩ theo nhiều chiều hướng khác nhau, tìm hiểu kĩ vấn đề trước khi đưa ra bất cứ một quan điểm, một đánh giá nào với mọi người. + Trước mọi vấn đề nên có cái nhìn bao dung, độ lượng. + Dùng cả tri thức và tình cảm để nhìn nhận bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống. + Cảm thông, tha thứ trước những sai lầm, tội lỗi của người khác. * Chứng minh: học sinh lấy dẫn chứng phù hợp có phân tích ngắn gọn. * Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân - Phán xét người khác là một hành động xấu, khiến hình ảnh bản thân trong mắt mọi người ngày càng trở nên xấu xí. Cần phải có sự thay đổi. - Nhục mạ, nói xấu người khác chứng tỏ bản thân là một kẻ có nền tảng văn hóa yếu kém. - Liên hệ bản thân. Câu 2: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam, là nhà văn có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của những miền đất mà ông đã đi qua. Ông có giọng văn kể 6
  7. chuyện hóm hỉnh, rất có duyên và đầy sức hấp dẫn; có vốn ngôn ngữ bình dân phong phú và sử dụng nó rất linh hoạt, đắc địa. - Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc – tập truyện được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, viết về dân tộc Thái; Cứu đất cứu Mường, viết về dân tộc Mường; Vợ chồng A Phủ, viết về dân tộc Mèo (Mông) – mỗi truyện có một dáng vẻ, sức hấp dẫn riêng, nhưng đọng lại lâu bền trong kí ức của nhiều người đọc là truyện Vợ chồng A Phủ. 2. Phân tích 2.1 Giới thiệu nhân vật a. Vẻ đẹp nhân vật Mị: - Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị”. Mị xinh đẹp như bông hoa ban giữa núi rừng Tây Bắc. - Tài năng: thổi lá hay như thổi sáo, có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. - Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thống lí Pá Tra, thống lí Pá Tra định bắt Mị về làm con dâu gạt nợ: + Hiếu thảo:“ Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố” + Tự tin vào khả năng lao động: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô” + Khao khát tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu” → Xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của tiền quyền, cường quyền và thần quyền vùi dập, đẩy vào ngã rẽ tăm tối. 7
  8. b. Phân tích vẻ đẹp nhân vật Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ: vẻ đẹp của sức phản kháng mạnh mẽ, của lòng thương người * Tình huống gặp gỡ: - A Phủ: trong khi đi chăn bò cho nhà thống lí Pá Tra do mải bẫy nhím nên để hổ vồ mất một con bò -> bị trói đứng. - Mị: Sau đêm tình mùa xuân Mị rơi vào trạng thái tê liệt về tinh thần. Hàng đêm ngồi cạnh bếp lửa (cạnh chỗ A Phủ bị trói) hơ tay hơ chân. → Hai người gặp gỡ nhau. * Sự thức tỉnh của Mị: - Nguyên nhân: Giọt nước mắt A Phủ “giọt nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” đã đánh thức lòng yêu thương con người trong Mị. - Diễn biến tâm trạng: + Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ, nhớ về kí ức đau khổ ⟶ thương mình ⟶ thương người. + Mị từ cõi vô thức dần sống lại ý thức, nhận ra dấu hiệu về cái chết ⟶ càng thương hơn ⟶ thương người lấn át cả thương thân ⟶ Hành động cắt dây cởi trói. + Mị hốt hoảng, sợ hãi ⟶ thúc đẩy bản năng tự vệ tích cực của Mị ⟶ Mị vùng chạy theo A Phủ. → Đồng cảm, xót thương với số phận khổ đau của nhân vật A Phủ dưới ách áp bức của giai cấp thống trị miền núi. 8
  9. + Lên án, phê phán mạnh mẽ giai cấp thống trị miền núi đã đẩy con người vào tình cảnh khốn cùng. + Phát hiện, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của A Phủ. + Tìm hướng giải thoát cho cuộc đời nhân vật: dũng cảm đứng lên chống lại cường quyền, tiền quyền, thần quyền để giải phóng bản thân; tham gia du kích. → Mị là hiện thân của sức sống, của tình yêu thương trong mỗi con người. 2.2 Liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong lần đến nhà Bá Kiến ở đoạn cuối truyện a. Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Chí Phèo. - Tóm tắt ngắn gọn cuộc đời Chí Phèo và lí do dẫn đến hành động cuối truyện. b. Phân tích hành động: - Trong nỗi đau tột cùng, Chí Phèo xách dao đi với ý định đâm chết cả nhà Thị Nở nhưng rồi không đến nhà Thị Nở mà lại đến nhà Bá Kiến. Vì: + Chí Phèo đang say. + Chí Phèo quen chân. + Chí Phèo mơ hồ nhận ra kẻ thù đích thực, nhận ra nguyễn nhân gốc rễ đẩy mình vào bi kịch không phải cô cháu Thị Nở mà là Bá Kiến. - Tự hủy hoại mạng sống của chính mình, Chí chỉ có một lựa chọn duy nhất là cái chết. Chí chết để bảo vệ nhân phẩm của mình trên ngưỡng cửa trở về làm người lương thiện, bảo vệ nhân phẩm khi vừa thức tỉnh. → Lên án, tố cáo xã hội đương thời một cách sâu sắc, đanh thép. 9
  10. 2.3 Thông điệp mới mẻ của nhà văn Tô Hoài về cuộc sống, con người - Trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người cũng hiện lên với những vẻ đẹp lạ thường. - Con người được giải phóng và tìm được cách giải phóng chính mình. - Lí giải: + Tác phẩm Chí Phèo viết trước Cách mạng, Nam Cao tuân thủ nghiêm ngặt bút pháp sáng tác của chủ nghĩa hiện thực, con người chưa tìm được cách để giải thoát chính mình. + Tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài viết sau Cách mạng, con người đã tìm được con đường giải phóng cho mình. 3. Kết luận - Khái quát và mở rộng vấn đề. 10