Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 48 (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU

…Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Mất tiền có thể kiếm lại được tiền, mất xe 
có thể sắm lại được xe nhưng mất thời gian thì chịu, đố ai có thể tìm lại được. 
Thời gian là một dòng chảy thẳng; không bao giờ dừng lại và cũng không bao 
giờ quay lui. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho 
đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến với tuổi già. Thời gian là một dòng 
chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời 
gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này, nền kinh tế trí thức đã và đang làm cho 
thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản 
xuất một tấn thép; con tầu tốc hành của các nước phát triển trong vài giờ đã có 
thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở 
nên lạc lõng trong xu thế hiện nay. Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, 
để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước… 

Câu 1. Xác định đề tài của văn bản trên?

Câu 2. Tác giả đã triển khai lập luận (trình bày văn bản) theo cách nào?

Câu 3. Chỉ ra dẫn chứng mà tác giả dùng để minh họa cho lí lẽ: nền kinh tếtrí 
thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. 

pdf 9 trang Minh Uyên 28/06/2023 7980
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 48 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_de_48_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 48 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA– ĐỀ 48 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. ĐỌC HIỂU Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Mất tiền có thể kiếm lại được tiền, mất xe có thể sắm lại được xe nhưng mất thời gian thì chịu, đố ai có thể tìm lại được. Thời gian là một dòng chảy thẳng; không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lui. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến với tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này, nền kinh tế trí thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấn thép; con tầu tốc hành của các nước phát triển trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế hiện nay. Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước (Phong cách sống của người đời – nhà báo Trường Giang. Câu 1. Xác định đề tài của văn bản trên? Câu 2. Tác giả đã triển khai lập luận (trình bày văn bản) theo cách nào? Câu 3. Chỉ ra dẫn chứng mà tác giả dùng để minh họa cho lí lẽ: nền kinh tếtrí thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. 1
  2. Câu 4. Tại sao tác giả viết: Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước? (trình bày 3 – 4 câu). PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1. Từ thông điệp của văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của Steve Jobs: Tương lai được mua bằng hiện tại. Câu 2: Bàn về thơ Tố Hữu, Xuân Diệu từng khẳng định: “Tố Hữu đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình.” (SGK Văn học 12 – NXB Giáo dục 2000 – Tr.151). Anh (chị) hãy phân tích đoạn trích sau để làm sáng tỏ nhận định trên. Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan. Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. Tin vui chiến thắng trăm miền 2
  3. Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng (Trích Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ Văn 12, tập I, NXB GD) 3
  4. Đáp án đề 48 PHẦN I: ĐỌC HIỂU Câu 1: - Đề tài: Vai trò, tầm quan trọng của thời gian với cuộc sống con người hiện đại. Câu 2: - Trình bày theo cách: diễn dịch. Câu 3: - Dẫn chứng: Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã sản xuất ra một tấn thép; con tàu tốc hành của các nước phát triển trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilomet. Câu 4: - Bởi: Giải trí giúp chúng ta cân bằng lại cuộc sống, cân bằng lại tâm trạng sau những giờ lao động mệt nhọc để ta bắt đầu tiếp công việc. Còn chơi bời lại là sự ăn chơi quá mức, không lo đến tương lai, công việc, để thời gian trôi đi một cách vô nghĩa. Bởi vậy, giải trỉ trong một thời gian nhất định sẽ giúp ta làm việc tốt hơn, còn chơi bời là tiêu tốn thời gian một cách vô ích nên sẽ làm hại tương lai bản thân và đất nước PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1: * Giới thiệu vấn đề: 4
  5. * Giải thích vấn đề: - Tương lai là những diễn biến, sự kiện diễn ra ở phía trước, cái mà ta không thể đoán trước, biết trước được - Hiện tại là bây giờ, thời điểm này, lúc này, không gian và thời gian mà chúng ta đang hít thở, đang sống. - Vậy tại sao lại nói Tương lai được mua bằng hiện tại? + Cuộc sống của mỗi chúng ta không phải ngẫu nhiên mà có, cứ vậy mà diễn ra mà nó là cả một quá trình, là mối quan hệ nguyên nhân, kết quả. + Tương lai ngày mai sẽ là kết quả của những cố gắng, nỗ lực của chúng ta trong thời điểm hiện tại. → Câu nói hoàn toàn chính xác. Chỉ khi chúng ta cố gắng, nỗ lực ở hiện tại thì kết quả ở tương lai mới tốt đẹp. * Bàn luận vấn đề: - Bất cứ một kết quả nào cũng là hệ quả của cả một quá trình mà trong đó sự chuẩn bị là điều quan trọng nhất. Sự chuẩn bị cho tương lai chính là những việc làm của hiện tại. Nếu chúng ta không hành động – không học tập, không lao động thì ở tương lai chúng ta sẽ không có gì cả. - Để không lãng phí thời gian, chuẩn bị tốt cho tương lai chúng ta cần: + Phân bố thời gian hợp lí cho việc học tập và giải trí. + Có mục tiêu cụ thể, rõ ràng cho mỗi giai đoạn và phải hoàn thành được các mục tiêu đó. + Có ý chí, quyết tâm thực hiện, không ngại khó khăn, gian khổ. 5
  6. - Chứng minh: học sinh lấy dẫn chứng phù hợp với yêu cầu của đề, có phân tích ngắn gọn. - Bên cạnh đó còn không ít những bạn trẻ còn ham chơi, hoang phí thời gian, chưa xác định được mục tiêu cuộc đời, chỉ biết lao vào các cuộc chơi và hưởng thụ. Làm như vậy không chỉ ảnh hưởng đến tương lai bản thân mà còn anh hưởng đến sự phát triển của đất nước. * Liên hệ bản thân: - Em đã làm những gì để chuẩn bị cho tương lai của mình? * Kết thúc vấn đề: Để tương lai không vượt ra khỏi tầm tay, ngay từ hôm nay các bạn trẻ phải biết quý trọng thời gian, lao động, làm việc hăng say, tích lũy tri thức kinh nghiệm. Chỉ có như vậy, tương lai của các bạn mới thực sự tốt đẹp. Câu 2: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam.Thơ. - Con đường thơ của Tố Hữu song hành cùng con đường cách mạng nên thơ ông mang đậm cảm hứng sử thi. - Thơ Tố Hữu hấp dẫn người đọc bởi tiếng thơ trữ tình – chính trị ngọt ngào, đằm thắm. Bàn về thơ Tố Hữu, Xuân Diệu cũng từng khẳng định: “Tố Hữu đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình.” - Việt Bắc (1954) là đỉnh cao thơ Tố Hữu và là một thành tựu xuất sắc của thơ chống Pháp, tiêu biểu cho phong cách thơ độc đáo của ông 6
  7. 2. Phân tích: * Giải thích ý kiến: - Thơ chính trị: là thơ viết về đề tài có tính chất lịch sử, về những sự kiện có ý nghĩa lớn lao với đất nước, dân tộc. Thơ Tố Hữu là thơ chính trị bởi hồn thơ của ông luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. - Trữ tình: trữ tình là kiểu văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Thơ là thể loại văn học phù hợp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc, tuy nhiên cũng có thơ tự sự, truyện thơ. → “Tố Hữu đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình.” nghĩa là những vấn đề lịch sử được Tố Hữu diễn tả một cách đầy cảm xúc trong thơ của ông. * Biểu hiện cụ thể trong đoạn thơ trên: - Chất chính trị: + Đoạn thơ trích trong bài thơ Việt Bắc. Việt Bắc được sáng tác trong hoàn cảnh sau: chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, miền Bắc được giải phóng, tháng 10/1954 các cơ quan trung ương Đảng và Chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội. Sự kiện lịch sử lớn lao này đã được Tố Hữu ghi lại trong bài thơ Việt Bắc nổi tiếng. Cuộc chia tay lịch sử giữa những người cán bộ cách mạng với Việt Bắc được hình tượng hóa bằng một cuộc chia tay đầy lưu luyến, nghĩa tình giữa kẻ ở người đi. + Đoạn thơ đã tái hiện khung cảnh Việt Bắc trong chiến đấu, trong chiến thắng với không gian núi rừng rộng lớn; những hình ảnh hào hùng, mạnh mẽ, sôi động, rung chuyển cả núi rừng trước chiến dịch Điên Biên Phủ lịch sử, cả nước cùng ra 7
  8. trận, quyết tâm cao. Không khí chiến thắng lan tỏa khắp nơi nơi. Niềm tự hào chiến thắng bao trùm lên mọi câu chữ. + Những con đường Việt Bắc – những con đường ra mặt trận sống động, bừng dậy khí thế hào hùng, mạnh mẽ; những cuộc chuyển quân rầm rập trong đêm như làm rung chuyển cả núi rừng, khuấy động trời đất. + Tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện hiện diện đậm nét: > Những đoàn quân chủ lực hành quân nối tiếp vô tận ra mặt trận với khí thế khẩn trương, đông đảo trùng trùng, điệp điệp. Lí tưởng sống cao đẹp như thăng hoa bay bổng giữa không gian rừng đêm “Ánh sao đầu sung bạn cùng mũ nan”. > Những đoàn dân công tiếp lương tải đạn suốt ngày đêm, nối tiếp bước chân của những đội chủ lực vào mặt trận với khí thế hùng hực, ý chí quyết tâm mạnh mẽ, không gì lay chuyển “Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. + Chiến thắng huy hoàng xua tan màn đêm tăm tôi của kiếp nô lệ, báo hiệu một tương lai tươi sáng cho cả dân tộc. - Chất trữ tình:Tố Hữu thể hiện đề tài chính trị đó một cách trữ tình. Đặc điểm “rất đỗi trữ tình” này được tạo ra nhờ hình thức nghệ thuật: + Tác giả sử dụng thể thơ lục bát – thể thơ dân tộc mang âm điệu nhẹ nhàng, trầm lắng. + Cách ngắt nhịp 2/2/2 tạo nên âm điệu hào hùng. + Hệ thống từ vui về, vui từ, vui lên mặc nhiên đã đặt Việt Bắc vào tâm điểm của mọi niềm vui, từ Việt Bắc niềm vui toả đi, và từ khắp nơi tin vui bay lại Việt Bắc Chiến thắng ấy trải dài khắp mọi miền Tổ quốc tạo nên ngày hội chiến thắng của toàn thể dân tộc ta. 8
  9. 3. Kết luận - Khái quát và mở rộng vấn đề. 9