Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 51 (Có đáp án)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mùa hạ năm nay mưa nhiều. Dưới bầu trời mưa luôn có người vui có người buồn. 
Người vui vì trời đỡ oi hơn, không khí lành lại sau cơn mưa giông chiều. Người 
buồn vì gánh tào phớ lướt thướt, hi vọng tan dần theo làn mưa.

Người vui vì khoai sắn mọc trên đồi, người buồn vì nước mắt rơi trên những đồng 
muối hòa theo hạt mưa rơi.

Có chú nhóc hoan hỉ mút chè ế đựng trong túi ni lông, như không hay biết có hai 
đứa em gái bán chè chiều nay chạy mưa, về sớm, đang ngồi thút thít trong góc 
nhà mình.

Cuộc đời này luôn có vui có buồn, như cái áo luôn có mặt trái mặt phải. Làm sao 
như chiếc áo may cho trẻ con, mặt phải rất đẹp nhưng mặt trái cũng được may 
rất tinh tế, khéo léo. Để làn da trẻ con nhạy cảm không đau khi tiếp xúc với những 
đường gân (vì thế mà quần áo trẻ con ở nước ngoài luôn đắt hơn quần áo người 
lớn).

Làm sao để niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia. Làm 
sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. 
Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường 
sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn, nhưng đừng bức tử nguồn nước 

cho mai sau, đừng để những con kênh thành kênh nước đen, đừng để những dòng 
sông thành sông chết.

Làm sao để sân golf mang niềm vui cho người cầm gậy nhưng không mang nỗi 
buồn của người cầm cuốc cầm cày. Làm sao cho 18 lỗ, 32 lỗ có thể lấp đầy nỗi 
lo của người nông dân mất đất.

Niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia. Chỉ có thể là thế 
khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác 
nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở.

Tôi có đọc một truyện ngắn của Tổng thư kí tòa soạn báo Sinh viên Việt Nam – 
Hoa học trò mang tên “Huyền thoại phần mía ngọn”. Câu chuyện trả lời câu hỏi 
khi nào em lớn? Câu trả lời khi nào em biết nhận phần ngọn mía, để phần mía 
gốc cho người khác. Ấy là khi em lớn, vịt con xấu xí sẽ biến thành thiên nga. 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2. Theo tác giả, làm thế nào để niềm vui của người này không phải là nỗi 
buồn của người kia?

Câu 3. Nêu 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn in đậm. Chỉ ra tác 
dụng của biện pháp tu từ đó. 

pdf 11 trang Minh Uyên 28/06/2023 8040
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 51 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_de_51_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 51 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA– ĐỀ 51 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Mùa hạ năm nay mưa nhiều. Dưới bầu trời mưa luôn có người vui có người buồn. Người vui vì trời đỡ oi hơn, không khí lành lại sau cơn mưa giông chiều. Người buồn vì gánh tào phớ lướt thướt, hi vọng tan dần theo làn mưa. Người vui vì khoai sắn mọc trên đồi, người buồn vì nước mắt rơi trên những đồng muối hòa theo hạt mưa rơi. Có chú nhóc hoan hỉ mút chè ế đựng trong túi ni lông, như không hay biết có hai đứa em gái bán chè chiều nay chạy mưa, về sớm, đang ngồi thút thít trong góc nhà mình. Cuộc đời này luôn có vui có buồn, như cái áo luôn có mặt trái mặt phải. Làm sao như chiếc áo may cho trẻ con, mặt phải rất đẹp nhưng mặt trái cũng được may rất tinh tế, khéo léo. Để làn da trẻ con nhạy cảm không đau khi tiếp xúc với những đường gân (vì thế mà quần áo trẻ con ở nước ngoài luôn đắt hơn quần áo người lớn). Làm sao để niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia. Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn, nhưng đừng bức tử nguồn nước 1
  2. cho mai sau, đừng để những con kênh thành kênh nước đen, đừng để những dòng sông thành sông chết. Làm sao để sân golf mang niềm vui cho người cầm gậy nhưng không mang nỗi buồn của người cầm cuốc cầm cày. Làm sao cho 18 lỗ, 32 lỗ có thể lấp đầy nỗi lo của người nông dân mất đất. Niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia. Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở. Tôi có đọc một truyện ngắn của Tổng thư kí tòa soạn báo Sinh viên Việt Nam – Hoa học trò mang tên “Huyền thoại phần mía ngọn”. Câu chuyện trả lời câu hỏi khi nào em lớn? Câu trả lời khi nào em biết nhận phần ngọn mía, để phần mía gốc cho người khác. Ấy là khi em lớn, vịt con xấu xí sẽ biến thành thiên nga. (Huyền thoại phần mía ngọn – Yêu xứ sở thương đồng bào, Đoàn Công Lê Huy, NXB Kim Đồng, 2016, tr. 82 – 85) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2. Theo tác giả, làm thế nào để niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia? Câu 3. Nêu 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn in đậm. Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm Câu chuyện trả lời câu hỏi khi nào em lớn? Câu trả lời khi nào em biết nhận phần phía ngọn, để phần mía gốc cho người khác không? Vì sao? II. LÀM VĂN 2
  3. Câu 1. Từ văn bản phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của sự vị tha trong cuộc sống. Câu 2. Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị dưới sự tác động của tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017). Từ đó liên hệ ý nghĩa của âm thanh cuộc sống đối với tâm lí Chí Phèo trong buổi sáng hôm sau (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để làm rõ tư tưởng nhân đạo của các tác phẩm. 3
  4. Đáp án đề 51 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2: Niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia: - Chỉ có thể là khi mình biết nghĩ đến người khác. - Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. - Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở. Câu 3: - Biện pháp: Điệp ngữ (Làm sao ) - Tác dụng: Nhấn mạnh sự cần thiết của việc cân bằng các yếu tố khác nhau trong môi trường sống để cùng tồn tại và phát triển bền vững. Câu 4: - Đồng ý với quan điểm - Vì: + Trưởng thành là khi bạn không chỉ có thay đổi về ngoại hình mà còn thay đổi về nhận thức, suy nghĩ chín chắn, trưởng thành. 4
  5. + Trưởng thành là khi bạn biết nhận phần thiệt thòi về mình, trao yêu thương cho người khác. + Trưởng thành là khi bạn có lòng vị tha, bao dung trước những lỗi lầm của những người xung quanh. II. LÀM VĂN Câu 1: * Giới thiệu vấn đề * Giải thích vấn đề - Vị tha là gì? Vị tha có nghĩa là sống vì người khác (vị = vì; tha = người khác), không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp, hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng. → Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại. - Biểu hiện lòng vị tha: + Luôn hết lòng vì người khác. + Sẵn sàng phần thiệt thòi về bản thân. + Sẵn lòng tha thứ cho những lầm lỗi của những người xung quanh. - Ý nghĩa của lòng vị tha: 5
  6. + Người có lòng vị tha sẽ chiếc thắng được phần ích kỉ trong mình, để tự hoàn thiện bản thân. + Lòng vị tha giúp ta sống bình an, thanh thản. + Lòng vị tha của bản thân còn có thể cảm hóa những người xung quanh, giúp họ sống hướng thiện. + Người có lòng vị tha được mọi người yêu mến, nể trọng. Bởi vậy, họ thường được giúp đỡ và dễ thành công trong cuộc sống. * Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân - Phê phán những kẻ sống thờ ơ, ích kỉ. - Liên hệ bản thân. Câu 2: 1. Giới thiệu tác giả Tô Hoài, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Sáng tác của ông thiên về diễn tả sự thực đời thường. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có. - Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập Truyện Tây Bắc được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. - Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận. 2. Phân tích 6
  7. 2.1 Giới thiệu về nhân vật Mị a. Chân dung, lai lịch: - Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị”. Mị xinh đẹp như bông hoa ban giữa núi rừng Tây Bắc. - Tài năng: thổi sáo, thổi lá. Hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. - Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thống lí Pá Tra, thống lí Pá Tra định bắt Mị về làm con dâu gạt nợ: + Hiếu thảo:“ Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố” + Tự ti vào khả năng lao động: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô” + Khao khát tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu” → Xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của tiền quyền, cường quyền và thần quyền vùi dập, đẩy vào ngã rẽ tăm tối. b. Số phận bất hạnh: bị biến thành con dâu gạt nợ. - Nguyên nhân: + Do món nợ truyền kiếp. + Vì Mị bị A Sử lừa bắt về do hủ tục cướp vợ của người dân tộc thiểu số. - Ban đầu mới về, Mị phản kháng nhưng yếu ớt rồi muốn tự tự nhưng đến khi quen dần Mị chịu sự đày ải cả về thể xác lẫn tinh thần. c. Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị dưới sự tác động của tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân 7
  8. - Tiếng sáo: có sự dịch chuyển, vận động: + Từ xa đến gần (Từ ngoài vào trong, từ khách thể nhập vào chủ thể): > Lấp ló ngoài đầu núi vọng lại. > Văng vẳng ở đầu làng. > Lửng lơ bay ngoài đường. > Rập rờn trong đầu Mị. + Từ hiện tại đến quá khứ (Từ cõi thực đến cõi mộng). + Tiếng sáo rủ bạn đi chơi đầy háo hức ⟶ tiếng sáo gọi bạn yêu trong tuyệt vọng. → Dìu hồn Mị bềnh bồng sống lại với những khát khao yêu thương hạnh phúc của ngày xưa, dẫn Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ. - Mị lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát, say lịm mặt ngồi đấy ⟶ lãng quên hiện tại ⟶ sống lại quá khứ. d. Diễn biến tâm lí – hành trình vượt thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại để tìm lại chính mình: * Tương tranh, mẫu thuẫn giữa sức sống tiềm tàng và thực tại hiện hữu: - Sức sống tiềm tàng: + Mị thấy “phơi phới” trở lại, “vui sướng” + Thức dậy ý thức và khát vọng: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. 8
  9. - Thực tại hiện hữu: Mị muốn đi chơi nhưng lại không đi chơi, Mị đi vào buồng. * Trong hơi rượu ⟶ sức sống tiềm tàng lại trỗi dậy - Mị như ở trạng thái mộng du, vượt thoát hoàn cảnh để tìm lại chính mình. + Lấy ống mỡ sắn một miếng để thắp đèn lên cho sáng. ⟶ thắp sáng căn buồng cũng là thắp sáng khát vọng giải thoát cuộc đời mình. + Chuẩn bị đi chơi: quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, rút thêm cái áo. * Hành động vượt thoát khỏi hoàn cảnh bị chặn đứng: - Mị bị A Sử trói vào cột, không cho đi chơi. → A Sử chỉ trói được thân xác Mị chứ không trói được ý muốn đi chơi, không trói được khát vọng, sức sống của Mị. → Mị vẫn thả hồn theo tiếng sáo đến với những cuộc chơi. * Sáng hôm sau Mị tỉnh lại, quay về thực tại, nhận ra tình thế bi đát của mình: - Những dây trói xiết lại, đau dứt từng mảnh thịt. → Thấy mình không bằng con ngựa ở bên kia vách. → Giá trị nhân đạo: Tin tưởng vào bản chất người luôn tiềm tàng trong mỗi con người: khát vọng sống mãnh liệt. 2.2 Liên hệ ý nghĩa âm thanh cuộc sống đối với tâm lí Chí Phèo trong buổi sáng hôm sau a. Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo b. Giới thiệu nhân vật Chí Phèo 9
  10. c. Phân tích ý nghĩa âm thanh trong buổi sáng hôm sau - Những âm thanh mà Chí Phèo nghe thấy vào sáng hôm sau: “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá”, tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng mái chèo, - Ý nghĩa âm thanh: + Lần đầu Chí cảm nhận được cuộc sống quanh mình, điều này đánh thức trong Chí phần cảm giác + Chí nhận thức về bản thân > Nhớ về quá khứ tươi đẹp. > Quay về với thực tại: số 0 tròn trĩnh (không vợ con, không tài sản ), số âm(nhận thấy mình đã sang dốc bên kia của cuộc đời) > Nghĩ về tương lai: đói rét, ốm đau, cô độc. 2.3 Nhận xét, đánh giá - Điểm tương đồng: + Cả hai nhân vật đều có số phận bi kịch. + Âm thanh đều là tác nhân chính tác động mạnh mẽ đến sự chuyển biến tâm lí của nhân vật. + Thể hiện tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn về sức sống và khát vọng hướng thiện của con người. - Điểm khác biệt: 10
  11. + Tiếng sáo là âm thanh đặc trưng trong lễ hội, gắn với phong tục của người miền núi. Tiếng sáo đánh thức sức sống tiềm tàng trong Mị, nuôi dưỡng tâm hồn cô và để rồi sau đó cô có một hành trình vượt thoát khỏi địa ngục trần gian. + Âm thanh mà Chí Phèo nghe được là âm thanh của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà bao lâu nay Chí chìm trong những cơn say triền miên và không cảm nhận được. Những âm thanh này đánh thức phần thiện trong Chí, giúp Chí tỉnh để sống một khoảng thời gian hạnh phúc ngắn ngủi cùng Thị Nở. 3. Kết luận - Khái quát và mở rộng vấn đề. 11