Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 56 (Có đáp án)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Con tàu Titanic chìm vào đáy đại dương để lại sau lưng nó cả một di sản to lớn 
và những bài học đáng quý.

Đó là bài học về sự tự mãn khi con người bồng bột nghĩ rằng có thể chiến thắng 
tự nhiên và tuyên bố Titanic “không bao giờ chìm”. Trên thực tế con tàu đã bị 
chìm một cách không ngờ nhất từ trước tới nay, là con tàu duy nhất đâm vào núi 
bang trôi và đắm chìm dưới biển.

Khi phát hiện con tàu đang bị đắm, người ta đã vội vã thả phao cứu sinh xuống 
biển. Tromg tình cảnh hỗn loạn chỉ một câu nói “Để phụ nữ và trẻ em lên trước” 
cũng đã thể hiện một cách ứng xử vượt lên trên những bài học về tiền bạc và sự 
tự mãn, vượt lên trên tất cả những nỗi đau.

Khi hiệu lệnh đã vang lên, nhiều người đã rời xa thuyền cứu hộ, đứng lặng lẽ, 
chậm rãi dựa lên tay vịn. Họ bắt đầu châm điếu thuốc và hút. Nhiều hành khách 
đã lặng đi, không muốn chứng kiến sự chia ly của các gia đình. Dù là người nổi 
tiếng hay kẻ vô danh, những hành khách dung cảm đã để lại cho nhân loại một 
di sản to lớn.

John Jacob Astor IV, là một nhà kinh doanh, nhà phát minh, nhà văn nổi tiếng, 
một trong những người giàu nhất thế giới lúc bấy giờ. Ông đã đưa người vợ mang 

thai năm tháng của mình lên thuyền cứu hộ, rồi lịch sự nhường chỗ của mình 
bằng cách dịu dàng nói với hai người phụ nữ đứng cạnh: “Các quý cô, mời lên 
thuyền”. Doanh nhân nổi tiếng Isidor Straus cùng vợ mình đã ở lại trên tàu. Ông 
nói: “Tôi sẽ không lên thuyền khi những người đàn ông khác còn ở lại. Còn vợ 
ông, quý bà Ida thì khẳng định: “Tôi sẽ không rời khỏi chồng mình. Chúng tôi đã 
chết như chúng tôi đã sống cùng nhau”. Họ đã nắm tay nhau cho đến phút cuối 
cùng.

Một nhân chứng người Thụy Sĩ kể lại việc cô bồng hai đứa con lê thuyền cứu hộ, 
nhưng không còn đủ chỗ cho bản thân. Một người phụ nữ đã đứng lên nhường 
chỗ cho cô và nói: “Ngồi đi, những đứa trẻ không thể thiếu mẹ!”. Cô hối tiếc vì 
đã không hỏi tên ân nhân khi phần đuôi con tàu bắt đầu chìm xuống nước. Vào 
thời khắc con tàu bắt đầu chìm, người ta đã không thấy tiếng gào thét nữa, thay 
vào đó là những lời yêu thương, những lời chúc phúc và nghĩa cử cao đẹp của 
con người với con người.

“Để phụ nữ và trẻ em lên trước!” – đó là lệnh của thuyền trưởng. Nhưng tại sao 
mọi người lại phải tuân theo? Không có bất cứ điều lệ nào bắt buộc người ta phải 
làm thế. Không ai có quyền yêu cầu người khác phải từ bỏ sinh mạng của mình. 
Thế nhưng nhiều người đã làm như thế, đã hy sinh mạng sống của mình cho 
những người không quen biết, đó là vì lòng hào hiệp và cả lương tri…

(Trích Những di sản đồ sộ sau vụ chìm tàu Titanic – Phunutuday, 09/01/2016)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Tìm câu văn lặp lại góp phần tạo ra mối liên kết thống nhất cho toàn bộ 
văn bản. 

pdf 11 trang Minh Uyên 28/06/2023 12440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 56 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_de_56_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 56 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA– ĐỀ 56 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Con tàu Titanic chìm vào đáy đại dương để lại sau lưng nó cả một di sản to lớn và những bài học đáng quý. Đó là bài học về sự tự mãn khi con người bồng bột nghĩ rằng có thể chiến thắng tự nhiên và tuyên bố Titanic “không bao giờ chìm”. Trên thực tế con tàu đã bị chìm một cách không ngờ nhất từ trước tới nay, là con tàu duy nhất đâm vào núi bang trôi và đắm chìm dưới biển. Khi phát hiện con tàu đang bị đắm, người ta đã vội vã thả phao cứu sinh xuống biển. Tromg tình cảnh hỗn loạn chỉ một câu nói “Để phụ nữ và trẻ em lên trước” cũng đã thể hiện một cách ứng xử vượt lên trên những bài học về tiền bạc và sự tự mãn, vượt lên trên tất cả những nỗi đau. Khi hiệu lệnh đã vang lên, nhiều người đã rời xa thuyền cứu hộ, đứng lặng lẽ, chậm rãi dựa lên tay vịn. Họ bắt đầu châm điếu thuốc và hút. Nhiều hành khách đã lặng đi, không muốn chứng kiến sự chia ly của các gia đình. Dù là người nổi tiếng hay kẻ vô danh, những hành khách dung cảm đã để lại cho nhân loại một di sản to lớn. John Jacob Astor IV, là một nhà kinh doanh, nhà phát minh, nhà văn nổi tiếng, một trong những người giàu nhất thế giới lúc bấy giờ. Ông đã đưa người vợ mang 1
  2. thai năm tháng của mình lên thuyền cứu hộ, rồi lịch sự nhường chỗ của mình bằng cách dịu dàng nói với hai người phụ nữ đứng cạnh: “Các quý cô, mời lên thuyền”. Doanh nhân nổi tiếng Isidor Straus cùng vợ mình đã ở lại trên tàu. Ông nói: “Tôi sẽ không lên thuyền khi những người đàn ông khác còn ở lại. Còn vợ ông, quý bà Ida thì khẳng định: “Tôi sẽ không rời khỏi chồng mình. Chúng tôi đã chết như chúng tôi đã sống cùng nhau”. Họ đã nắm tay nhau cho đến phút cuối cùng. Một nhân chứng người Thụy Sĩ kể lại việc cô bồng hai đứa con lê thuyền cứu hộ, nhưng không còn đủ chỗ cho bản thân. Một người phụ nữ đã đứng lên nhường chỗ cho cô và nói: “Ngồi đi, những đứa trẻ không thể thiếu mẹ!”. Cô hối tiếc vì đã không hỏi tên ân nhân khi phần đuôi con tàu bắt đầu chìm xuống nước. Vào thời khắc con tàu bắt đầu chìm, người ta đã không thấy tiếng gào thét nữa, thay vào đó là những lời yêu thương, những lời chúc phúc và nghĩa cử cao đẹp của con người với con người. “Để phụ nữ và trẻ em lên trước!” – đó là lệnh của thuyền trưởng. Nhưng tại sao mọi người lại phải tuân theo? Không có bất cứ điều lệ nào bắt buộc người ta phải làm thế. Không ai có quyền yêu cầu người khác phải từ bỏ sinh mạng của mình. Thế nhưng nhiều người đã làm như thế, đã hy sinh mạng sống của mình cho những người không quen biết, đó là vì lòng hào hiệp và cả lương tri (Trích Những di sản đồ sộ sau vụ chìm tàu Titanic – Phunutuday, 09/01/2016) Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2. Tìm câu văn lặp lại góp phần tạo ra mối liên kết thống nhất cho toàn bộ văn bản. 2
  3. Câu 3. Hiệu lệnh của thuyền trưởng “Để phụ nữ và trẻ em xuống trước” đồng nghĩa với việc yêu cầu một bộ phận hành khách phải từ bỏ sinh mạng của mình. Anh/chị có đồng tình với hiệu lệnh đó của thuyền trưởng không? Vì sao? Câu 4. Những bài học nào mà anh/chị có thể nhận được từ vụ chìm tàu Titanic. II.LÀM VĂN Câu 1. Những cách ứng xử của mọi người được kể lại trong đoạn trích phần Đọc hiểu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về việc cần thiết phải chế ngự bản năng của con người trong cuộc sống? Hãy trình bày ý kiến của mình bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ). Câu 2. Bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) đã thể hiện vẻ đẹp của một tình yêu vừa mới mẻ, hiện đại, vừa mang màu sắc truyền thống. Anh/chị hãy làm rõ điều đó qua đoạn thơ sau: Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế 3
  4. Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên? Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh 4
  5. Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương (Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) 5
  6. Đáp án đề 56 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: - Phương thức biểu đạt: nghị luận, tự sự. Câu 2: - Câu văn liên kết nội dung bài: “Để phụ nữ và trẻ em lên trước”. Câu 3: - Đồng ý với ý kiến của thuyền trưởng. - Vì: + Hiệu lệnh này là hoàn toàn chính xác khi dành sự sống cho những đối tượng yếu đuối, luôn cần được bảo vệ theo quan niệm thông thường trong một cộng đồng người văn minh. + Hiệu lệnh này còn giúp tránh cho hành khách một cuộc chen lấn giành giật cơ hội được sống luôn là quý giá với bất kỳì ai trên đời. + Hiệu lệnh tuy đúng, nhưng việc thực hiện nó lại tùy thuộc vào ý thức và lương tri của mỗi con người. Do vậy, hiệu lệnh sẽ không chỉ thể hiện cách ứng xử nhân ái, văn minh mà còn như một phép thử nhân cách, góp phần tạo sự bền vững chắc chắn cho nền tảng văn hóa của cộng đồng xã hội. Câu 4: Bài học được rút ra: 6
  7. - Bài học về sự tự mãn khi con người bồng bột nghĩ rằng có thể chiến thắng tự nhiên và tuyên bố Titanic “không bao giờ chìm”. - Bài học về tình yêu, tình yêu có thể gắn kết con người với nhau. - Bài học về cách cư xử có văn hóa, lịch thiệp, nhân ái luôn ưu tiên trẻ em và phụ nữ. - Bài học về tấm lòng yêu thương con người. - Bài học về lòng hào hiệp và tấm lòng lương tri trong mỗi con người. II. LÀM VĂN Câu 1: * Giới thiệu vấn đề. * Giải thích vấn đề. - Bản năng là những phản ứng tự nhiên, bẩm sinh, không có ý thức đối với thế giới khách quan. Những bản năng của con người bao gồm: bản năng tính dục, bản năng sinh tồn, bản năng tự tôn, - Chế ngự là ngăn chặn, hạn chế những tác hại hoặc buộc đối tượng phải phục tùng theo. → Chế ngự phần con, phần bản năng trong mỗi chúng ta là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. * Bàn luận vấn đề - Khái quát nội dung chính, cách ứng xử của những con người trong vụ chìm tàu Titanic. 7
  8. - Những hành động trên đã có ta những bài học sâu sắc về cách ứng xử trong xã hội hiện đại, khi mà con người vội vã chạy theo những lợi ích vật chất mà quên mất cần phải trau dồi cả phần tinh thần cho mình. - Vì sao phải chế ngự bản năng: + Con người là tổng hòa của hai yếu tố “con” và “người”, con là phần của bản năng, phần tự nhiên, bẩm sinh vốn có của mỗi người khi sinh ra; phần người là phần văn hóa, phần được bồi đắp bằng truyền thống, bằng những điều tốt. + Con người ngày càng hướng tới một cuộc sống có văn hóa, bởi vậy phần con, phần bản năng càng cần thiết phải chế ngự hơn. + Chế ngự bản năng sẽ giúp con người cư xử có văn hóa, biết quan tâm tới mọi người, sẵn sàng hi sinh lợi ích của bản thân khi cần thiết. + Chế ngự bản năng còn giúp chúng ta sống thư thái, thanh thản với chính mình. + Chế ngự bản năng chính là cách giúp con người hướng thiện, hướng đến vẻ đẹp chân – thiện – mĩ. - Cần làm gì để chế ngự bản năng: + Bản thân có bản lĩnh trước mọi vấn đề của cuộc sống. + Cử xử đúng mực, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa của dân tộc, cộng đồng. - Chứng minh: Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp với yêu cầu của đề có phân tích ngắn gọn. 8
  9. - Bên cạnh đó vẫn còn những người chưa chế ngự được bản năng của mình, gây những hành vi, lời nói thiếu tế nhị, sai trái gây tổn thương tới những người xung quanh. * Liên hệ bản thân: Em đã làm gì để không sống một cách bản năng? Câu 2: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ý kiến nhận xét: - Xuân Quỳnh là gương mặt nổi bật của nền thơ Việt Nam hiện đại, thuộc nhà thơ lớp đầu tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. - Thơ Xuân Quỳnh là tấm lòng của một phụ nữ có nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. - Sóng (1967) là bài thơ đặc sắc viết về tính yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp của một tình yêu vừa mới mẻ, hiện đại, vừa mang màu sắc truyền thống. Đoạn thơ trên là tiêu biểu cho nhận định trên. 2. Phân tích 2.1 Giải thích ý kiến: - Quan niệm mới mẻ, hiện đại là quan niệm ngày nay, quan niệm của những người có đời sống văn hóa, tinh thần không bị ràng buộc bởi ý thức hệ tư tưởng phong kiến. Về tình yêu, sự mới mẻ, hiện đại thể hiện ở: sự chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt, khát vọng mạnh mẽ, táo bạo về những rung động rạo rực cảm xúc trong lòng, tin vào sức mạnh của tình yêu. 9
  10. - Quan niệm truyền thống là quan niệm có từ xa xưa, được bảo tồn trong đời sống hiện đại. Trong tình yêu, nó được thể hiện ở những nét đẹp truyền thống: đằm thắm, dịu dàng, thủy chung, 2.2 Chứng minh ý kiến qua đoạn thơ trên: * Vẻ đẹp của tình yêu mới mẻ, hiện đại: - Đó là một tình yêu với nhiều cung bậc phong phú, đa dạng: dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ - các trạng thái đối cực. - Đó là sự chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”. Người phụ nữ không còn sự thụ động, chờ đợi tình yêu mà chủ động, khao khát kiếm tìm một tình yêu mãnh liệt. - Người con gái dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời. - Tình yêu như những con sóng, đập những nhịp đập trên lồng ngực của tuổi trẻ. Tình yêu cũng trường tồn vĩnh cửu và bất diệt “Ôi con sóng ngày xưa/ Và ngày sau vẫn thế ” - Bản chất của tình yêu là sự bí ẩn không thể lí giải được. Chúng ta có thể lí giải được cội nguồn của sóng, của gió nhưng không thể nào cắt nghĩa, lí giải được nguồn cội của tình yêu. Nó lạ lùng bí ẩn nhưng cũng rất tự nhiên. Sức hấp dẫn của tình yêu chính là ở chỗ đó. * Tình yêu mang màu sắc truyền thống: - Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ: 10
  11. + Nỗi nhớ trong tình yêu là nỗi nhớ da diết, cháy bỏng và cồn cào. Nỗi nhớ ấy bao trùm cả không gian chiều sâu, chiều rộng, choán ngợp cả vũ trụ bao la: “Dẫu xuôi về phương Bắc/ Dẫu ngược về phương Nam”. + Nỗi nhớ mãnh liệt, khắc khoải, triền miên, giày vò thao thức theo thời gian từ ngày sang đêm, mọi lúc mọi nơi như những con sóng triền miên, dào dạt, không bao giờ ngưng lặng, nỗi nhớ tồn tại trong ý thức và cả tiềm thức: “Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. + Cảm xúc vô cùng phong phú: có khi được bộc lộ trực tiếp, có khi bộc lộ gián tiếp để diễn tả nỗi nhớ vô biên tuyệt đích củ một tình yêu chân thành, mãnh liệt. - Tình yêu còn gắn với sự thủy chung: + Dẫu có vất vả, nhọc nhằn, dẫu phải xuôi ngược mọi không gian; dù xa xôi cách trở nhưng “Em” chỉ hướng về phương trời có anh. + Khát vọng về một tình yêu sắt son, không thay lòng đổi dạ dù bất cứ điều gì xảy ra. Đó là nét đẹp tình yêu giàu tính nhân bản. 3. Kết luận - Khái quát và mở rộng vấn đề. 11