Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 61 (Có đáp án)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ 
lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau 
những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ 
thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua 
những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực 
nhưng lại thiếu lòng nhân ái.” 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong 
câu văn sau: Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm tay trên tay đi qua những 
phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng 
lại thiếu lòng nhân ái? Vì sao? 

pdf 7 trang Minh Uyên 28/06/2023 4200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 61 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_de_61_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 61 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA– ĐỀ 61 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái.” (Trích Viết bên bờ Loiret – Trịnh Công Sơn, theo ) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm tay trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái? Vì sao? II. LÀM VĂN 1
  2. Câu 1: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Câu 2: Có ý kiến cho rằng: “Tây Tiến gợi nhớ một thời chiến đấu gian khổ nhưng giàu chất thơ của một đoàn quân đã đi vào huyền thoại”. Anh/Chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ sau: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét 2
  3. Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi (Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, trang 88) 3
  4. Đáp án đề 61 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: - Phương thức biểu đạt: nghị luận. Câu 2: - Nội dung đoạn trích: lời khẩn cầu tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ai giữa con người với con người. Câu 3: - Biện pháp: so sánh - Hiệu quả nghệ thuật: + Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh và gợi cảm. + Khẳng định ý nghĩa của nhừng nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau. Câu 4: Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình, lí giải hợp lí, thuyết phục. Ví dụ: - Đồng tình: cuộc sống hiện này dường như làm con người ta xa cách hơn, xảy ra nhiều xung đột, bạo lực hơn. - Không đồng tình: cuộc sống vẫn còn nhiều hơn lòng yêu thương, bao dung, nhân ái. 4
  5. II. LÀM VĂN Câu 1: - Nội dung ý kiến: Con người phải biết bao dung, tha thứ, phải sống nhân ái, yêu thương. - Bàn luận: Ý kiến trên là một lời khuyên đúng đắn về mối quan hệ giữa con người với con người. Bởi vì: + Cảm xúc là thứ khó có thể chi phối, ta có thể yêu mến hay hờn ghét ai đó, nhưng nhất định không được hãm hại, gây tổn thương đến họ. + Khi hãm hại người khác, cũng chính là tự hãm hại bản thân mình. + Chính tình yêu thương sẽ tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa người với người, làm thế giới này trở nên tốt đẹp. - Bài học nhận thức và hành động: cần biết sẻ chia và yêu thương, cần thanh lọc tâm hồn, hoàn thiện nhân cách. Câu 2: 1. Mở bài - Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, tác phẩm Tây Tiến và đoạn trích. 2. Thân bài 2.1 Giải thích ý kiến: - Tây Tiến gợi nhớ một thời chiến đấu gian khổ: Bài thơ là nỗi nhớ chơi vơi về những năm tháng chiến đấu vất vả, gian khổ, đầy những mất mát hy sinh mà người lính Tây Tiến phải trải qua. 5
  6. - Cuộc chiến đấu tuy gian khổ, khó khăn nhưng giàu chất thơ. Chất thơ ấy toát lên từ thiên nhiên miền Tây thơ mộng trữ tình, từ tình cảm quân dân ngọt bùi thắm thiết, từ tâm hồn lãng mạn của người lính. → Bài thơ đã khắc họa thành công về đẹp của đoàn quân Tây Tiến – một đoàn quân đã đi vào huyền thoại. 2.2 Phân tích, chứng minh: - Đoạn thơ đã gợi nhớmột thời chiến đấu gian khổ của đoàn quân: + Thiên nhiên Tây Bắc dữ dội, hoang sơ, hiểm trở với những địa danh cụ thể. + Vẻ đẹp khí phách của đoàn quân đã đi vào huyền thoại: tình thần dũng cảm, kiên cường thái độ lạc quan, ngang tàn, ngạo nghễ. - Đó là một thời chiến đấu gian khổ nhưng giàu chất thơ, lãng mạn: + Thiên nhiên Tây Bắc nên thơ, mơ mộng, huyền ảo, trữ tình và ấm ấp tình quân dân. + Vẻ đẹp tâm hồn của đoàn quân đã đi vào huyền thoại: tinh tế, nhạy cảm, thắm thiết tình người, tình đời. 2.3 Đánh giá: - Đoạn thơ nói chung và tác phẩm nói riêng đã khắc họa thành công một thời chiến đấu gian khổ nhưng giàu chất thơ của một đoàn quân đã đi vào huyền thoại qua bút pháp lãng mạn, những sáng tạo độc đáo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu. - Phong cách thơ Quang Dũng phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. - Liên hệ mở rộng các tác phẩm thơ khác cùng thời. 6
  7. 3. Kết luận - Khái quát và mở rộng vấn đề. 7