Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 68 (Có đáp án)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Thay đổi là chuyện đương nhiên, vì thế hãy ngừng than vãn để nhìn nhận mọi 
chuyện theo hướng tích cực. Phần lớn chúng ta đều được nuôi dưỡng để lớn lên 
là những người biết suy tính cẩn thận.Trước khi nói phải nhớ “uốn lưỡi 7 
lần”.Làm việc gì cũng phải “nhìn trước ngó sau”, phải “nghĩ cho chín”.Nhưng 
điều gì cũng có hai mặt. Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức 
đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe 
chuyện xấu. Như vậy, khi hoàn cảnh biến chuyển và khó khăn hiện hữu, ta sẽ chỉ 
thêm sợ hãi và lo lắng bởi chỉ biết suy nghĩ tiêu cực. Bên cạnh đó, đặc điểm chung 
của những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng. Kể cả khi đã 
có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình. Tờ báo lừng danh 
Washington Post có lẽ đã sớm lụi bại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của truyền 
thông hiện đại nếu ông chủ Jeff Bezos không nhanh chóng cải tổ lại bộ máy “già 
nua”. Ông cho xây hẳn một tòa soạn mới theo mô hình tân tiến nhất, lắp đặt các 
thiết bị hiện đại để hỗ trợ phân tích số liệu, nhu cầu đọc của độc giả… và đẩy 
mạnh sản xuất các tác phẩm báo chí mới mẻ bắt kịp xu hướng. Hay gần gũi hơn 
với chúng ta là sự thay đổi không ngừng của Facebook. Mặc dù đã có hơn một tỷ 
người dùng toàn cầu, Mark Zuckerberg và các cộng sự vẫn liên tục cập nhật các 
tính năng mới để tối đa thời gian chúng ta “lang thang” trên mạng xã hội 
này.Cuộc sống không ngừng biến chuyển, và chúng ta cần phải biết thích ứng 

linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. Hãy nhớ rằng, bất cứ ai trên đời cũng phải thay 
đổi nếu không muốn bị tụt hậu. Trong quá trình đối mặt với những biến động 
trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình. 
Nếu phá vỡ được mọi xiềng xích đang kìm hãm tiềm năng bản thân, bạn nhất định 
sẽ có thể chinh phục chặng đường chông gai phía trước. 

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, đặc điểm chung của những người thành công là gì? 

pdf 12 trang Minh Uyên 28/06/2023 6200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 68 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_de_68_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề 68 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA– ĐỀ 68 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Thay đổi là chuyện đương nhiên, vì thế hãy ngừng than vãn để nhìn nhận mọi chuyện theo hướng tích cực. Phần lớn chúng ta đều được nuôi dưỡng để lớn lên là những người biết suy tính cẩn thận.Trước khi nói phải nhớ “uốn lưỡi 7 lần”.Làm việc gì cũng phải “nhìn trước ngó sau”, phải “nghĩ cho chín”.Nhưng điều gì cũng có hai mặt. Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu. Như vậy, khi hoàn cảnh biến chuyển và khó khăn hiện hữu, ta sẽ chỉ thêm sợ hãi và lo lắng bởi chỉ biết suy nghĩ tiêu cực. Bên cạnh đó, đặc điểm chung của những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng. Kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình. Tờ báo lừng danh Washington Post có lẽ đã sớm lụi bại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của truyền thông hiện đại nếu ông chủ Jeff Bezos không nhanh chóng cải tổ lại bộ máy “già nua”. Ông cho xây hẳn một tòa soạn mới theo mô hình tân tiến nhất, lắp đặt các thiết bị hiện đại để hỗ trợ phân tích số liệu, nhu cầu đọc của độc giả và đẩy mạnh sản xuất các tác phẩm báo chí mới mẻ bắt kịp xu hướng. Hay gần gũi hơn với chúng ta là sự thay đổi không ngừng của Facebook. Mặc dù đã có hơn một tỷ người dùng toàn cầu, Mark Zuckerberg và các cộng sự vẫn liên tục cập nhật các tính năng mới để tối đa thời gian chúng ta “lang thang” trên mạng xã hội này.Cuộc sống không ngừng biến chuyển, và chúng ta cần phải biết thích ứng 1
  2. linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. Hãy nhớ rằng, bất cứ ai trên đời cũng phải thay đổi nếu không muốn bị tụt hậu. Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình. Nếu phá vỡ được mọi xiềng xích đang kìm hãm tiềm năng bản thân, bạn nhất định sẽ có thể chinh phục chặng đường chông gai phía trước. (Chàng tí hon, miếng pho mát và bài học về sự thay đổi, VÂN ANH SPIDERUM, theo trí thức trẻ 05/04/2017) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Theo tác giả, đặc điểm chung của những người thành công là gì? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình? Câu 4. Anh, chị có đồng tình với quan niệm: Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu? Vì sao? PHẦN II. LÀM VĂN Câu 1: Từ nội dung văn bản Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thau đổi bản thân. Câu 2: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” (Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ). Câu nói trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong trích đoạn kịch 2
  3. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ – SGK Ngữ văn 12 – NXB GD)? Từ đó liên hệ với nhân vật viên quản ngục (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 11, NXB GD) để thấy được quan điểm của mỗi tác giả khi khắc họa nhân vật không được sống là chính mình. 3
  4. Đáp án đề 68 PHẦN I: ĐỌC HIỂU Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2: - Đặc điểm chung của những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng. Câu 3: - “Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình” - Con người luôn có xu hướng tự che giấu và tự bao biện cho những lỗi lầm, sai trái của chính mình. Khi vấp ngã họ thường tìm cách lẩn tránh, thay vì đối mặt, thường thỏa mãn với những gì mình đã có. Bởi vậy, rào cản lớn nhất để vươn đến thành công không phải những chông gai trong cuộc sống mà là chính bản thân họ. Bởi vậy, vượt qua bản thân con người sẽ dễ dàng đi đến đích của sự thành công. Câu 4: - Nếu đồng ý, có thể lí giải: + Trong cuộc sống cơ hội vụt đến rồi vụt đi rất nhanh, nếu không biết chớp thời cơ, chần chừ sẽ bỏ lỡ cơ hội thành công. 4
  5. + Liều lĩnh, dám thử sức là yếu tố cơ bản nhất để ta vượt lên những giới hạn của bản thân và đạt được thành công. - Nếu phản đối, có thể lí giải: + Mọi việc cần phải suy xét kĩ lưỡng trước khi hành động, bởi chỉ cần vội vàng, hấp tấp trong một câu nói, một cử chỉ có thể dẫn đến thất bại hoàn toàn. + Xem xét sự vật, sự việc kĩ lưỡng để hiểu về chúng trước khi hành động sẽ đem lại cơ hội thành công lớn hơn. PHẦN II: LÀM VĂN Câu 1: * Giới thiệu vấn đề * Giải thích vấn đề - Sự thay đổi: là những biến chuyển về suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc, trong mỗi cá nhân khác so với giai đoạn trước. → Thay đổi là điều quan trọng và cần thiết để ta thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới. * Bàn luận vấn đề - Ý nghĩa của sự thay đổi + Thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh sống mới. + Thay đổi để không ngừng làm mới bản thân, phát hiện ra những tiềm năng vốn có bị ẩn kín do bản tính rụt rè, sợ hãi. + Thay đổi, táo bạo, dám thử sức là cợ hội để vươn đến thành công. 5
  6. - Dẫn chứng - Thay đổi nhưng không có nghĩa là đi ngược lại, bỏ đi những truyền thống tốt đẹp của cha ông. Thay đổi nhưng đồng thời cũng cần bảo lưu những nét tốt đẹp trong nhân cách, thay đổi để hướng bản thân đến sự hoàn thiện hơn * Liên hệ bản thân: Em đã có sự thay đổi như thế nào? Câu 2: 1. Giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ và tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” - Lưu Quang Vũ được đánh giá là một trong những nhà viết kịch tài năng nhất của văn nghệ Việt Nam hiện đại. Ông có công lớn góp phần vực dậy cả một nền sân khấu lúc đó đang có nguy cơ tụt hậu. Kịch của Lưu Quang Vũ hấp dẫn chủ yếu bằng xung đột trong cách sống và quan niệm sống, qua đó khẳng định khát vọng hoàn thiện nhân cách con người. - Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch từng gây tiếng vang rất đặc biệt trên sân khấu nước nhà những năm đầu của công cuộc đổi mới. - Lưu Quang Vũ viết vở kịch này từ năm 1981, đến năm 1984 vở kịch mới được công diễn và công diễn nhiều lần trên sân khấu trong nước và ngoài nước. 2. Phân tích 2.1 Giải thích - Câu nói: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” - Câu nói xuất hiện trong cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích. 6
  7. - Câu nói cho thấy bi kịch không được sống là chính mình của nhân vật Trương Ba. Bi kịch của nhân vật chính là bi kịch không được sống là chính mình. 2.2 Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba a. Khái niệm “bi kịch” - Bi kịch là trạng thái tinh thần tiêu cực, nảy sinh khi có mâu thuẫn giữa ước mơ, khát vọng với hiện thực dẫn đến tâm trạng buồn chán, đau khổ, bất lực. b. Giới thiệu nhân vật Trương Ba: - Hiền đức, có tâm hồn cao khiết, sống mẫu mực: yêu vợ, thương con, quý cháu, tốt bụng với láng giềng, - Là người làm vườn chăm chỉ, khéo léo, có tình yêu cây cỏ, nâng niu từng cảnh cây ngọn cỏ. - Chơi cờ rất giỏi, nước cờ khoáng hoạt, thâm sâu, dũng mãnh ⟶ khí chất, nhân cách con người. * Tình huống bi kịch của nhân vật: - Do sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu: gạch sổ nhầm ⟶ chết oan. - Được sống lại: hồn Trương Ba, da hàng thịt ⟶ khập khiễng, trớ trêu, nghịch cảnh éo le →Đối mặt với những đau khổ, dằn vặt. c. Bi kịch của nhân vật: * Bi kịch bị tha hóa: - Trong độc thoại ở đầu tác phẩm: 7
  8. + Nhiễm thói xấu: ham uống rượu, thích bán thịt, không mặn mà với chơi cờ, những nước cờ của ông giờ thật “ti tiện” – tính cách con người ảnh hưởng. + Bị bọn trương tuần hạnh họe. + Con trai không còn tôn trọng bố, muốn bán vườn để có vốn mở cửa hàng thịt, vì: ông Trương Ba bây giờ ăn 8,9 bát cơm chứ không phải 2,3 bát như xưa. → Chán chỗ ở không phải của mình, sợ thân thể kềnh càng, thô lỗ của mình, muốn thoát khỏi nó dù chỉ một ít phút. “Ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy” ⟶ bế tắc, mất phương hướng, đau khổ tột cùng; căng thẳng, u uất, bức bách. “Đứng vụt dậy” – không chịu đựng đc nữa, phải hành động để tự giải thoát mình. “Không, không, tôi không muốn sống như thế này mãi!” ⟶ khát vọng dồn tụ. - Trong đối thoại với xác hàng thịt: Hồn có phụ thuộc vào xác ko? + Khi hồn muốn thoát khỏi xác: > Xác tuyên chiến trước bằng giọng nhạo báng, mỉa mai “ông không thoát ra khỏi tôi đc đâu, 2 ta đã hòa vào làm một rồi, ”. > Hồn: Không tin “ta vẫn giữ được một đời sống riêng nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn ”, xác chỉ là xác thịt âm u, đui mù, lời nói của bản năng, của con thú, không chi phối được hồn. > Xác: Phủ nhận: cảm xúc khi ông đứng cạnh vợ tôi, trước các món ăn, tát thằng con ông tóe máu mồm, máu mũi, ⟶ thô bạo. > Hồn: Đổ tội cho xác “tại mày” > Xác: nhân nhượng, nhún nhường, ra vẻ buồn rầu, rủ Trương Ba tham sự trò chơi tâm hồn – đổ hết tội lỗi cho tôi để giữ sĩ diện của kẻ nhiều chữ với điều kiện phải chiều chuộng những đòi hỏi của xác. 8
  9. > Hồn: lời nói không đồng ý, vẻ mặt bần thần chấp nhận, vì không thể làm khác ⟶ đuối lí, cuối cùng ko nói nên lời, chỉ bật ra những lời đứt quãng. → Từ hăng hái, quyết liệt trở thành đuối lí, chủ động tách khỏi xác ⟶ bần thần nhập lại vào xác ⟶ thua cuộc. - Xưng hô: ta – mày ⟶ anh. → Hồn có phụ thuộc vào xác. Đó còn là cuộc đối thoại giữa hồn và xác, ý thức – bản năng trong mỗi chúng ta. Nếu chúng ta để phần bản năng chiến thắng ⟶ đánh mất phần người → Mỗi người phải biết đấu tranh hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tốt đẹp. * Bi kịch bị chối từ: - Đối thoại với vợ: + Vợ: “Ông đâu còn là ông, đâu còn là người làm vườn ngày xưa”: quan tâm đến vợ hàng thịt, không quan tâm đến cu Tỵ - chơi thân với cái gái – cháu nội ông – đang ốm sắp chết ⟶ muốn bỏ đi. + Hồn Trương Ba: hiểu nỗi đau của vợ - bản thân cũng khổ sở “ngày mẹ chôn ba cũng không khổ như bây giờ” ⟶ ngồi xuống ôm đầu – bế tắc, không lối thoát. - Đối thoại với cái Gái – cháu nội: + Cháu: “ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy” “ông không phải là ông nội tôi” ⟶ “cút đi, lão đồ tể” + Hồn Trương Ba: run rẩy, khổ đau - Đối thoại với con dâu: 9
  10. + Con dâu: “mỗi ngày thầy một lệch lạc, mất mát, đổi khác, nhòe mờ dần đi” không nhận ra nữa ⟶ giữ thầy ở lại chỉ khi thầy lại là thầy ngày xưa. + Hồn: mặt lặng ngắt như tảng đá, → Đau khổ nhất là gia đình từ chối. Thừa nhận xác đã thắng thế. ⟶ Cao trào của bi kịch. d. Ứng xử của hồn Trương Ba: - Thái độ của hồn Trương Ba: + Không chấp nhận buông xuôi, khẳng định mạnh mẽ khát vọng. + Xin cho cu Tỵ sống lại. + Chấp nhận cái chết. - Bị thử thách: nhập vào xác cu Tỵ + Lợi ích: hàng thịt và cu Tỵ sống lại, có cuộc đời dài phía trước, + Hồn Trương Ba phân tích: không biết cư xử như thế nào với người thân, khi mọi người chết chỉ còn chỉ mình bơ vơ, không thể cướp đi linh hồn non nớt ⟶ khổ hơn cả cái chết. 2.3 Liên hệ với bi kịch nhân vật người quản ngục trong “Chữ người tử tù” a. Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “Chữ người tử tù” b. Giới thiệu nhân vật viên quản ngục c. Tình huống bi kịch của nhân vật 10
  11. - Tuy là quản ngục, nhưng ông lại là một tù nhân chung thân trong hoàn cảnh đề lao tàn nhẫn, lừa lọc. Con người chức phận đã cầm tù con người khát vọng trong ông. - Sự xuất hiện của nhân vật Huấn Cao tại nhà ngục mà mình cai quản đã đặt viên quản ngục vào sự mâu thuẫn: + Với tư cách là một ngục quan, ông phải có trách nhiệm giam giữ tên tử tù nguy hiểm theo đúng phép nước + Với tư cách là một người say mê, tôn thờ cái đẹp và tài năng sáng tạo ra cái đẹp, ông phải có trách nhiệm nâng niu, trân trọng, bảo vệ nhà thư pháp tài hoa → Quản ngục bị đẩy đến trước một lựa chọn nghiệt ngã đầy tính xung đột. → Cuối cùng ngục quan tìm được cách giải quyết cho mình là sẽ biệt đãi Huấn Cao d. Diễn biến cuộc gặp gỡ giữa viên quản ngục và Huấn Cao - Những thái độ và hành động “biệt đãi”: mời rượu thịt, - Trong đêm cuối cùng trước khi tử tù Huấn Cao phải vào kinh chịu án chém, viên quản ngục đã dám liều lĩnh tổ chức một buổi cho chữ- xin chữ ngay tại phòng biệt giam của Huấn Cao dù rằng hành động đó có thể dẫn đến kết cục bi thảm. → Cuối cùng viên quản ngục đã được cảm hóa bởi cái đẹp và nhân cách cao thượng 2.4 Nhận xét về điểm gặp gỡ về những thông điệp sâu sắc mà các tác giả muốn gửi gắm 11
  12. * Điểm khác nhau: 2 nhân vật thuộc 2 thể loại khác nhau, ở hai giai đoạn sáng tác khác nhau, kết thúc khác nhau (Hồn Trương Ba phải chấp nhận cái chết để đi đến tận cùng chân lí “tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, còn Huấn Cao có cơ hội được thay đổi cuộc đời mình trong những năm tháng cuối đời) * Điểm gặp gỡ: qua bi kịch của 2 nhân vật, tác giả đã truyền tải những thông điệp sâu sắc: - Trân trọng, ngợi ca và thể hiện niềm tin vào chất người đẹp đẽ của con người - Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý. - Linh hồn và thể xác là hai phương diện tồn tại trong mỗi con người, có quan hệ hữu cơ với nhau. - Sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hoà giữa thể xác và tâm hồn. 3. Kết luận - Khái quát và mở rộng vấn đề. 12