Kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có hướng dẫn chấm)
I. Đọc hiểu: (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Kim Woo Chung, người sáng lập nên tập đoàn Deawoo từng viết trong quyển
sách Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm rằng:“Lịch sử thuộc về
những người biết ước mơ. Ước mơ là động lực thay đổi thế giới. Tôi cam đoan rằng tất
cả những người đang làm nên lịch sử thế giới ngày hôm nay đều có những ước mơ lớn
khi còn trẻ”. Dù thay đổi bản thân mình hay thay đổi thế giới, thì người ta cũng bắt đầu
bằng ước mơ.
Con đường theo đuổi ước mơ là con đường không bao giờ an toàn, cũng không
phải là con đường dễ dàng. Đôi khi ta phải chấp nhận đi đường vòng, làm việc mình
không thích để nuôi dưỡng ước mơ. Đôi khi ta phải đứng lên chống lại định kiến xã hội
để đi theo con đường của mình. Nhiều khi ta phải đối mặt với cô đơn, thất vọng. Dù làm
gì, dù thế nào đi nữa, đừng bỏ cuộc. Hãy luyện tập mài giũa hàng ngày. Trái ngọt có
được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng. Hãy tin tưởng.
Khi ta làm điều mà ta yêu thích, không phải ai cũng có thể hiểu được. Nhưng mỗi
người chúng ta được sinh ra trên đời với một mục đích. Và nếu không làm được điều đó,
sao ta có thể yên lòng khi nhắm mắt xuôi tay?”.
(Trích “Khi đã may mắn tìm thấy ước mơ”, Sách Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?
– Roise Nguyễn – NXB Hội Nhà Văn, năm 2017, trang 217)
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0.5 điểm). Theo tác giả, ước mơ có giá trị, ý nghĩa như thế nào?
Câu 3 (1.0 điểm). Anh chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu văn trong đoạn trích:
“Trái ngọt có được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng”?
Câu 4 (1.0 điểm). Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Con đường theo đuổi ước mơ là con
đường không bao giờ an toàn, cũng không phải là con đường dễ dàng” không? Vì sao?
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Kim Woo Chung, người sáng lập nên tập đoàn Deawoo từng viết trong quyển
sách Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm rằng:“Lịch sử thuộc về
những người biết ước mơ. Ước mơ là động lực thay đổi thế giới. Tôi cam đoan rằng tất
cả những người đang làm nên lịch sử thế giới ngày hôm nay đều có những ước mơ lớn
khi còn trẻ”. Dù thay đổi bản thân mình hay thay đổi thế giới, thì người ta cũng bắt đầu
bằng ước mơ.
Con đường theo đuổi ước mơ là con đường không bao giờ an toàn, cũng không
phải là con đường dễ dàng. Đôi khi ta phải chấp nhận đi đường vòng, làm việc mình
không thích để nuôi dưỡng ước mơ. Đôi khi ta phải đứng lên chống lại định kiến xã hội
để đi theo con đường của mình. Nhiều khi ta phải đối mặt với cô đơn, thất vọng. Dù làm
gì, dù thế nào đi nữa, đừng bỏ cuộc. Hãy luyện tập mài giũa hàng ngày. Trái ngọt có
được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng. Hãy tin tưởng.
Khi ta làm điều mà ta yêu thích, không phải ai cũng có thể hiểu được. Nhưng mỗi
người chúng ta được sinh ra trên đời với một mục đích. Và nếu không làm được điều đó,
sao ta có thể yên lòng khi nhắm mắt xuôi tay?”.
(Trích “Khi đã may mắn tìm thấy ước mơ”, Sách Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?
– Roise Nguyễn – NXB Hội Nhà Văn, năm 2017, trang 217)
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0.5 điểm). Theo tác giả, ước mơ có giá trị, ý nghĩa như thế nào?
Câu 3 (1.0 điểm). Anh chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu văn trong đoạn trích:
“Trái ngọt có được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng”?
Câu 4 (1.0 điểm). Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Con đường theo đuổi ước mơ là con
đường không bao giờ an toàn, cũng không phải là con đường dễ dàng” không? Vì sao?
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2021_2022_so_g.pdf
Nội dung text: Kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có hướng dẫn chấm)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. Đọc hiểu: (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Kim Woo Chung, người sáng lập nên tập đoàn Deawoo từng viết trong quyển sách Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm rằng:“Lịch sử thuộc về những người biết ước mơ. Ước mơ là động lực thay đổi thế giới. Tôi cam đoan rằng tất cả những người đang làm nên lịch sử thế giới ngày hôm nay đều có những ước mơ lớn khi còn trẻ”. Dù thay đổi bản thân mình hay thay đổi thế giới, thì người ta cũng bắt đầu bằng ước mơ. Con đường theo đuổi ước mơ là con đường không bao giờ an toàn, cũng không phải là con đường dễ dàng. Đôi khi ta phải chấp nhận đi đường vòng, làm việc mình không thích để nuôi dưỡng ước mơ. Đôi khi ta phải đứng lên chống lại định kiến xã hội để đi theo con đường của mình. Nhiều khi ta phải đối mặt với cô đơn, thất vọng. Dù làm gì, dù thế nào đi nữa, đừng bỏ cuộc. Hãy luyện tập mài giũa hàng ngày. Trái ngọt có được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng. Hãy tin tưởng. Khi ta làm điều mà ta yêu thích, không phải ai cũng có thể hiểu được. Nhưng mỗi người chúng ta được sinh ra trên đời với một mục đích. Và nếu không làm được điều đó, sao ta có thể yên lòng khi nhắm mắt xuôi tay?”. (Trích “Khi đã may mắn tìm thấy ước mơ”, Sách Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? – Roise Nguyễn – NXB Hội Nhà Văn, năm 2017, trang 217) Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0.5 điểm). Theo tác giả, ước mơ có giá trị, ý nghĩa như thế nào? Câu 3 (1.0 điểm). Anh chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu văn trong đoạn trích: “Trái ngọt có được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng”? Câu 4 (1.0 điểm). Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Con đường theo đuổi ước mơ là con đường không bao giờ an toàn, cũng không phải là con đường dễ dàng” không? Vì sao? II. Làm văn (7.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó ” (Trích “Đất Nước”, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ Văn 12, Tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.118) Hết
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này gồm 4 trang) A. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này. - Trân trọng những bài viết có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng. - Điểm lẻ tính đến 0,25; điểm toàn bài làm tròn theo qui định. B. Hướng dẫn cụ thể Câu Nội dung Điểm I. Đọc hiểu 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận/nghị luận. 0,5 2 Theo tác giả, ước mơ có giá trị, ý nghĩa: Ước mơ là động lực 0.5 thay đổi thế giới, thay đổi bản thân. Lưu ý: HS trích lại câu trong ngữ liệu có chứa các ý nêu trên vẫn ghi đủ 0,5 điểm. - Hướng dẫn chấm: + HS nêu được 2 ý : 0,5 điểm. + HS nêu được 1 ý: 0,25 điểm. 3 - Giải thích ý nghĩa câu: “Trái ngọt có được sau những chặng 1.0 đường dài thực sự rất xứng đáng” + “Trái ngọt” và “những chặng đường dài” là những hình ảnh ẩn dụ. “Chặng đường dài” là biểu tượng cho những khó khăn, thử thách, thất bại, mà con người phải trải qua trong hành trình khám phá ước mơ. “Trái ngọt” là thành quả, kết quả ngọt ngào sau chặng đường ấy. + Cả câu ý muốn nói: Những thành quả có được sau rất nhiều những thử thách, thất bại, là những thành quả xứng đáng và ý nghĩa. - Hướng dẫn chấm: + HS nêu được ý nghĩa các hình ảnh: 0,5 điểm. + HS nêu được ý nghĩa của câu văn: 0,5 điểm. 4 - HS có thể đưa ra các quan điểm khác nhau miễn sao lí giải hợp 1,0 lí, thuyết phục; phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
- Gợi ý: * Đồng tình vì: + Chúng ta phải bỏ thời gian, công sức; đối mặt với khó khăn, thách thức; phải hi sinh rất nhiều thứ để mới có thể đạt được ước mơ. + Trong quá trình thực hiện ước mơ, nhiều khi ta nêm trải cô đơn, thất vọng trên hành trình của chính mình, không ai hiểu, không ai quan tâm. Đôi khi chính chúng ta lại bị định kiến xã hội làm lung lạc ý chí, tư tưởng. * Không đồng tình, vì: + Ước mơ thường bao giờ cũng phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật nên việc thực hiện mơ ước là hợp pháp, được pháp luật bảo vệ. + Nếu ta chọn ước mơ phù hợp với khả năng, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống xã hội; nếu ta có nỗ lực ý chí, quyết tâm thực hiện thì ước mơ cũng dễ dàng trở thành sự thật. * Vừa đồng tình vừa không đồng tình, vì: + Con đường theo đuổi ước mơ sẽ không an toàn và càng không dễ dàng nếu ta chọn những ước mơ lớn, ước mơ “làm thay đổi thế giới”, ước mơ khó thực hiện. + Ngược lại, nêu ta chọn ước mơ phù hợp với khả năng, với nhu cầu của xã hội; phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật; đáp ứng mong mỏi của mọi người và nỗ lực thực hiện thì con đường theo đuổi ước mơ sẽ an toàn và dễ dàng hơn. - Hướng dẫn chấm: Học sinh bày tỏ quan điểm và giải thích hợp lý, thuyết phục (1.0 điểm). Học sinh bày tỏ quan điểm và giải thích tương đối hợp lý, thuyết phục (0,75 điểm). Học sinh bày tỏ quan điểm và giải thích còn chung chung, chưa thật rõ ý (0, 5 điểm). Học sinh bày tỏ quan điểm và chưa giải thích hoặc giải thích chưa sát với nội dung yêu cầu (0, 25 điểm). Học sinh không trả lời hoặc có trả lời nhưng không liên quan đến yêu cầu của đề (0,0 điểm). II. Làm văn Cảm nhận đoạn thơ 7.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.25 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.5 Cảm nhận đoạn thơ trong trích đoạn Đất Nước (trích trường ca
- “Mặt đường khát vọng” ) của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo giải quyết tốt các yêu cầu sau 0.5 của đề bài: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Nguyễn Khoa Điềm sinh ra và lớn lên trong một gia đình yêu nước, giàu truyền thống cách mạng. Thơ của ông hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng. - Đoạn trích “Đất Nước” trích từ chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”, hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971. Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu đoạn trích tác phẩm: 0,25 điểm. * Cảm nhận nội dung của đoạn thơ: 4.0 - Đất nước có từ bao giờ? + Theo Nguyễn Khoa Điềm, đất nước được tạo dựng, bồi đắp qua nhiều thế hệ, được truyền từ đời này sang đời khác. Câu thơ “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi” thể hiện niềm tự hào mãnh liệt về sự trường tồn của đất nước. + Đất nước có từ rất lâu đời qua lời kể “ngày xửa ngày xưa” trong những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ. - Quá trình lớn lên của đất nước: + Những cụm từ “Đất Nước có trong”, “Đất Nước bắt đầu”, “Đất Nước lớn lên” đã cho thấy được quá trình hình thành và phát triển đất nước. + Đất nước được cảm nhận bằng chiều sâu của lịch sử văn hoá dân tộc: • Đất nước bắt đầu cùng với sự ra đời của những phong tục, tập quán rất đẹp trong suốt mấy nghìn năm: ăn trầu, bới tóc, cách đặt tên của người Việt. • Đất nước lớn lên đau thương, vất vả cùng với cuộc trường chinh không nghỉ ngơi của con người: hình ảnh cây tre - biểu tượng cho lòng yêu nước, tinh thần quật khởi chống ngoại xâm và sức sống bất diệt của dân tộc. • Đất nước mang vẻ đẹp tâm hồn của những con người sống ân tình, thuỷ chung qua hình ảnh “gừng cay – muối mặn”.
- • Đất nước gắn với những con người cần cù, lam lũ, yêu lao động, chịu thương chịu khó qua hình ảnh “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. => Đoạn thơ là sự kết tinh đặc sắc giữa chất liệu văn hoá dân gian với hình thức thơ trữ tình-chính luận. Vì thế, đất nước hiện lên thật dung dị, gần gũi, lam lũ nhưng không kém phần cao cả. * Cảm nhận nghệ thuật của đoạn thơ: - Thể thơ tự do phóng túng, giàu nhạc điệu, cảm xúc. Giọng thơ tâm tình chân thành, thiết tha, sâu lắng. - Sử dụng sáng tạo, phong phú các chất liệu văn hoá dân gian. - Sử dụng có hiệu quả các phép điệp, liệt kê; các hình ảnh giàu tính biểu tượng (miếng trầu, cây tre, gừng cay, muối mặn, ) - Phong cách thơ trữ tình - chính luận. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 3,5 điểm – 4,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2,0 điểm – 3,25 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,75 điểm. . - Đánh giá chung: 1.0 + Đoạn trích thể hiện cách cảm nhận mới mẻ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm về đất nước. Theo đó, đất nước hiện lên dung dị, gần gũi, giàu truyền thống và cao cả, thiêng liêng. + Đoạn trích thể hiện rõ phong cách thơ trữ tình chính luận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 1.0 điểm. - Trình bày được 1 ý: 0,5 điểm. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, ngữ 0,25 pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm phần này nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, 0,5 mới mẻ về vấn đề nghị luận. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích nêu ở đề bài; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. TỔNG ĐIỂM 10.0 -HẾT-