Kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (Có hướng dẫn chấm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 
Thời gian là tài sản quý giá nhất của con người, nhưng cũng là thứ bị lãng phí nhiều nhất. Nếu 
không biết cách sử dụng thời gian hợp lí, bạn sẽ để cuộc đời mình trôi qua trong vô nghĩa. Thời gian 
không bao giờ màng đến những ưu phiền, nuối tiếc của con người và cũng không thể nào trở lại hay chờ 
đợi bất kì ai. Trong trận đánh Waterloo, Napoleon đã giao cho tướng Marshal Grouchy chỉ huy một 
trong ba cánh quân quan trọng nhất nhằm chia cắt sự liên minh giữa thống chế Blucher và Công tước 
Wellington. Thế nhưng, do chậm trễ, Grouchy đã tạo điều kiện để Blucher có đủ thời gian đưa quân đến 
Waterloo yểm trợ cho Wellington. Có thể nói, nếu Grouchy hành động quyết đoán và nhanh chóng hơn 
thì sự nghiệp lẫy lừng của Napoleon đã không kết thúc trong trận đánh này và lịch sử châu Âu đã khác đi 
từ năm 1815. 
Rất nhiều người trong chúng ta biện hộ cho việc trễ nải của mình bằng vô số lí do khác nhau. Thế 
nhưng, dù vì bất kì lí do nào chăng nữa, việc chậm trễ vẫn là điều khó chấp nhận. Nó để lại những hậu 
quả tai hại mà bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian sau đó để khắc phục. 
Cách sử dụng thời gian hợp lí nhất là hãy luôn đúng giờ. 
Sự đúng hẹn luôn mang lại lợi ích lớn lao. Khi đúng hẹn, bạn không chỉ tiết kiệm được thời gian 
của mình mà còn thể hiện được sự tôn trọng đối với người khác. Cơ hội, công việc và các mối quan hệ 
của bạn trở nên như thế nào tùy thuộc vào cách thức sử dụng thời gian của chính bạn.[…] 
(Theo Không gì là không thể, George Matthew Adams, Thu Hằng dịch) 
Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 
Câu 2. (0.5 điểm) Theo đoạn trích, “thời gian không bao giờ màng đến” những điều gì? 
Câu 3. (1.0 điểm) Việc kể lại sự chậm trễ của Grouchy khi được Napoleon giao chỉ huy một trong 
ba cánh quân quan trọng nhất nhằm chia cắt sự liên minh giữa thống chế Blucher và Công tước 
Wellington trong văn bản có tác dụng gì?
pdf 3 trang ngocdiemd2 15/08/2023 2560
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2021_2022_truo.pdf

Nội dung text: Kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GD&ĐT KON TUM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Ngày kiểm tra: 13/12/2021 NGUYỄN TẤT THÀNH Môn: Ngữ văn - Lớp 12 (Đề gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI `PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Thời gian là tài sản quý giá nhất của con người, nhưng cũng là thứ bị lãng phí nhiều nhất. Nếu không biết cách sử dụng thời gian hợp lí, bạn sẽ để cuộc đời mình trôi qua trong vô nghĩa. Thời gian không bao giờ màng đến những ưu phiền, nuối tiếc của con người và cũng không thể nào trở lại hay chờ đợi bất kì ai. Trong trận đánh Waterloo, Napoleon đã giao cho tướng Marshal Grouchy chỉ huy một trong ba cánh quân quan trọng nhất nhằm chia cắt sự liên minh giữa thống chế Blucher và Công tước Wellington. Thế nhưng, do chậm trễ, Grouchy đã tạo điều kiện để Blucher có đủ thời gian đưa quân đến Waterloo yểm trợ cho Wellington. Có thể nói, nếu Grouchy hành động quyết đoán và nhanh chóng hơn thì sự nghiệp lẫy lừng của Napoleon đã không kết thúc trong trận đánh này và lịch sử châu Âu đã khác đi từ năm 1815. Rất nhiều người trong chúng ta biện hộ cho việc trễ nải của mình bằng vô số lí do khác nhau. Thế nhưng, dù vì bất kì lí do nào chăng nữa, việc chậm trễ vẫn là điều khó chấp nhận. Nó để lại những hậu quả tai hại mà bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian sau đó để khắc phục. Cách sử dụng thời gian hợp lí nhất là hãy luôn đúng giờ. Sự đúng hẹn luôn mang lại lợi ích lớn lao. Khi đúng hẹn, bạn không chỉ tiết kiệm được thời gian của mình mà còn thể hiện được sự tôn trọng đối với người khác. Cơ hội, công việc và các mối quan hệ của bạn trở nên như thế nào tùy thuộc vào cách thức sử dụng thời gian của chính bạn.[ ] (Theo Không gì là không thể, George Matthew Adams, Thu Hằng dịch) Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. (0.5 điểm) Theo đoạn trích, “thời gian không bao giờ màng đến” những điều gì? Câu 3. (1.0 điểm) Việc kể lại sự chậm trễ của Grouchy khi được Napoleon giao chỉ huy một trong ba cánh quân quan trọng nhất nhằm chia cắt sự liên minh giữa thống chế Blucher và Công tước Wellington trong văn bản có tác dụng gì? Câu 4. (1.0 điểm) Anh (chị) có đồng tình với ý kiến: “Cơ hội, công việc và các mối quan hệ của bạn trở nên như thế nào tùy thuộc vào cách thức sử dụng thời gian của chính bạn.” không? Vì sao? PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) bàn về hậu quả của việc chậm trễ. Câu 2. (5.0 điểm). Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh): Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (Ngữ văn 12, Tập một, tr.156, NXB Giáo dục 2008) HẾT
  2. SỞ GD&ĐT KON TUM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Ngày kiểm tra: 13 /12/2021 NGUYỄN TẤT THÀNH MÔN: Ngữ văn - Lớp 12 HƯỚNG DẪN CHẤM (Bản Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Trên cơ sở Đáp án và thang điểm (mục II), giáo viên đánh giá kiến thức và kĩ năng làm bài của học sinh. Do đặc trưng bộ môn, nội dung đáp án chỉ mang tính định hướng, người chấm cần linh hoạt trong việc cho điểm. Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo. - Tổng điểm toàn bài: 10.0 điểm, điểm làm tròn đến 01 chữ số thập phân. Ví dụ: 0.25 → 0.3; 0.75→0.8 II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM PHẦN CÂU NỘI DUNG Điểm I. ĐỌC 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/phương thức nghị luận 0.5 HIỂU 2 Theo đoạn trích, “thời gian không bao giờ màng đến” những ưu phiền, nuối 0.5 tiếc của con người, cũng không thể nào trở lại hay chờ đợi bất kì ai. 3 Việc kể lại sự chậm trễ của Grouchy khi được Napoleon giao chỉ huy một trong ba cánh quân quan trọng nhất nhằm chia cắt sự liên minh giữa thống chế Blucher và Công tước Wellington trong văn bản có tác dụng: - Làm dẫn chứng nhằm tăng sức thuyết phục, tạo sự tin tưởng, sức hấp dẫn 0.25 trong quá trình lập luận. - Làm sáng tỏ quan điểm của tác giả: Thời gian không bao giờ màng đến những ưu phiền, nuối tiếc của con người và cũng không thể nào trở lại hay 0.75 chờ đợi bất kì ai. 4 - Học sinh trình bày quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ ý kiến khác. 1.0 (0.25 điểm) - Lí giải vấn đề hợp lí, thuyết phục: (0.75 điểm). Ví dụ: Đồng tình. Vì: + Sử dụng thời gian hợp lí, đúng đắn sẽ đem đến những giá trị hữu ích cho con người: cơ hội, công việc, các mối quan hệ tốt đẹp + Thời gian là tài sản quý giá, một đi không trở lại; do vậy không biết giá trị của thời gian để sử dụng hiệu quả đồng nghĩa với việc ta sẽ đánh mất những điều ý nghĩa trong cuộc đời. Lưu ý: Học sinh có thể trình bày vấn đề theo quan điểm riêng, miễn là hợp lí, thuyết phục vẫn đạt điểm tối đa. II. 1 Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn 2.0 LÀM (khoảng 150 chữ) bàn về hậu quả của việc chậm trễ. VĂN a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Học sinh có thể trình bày 0.25 đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hậu quả của việc chậm trễ. 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận: Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để 1.0 triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo một số ý cơ bản sau: - Giải thích: Chậm trễ là thói quen trễ nải hoặc trì hoãn công việc so với yêu cầu, thời gian đặt ra. - Bàn luận: Việc chậm trễ ảnh hưởng tới việc quản lí thời gian của bản thân, hình thành tâm lí ỷ lại, lười biếng; chậm trễ khiến ta không hoàn thành các công việc đúng thời hạn, từ đó, ta bỏ lỡ cơ hội và những điều kiện tốt để phát triển, khẳng định giá trị của bản thân. - Bài học nhận thức và hành động: nhận thức hậu quả nặng nề của việc chậm trễ, có hành động thiết thực để sử dụng thời gian
  3. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0.25 nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0.25 câu. 2 Cảm nhận ba khổ cuối bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh). 5.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết 0.25 bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Những cung bậc cảm xúc và khát 0.5 vọng tình yêu của nhân vật trữ tình qua đoạn thơ. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp 3.5 chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách, cần đáp ứng các yêu cầu sau: * Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.(0.5 điểm) * Cảm nhận đoạn thơ: (2.5 điểm) - Khổ thơ thứ nhất: Niềm tin vào tình yêu: + Mượn quy luật khách quan của sóng biển để kiểm chứng và khẳng định niềm tin vào sự thủy chung, niềm tin vào bến bờ hạnh phúc và đích đến cuối cùng tốt đẹp của tình yêu: (Ở ngoài kia đại dương/Trăm ngàn con sóng đó/Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở). + Đảo trật tự ý trong hai câu thơ Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở để nhấn mạnh niềm tin sâu sắc, mãnh liệt, chân thành của người phụ nữ trong tình yêu - Khổ thơ thứ hai: Những trăn trở, âu lo về sự trôi chảy của thời gian và sự hữu hạn của đời người. + Kết cấu lời thơ theo lối lập luận: tuy vẫn, dẫu vẫn thể hiện rõ nỗi day dứt, ám ảnh của nhân vật trữ tình về thời gian và đời người. + Hình ảnh hoán dụ kết hợp phép đối lập các bình diện thời gian và không gian: cuộc đời - năm tháng, biển - mây đã tô đậm nỗi trăn trở về sự ngắn ngủi của kiếp người trước dòng chảy thời gian, cùng với đó là nỗi âu lo về sự tồn tại của tình yêu trong cuộc đời. - Khổ thơ thứ ba: Khát vọng tình yêu mãi trường tồn cùng năm tháng. + Cấu trúc nghi vấn – cầu khiến: Làm sao được tan ra diễn tả sâu sắc nỗi niềm trăn trở và niềm mong ước da diết, thành thực của nhân vật trữ tình. + Từ ngữ chỉ các đại lượng thời gian, không gian lớn lao: trăm con sóng, biển lớn tình yêu, ngàn năm còn vỗ thể hiện chân thành, mãnh liệt ước vọng cao đẹp của nhân vật trữ tình: được hi sinh và dâng hiến, được sống hết mình trong tình yêu, để tình yêu tan hòa trong cõi vô biên của trời đất và vĩnh hằng cùng thời gian; khát khao hòa tình yêu riêng tư, cá nhân vào tình yêu lớn của cuộc đời để tình yêu được trường tồn cùng năm tháng. * Đánh giá chung: (0.5 điểm) - Về nghệ thuật: thể thơ 5 chữ với nhịp thơ linh hoạt; hình tượng thơ đa nghĩa; ngôn ngữ thơ giản dị, chân thành thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh. - Về nội dung: đoạn thơ thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu: vừa chân thành, đằm thắm, vừa mãnh liệt, mạnh mẽ trong những tin yêu, trăn trở, khát khao. d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về 0.5 vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 HẾT