Kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học Lớp 12 - Mã đề 401 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

Câu 1: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể mang đến alen mới trong quần thể?

   A. Các yếu tố ngẫu nhiên.                              B. Chọn lọc tự nhiên.

   C. Di - nhập gen.                                              D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 2: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể được gọi là 

   A. mật độ cá thể của quần thể.                          B. tỉ lệ nhóm tuổi.

   C. kích thước của quần thể.                              D. tỉ lệ giới tính. 

Câu 3:  Hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý mang đặc điểm nào sau đây?

   A. Không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách ly.

   B. Xảy ra chủ yếu ở động vật và thực vật bậc cao.

   C. Thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.

   D. Xảy ra với tốc độ nhanh trong thời gian ngắn.

Câu 4: Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường

   A. chưa có sinh vật.                                          B. có một quần xã vi sinh vật.

   C. có một quần xã động vật.                             D. có một quần xã thực vât.

Câu 5: Cánh dơi tương đồng với cơ quan nào sau đây?

   A. Tay người.             B. Vây cá chép.              C. Cánh bướm.              D. Cánh ong. 

Câu 6: Trong hệ sinh thái, quá trình sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ được thực hiện bởi nhóm sinh vật

   A. tiêu thụ bậc 2.        B. tiêu thụ bậc 1.            C. phân giải.                  D. sản xuất.

doc 3 trang ngocdiemd2 10/08/2023 3080
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học Lớp 12 - Mã đề 401 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dockiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_sinh_hoc_lop_12_ma_de_401_nam_hoc_202.doc

Nội dung text: Kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học Lớp 12 - Mã đề 401 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: SINH HỌC – Lớp 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 03 trang) MÃ ĐỀ 401 Câu 1: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể mang đến alen mới trong quần thể? A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Di - nhập gen. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 2: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể được gọi là A. mật độ cá thể của quần thể. B. tỉ lệ nhóm tuổi. C. kích thước của quần thể. D. tỉ lệ giới tính. Câu 3: Hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý mang đặc điểm nào sau đây? A. Không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách ly. B. Xảy ra chủ yếu ở động vật và thực vật bậc cao. C. Thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi. D. Xảy ra với tốc độ nhanh trong thời gian ngắn. Câu 4: Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường A. chưa có sinh vật. B. có một quần xã vi sinh vật. C. có một quần xã động vật. D. có một quần xã thực vât. Câu 5: Cánh dơi tương đồng với cơ quan nào sau đây? A. Tay người. B. Vây cá chép. C. Cánh bướm. D. Cánh ong. Câu 6: Trong hệ sinh thái, quá trình sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ được thực hiện bởi nhóm sinh vật A. tiêu thụ bậc 2. B. tiêu thụ bậc 1. C. phân giải. D. sản xuất. Câu 7: Một loài cá chỉ sống được trong khoảng nhiệt độ từ 5 0C đến 420C và sinh trưởng thuận lợi trong khoảng nhiệt độ từ 200C đến 350C. Giới hạn dưới của loài cá này là A. 420C. B. 50C. C. 200C. D. 350C. Câu 8: Theo Đacuyn, nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên là A. biến dị tổ hợp. B. thường biến. C. biến dị cá thể. D. đột biến. Câu 9: Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường là ý nghĩa của kiểu phân bố nào sau đây của quần thể? A. Phân bố ngẫu nhiên. B. Phân bố đồng đều. C. Phân bố theo chiều thẳng đứng. D. Phân bố theo nhóm. Câu 10: Nhân tố vô sinh trong hệ sinh thái là A. ánh sáng. B. sinh vật tiêu thụ. C. sinh vật sản xuất. D. sinh vật phân giải. Câu 11: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về hóa thạch? A. Hóa thạch không có dạng được bảo quản gần như nguyên vẹn. B. Là bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới. C. Là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất. D. Hóa thạch chỉ là những dấu vết của sinh vật để lại trên đá. Câu 12: Đặc điểm nào sau đây là điểm giống nhau giữa người và vượn người? A. Có tiếng nói phát triển. B. Đều có 3 nhóm máu. C. Biết biểu lộ tình cảm. D. Bộ gen giống nhau 100%. Câu 13: Môi trường sống của gà nhà là môi trường A. sinh vật. B. nước. C. đất. D. trên cạn. Trang 1/3 - Mã đề 401 -
  2. Câu 14: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh? A. Độ ẩm không khí. B. Ánh sáng. C. Khí CO2. D. Châu chấu. Câu 15: Trong quần xã sinh vật, quan hệ nào sau đây thuộc quan hệ hỗ trợ? A. Kí sinh. B. Cộng sinh. C. Ức chế - cảm nhiễm. D. Cạnh tranh. Câu 16: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau. Đây là dạng cách li sinh sản nào sau đây của sinh vật? A. Cách li thời gian (mùa vụ). B. Cách li cơ học. C. Cách li tập tính. D. Cách li nơi ở (sinh cảnh). Câu 17: Các con trâu rừng đi kiếm ăn theo đàn, chúng giúp nhau chống lại thú ăn thịt tốt hơn các con trâu rừng đi kiếm ăn riêng rẽ. Đây là ví dụ minh họa mối quan hệ nào sau đây? A. Cộng sinh. B. Cạnh tranh cùng loài. C. Hỗ trợ cùng loài. D. Hội sinh. Câu 18: Khi nói về diễn thế, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Diễn thế nguyên sinh chỉ chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh. B. Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành quần xã tương đối ổn định. C. Trong diễn thế nguyên sinh, thành phần loài của quần xã không thay đổi. D. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã. Câu 19: Theo lí thuyết, thể song nhị bội được tạo ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa giữa loài cỏ dại A (aaBB) và loài cỏ dại B (ddEE) có kiểu gen nào sau đây? A. AABBddEE. B. aaBBddEE. C. aaEE. D. aBdE. Câu 20: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau. B. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản. C. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định. D. Chuỗi và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. Câu 21: Khi nói về mối quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã, phát biểu nào sau đây sai? A. Quan hệ cạnh tranh xảy ra ở cả động vật và thực vật. B. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm thuộc nhóm quan hệ đối kháng. C. Trong quan hệ đối kháng, loài được lợi sẽ phát triển, loài bị hại luôn bị diệt vong. D. Sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu hại là ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học. Câu 22: Ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li trước hợp tử? A. Cỏ băng trong và ngoài bãi bồi sông Vônga ra hoa vào hai mùa khác nhau nên không thụ phấn cho nhau. B. Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết. C. Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. D. Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. Câu 23: Khi trong cùng một sinh cảnh có sự tồn tại của nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ làm A. cho các loài này đều bị tiêu diệt. B. tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. C. gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài. D. cho chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. Câu 24: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật phân giải? A. Động vật ăn thực vật. B. Nấm hoại sinh. C. Động vật ăn động vật. D. Thực vật. Câu 25: Giả sử lưới thức ăn đơn giản của một ao nuôi cá như sau: Thực vật phù du Giáp xác Cá mè hoa Cá mương Cá măng Trang 2/3 - Mã đề 401 -
  3. Biết rằng cá mè hoa là đối tượng chính được chủ ao chọn khai thác để tạo ra hiệu quả kinh tế. Kết luận nào sau đây đúng? A. Giảm thực vật phù du sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế. B. Cá mương tham gia nhiều chuỗi thức ăn hơn cá mè hoa. C. Tăng số lượng cá mương sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế trong ao. D. Cá mè hoa thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 26: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp thú ở rừng Trường Sơn. B. Tập hợp cá lóc ở sông Thu Bồn. C. Tập hợp ốc ở biển Cù Lao Chàm. D. Tập hợp chim ở rừng Bạch Mã. Câu 27: Loài rận sống trên da trâu và hút máu trâu để sống. Mối quan hệ giữa rận và trâu thuộc quan hệ A. ký sinh. B. cạnh tranh. C. sinh vật này ăn sinh vật khác. D. ức chế - cảm nhiễm. Câu 28: Khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hoá, phát biểu nào sau đây đúng? A. Chọn lọc tự nhiên dễ dàng loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi. B. Đột biến không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. C. Chọn lọc tự nhiên làm phát sinh biến dị di truyền, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hoá. D. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể không theo hướng xác định. Câu 29: Kích thước của quần thể N được minh họa ở hình ảnh bên. Nếu kích thước của quần thể N lớn hơn giá trị (a) và nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì xu hướng của quần thể N thường dẫn đến làm giảm mức A. xuất cư. B. cạnh tranh. C. tử vong. D. sinh sản. Câu 30: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào sau đây thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2? A. Sâu ăn lá ngô. B. Cây ngô. C. Diều hâu. D. Nhái. HẾT Trang 3/3 - Mã đề 401 -