Kiểm tra đánh giá giữa kì 2 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Gia Định (Có hướng dẫn chấm)

Đọc văn bản sau: 
         Ngày 31/1/2023 đánh dấu cột mốc ChatGPT đạt 100 triệu người dùng trên toàn cầu chỉ sau 
2 tháng ra mắt. Cần biết rằng, TikTok mất khoảng 9 tháng, Instagram mất 2 năm rưỡi, Google 
Translate mất hơn 6 năm mới đạt được số người dùng như trên. Những ngày qua, Chat GPT cũng 
gây sốt ở Việt Nam dù loại hộp thoại (chatbot) được điều hành bằng trí thông minh nhân tạo (AI) 
này chưa sử dụng được. Hiện có hàng chục hội nhóm liên quan đến ChatGPT với hàng trăm ngàn 
thành viên Việt trên mạng xã hội. Nhiều người đã nói về một kỷ nguyên mới của trí tuệ nhân tạo.  
         Nhìn vào những gì mà ChatGPT có thể làm được, nhiều người không khỏi giật mình và dự 
báo về những tác phẩm văn học do AI viết, những bài báo mà tác giả rất có thể là ChatGPT.  Ở Mỹ 
- nơi đóng trụ sở của công ty OpenAI, “cha đẻ” ChatGPT - nhiều trường đại học đã bắt đầu đưa ra 
những quy định mới nhằm ngăn chặn việc sinh viên sử dụng ChatGPT viết luận văn, báo cáo, làm 
bài tập. Một số giáo viên cũng lo thất nghiệp khi AI có thể dạy thay họ, một số bác sĩ cũng sợ mọi 
người dùng ChatGPT để tự thăm khám, kê đơn thuốc cho mình. Luật sư cũng lo AI sẽ thay thế họ, 
tư vấn chính xác mọi vấn đề pháp lý cho người dùng[…] 
          Đang dần xuất hiện một viễn cảnh về một thế giới mà ở đó, ChatGPT nói riêng và AI nói 
chung sẽ làm thay con người mọi thứ […] 
ChatGPT có thể tài năng, thông minh, giỏi giang nhưng không thể có lòng trắc ẩn, tính 
chính trực, sự nhạy cảm về văn hóa, định kiến xã hội. Một bài báo do ChatGPT viết ra dù có thể 
nhiều thông tin hơn bài của một nhà báo, nhưng cảm xúc của nhà báo thì sản phẩm của ChatGPT 
sẽ không có được[…] 
         Và cuối cùng, tôi không sợ ChatGPT nói riêng, AI nói chung. Thứ tôi sợ chính là sự nhạy 
cảm của chúng ta dần biến mất, sự lệ thuộc vào máy móc khiến chúng ta dần quên sử dụng trái 
tim. Thói vô trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, thói ích kỷ, vô cảm của con người mới là thứ 
đáng sợ nhất. 
            (Chat với AI có đáng sợ không?- Hoàng Anh Tú, báo Phụ nữ, ngày 03 tháng 2 năm 2023) 
Thực hiện các yêu cầu: 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung văn bản trên.  (1.0 điểm)  
Câu 2. Theo văn bản, cơn sốt ChatGPT đã khiến nhiều người lo ngại điều gì? Điều lo sợ nhất của 
tác giả là gì?  (1.0 điểm) 
Câu 3. Theo anh/chị, chat với AI có đáng sợ không? Vì sao?  (1.0 điểm) 
Câu 4. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Thói vô trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, 
thói ích kỷ, vô cảm của con người mới là thứ đáng sợ nhất”?  (1.0 điểm) 
Câu 5. Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: “ChatGPT nói riêng và AI nói chung sẽ làm 
thay con người mọi thứ” hay không?  (1.0 điểm)
pdf 3 trang ngocdiemd2 15/08/2023 3940
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra đánh giá giữa kì 2 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Gia Định (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_danh_gia_giua_ki_2_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2022_2023.pdf

Nội dung text: Kiểm tra đánh giá giữa kì 2 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Gia Định (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II (NĂM HỌC: 2022 – 2023) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: NGỮ VĂN – Khối: 12 TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc văn bản sau: Ngày 31/1/2023 đánh dấu cột mốc ChatGPT đạt 100 triệu người dùng trên toàn cầu chỉ sau 2 tháng ra mắt. Cần biết rằng, TikTok mất khoảng 9 tháng, Instagram mất 2 năm rưỡi, Google Translate mất hơn 6 năm mới đạt được số người dùng như trên. Những ngày qua, Chat GPT cũng gây sốt ở Việt Nam dù loại hộp thoại (chatbot) được điều hành bằng trí thông minh nhân tạo (AI) này chưa sử dụng được. Hiện có hàng chục hội nhóm liên quan đến ChatGPT với hàng trăm ngàn thành viên Việt trên mạng xã hội. Nhiều người đã nói về một kỷ nguyên mới của trí tuệ nhân tạo. Nhìn vào những gì mà ChatGPT có thể làm được, nhiều người không khỏi giật mình và dự báo về những tác phẩm văn học do AI viết, những bài báo mà tác giả rất có thể là ChatGPT. Ở Mỹ - nơi đóng trụ sở của công ty OpenAI, “cha đẻ” ChatGPT - nhiều trường đại học đã bắt đầu đưa ra những quy định mới nhằm ngăn chặn việc sinh viên sử dụng ChatGPT viết luận văn, báo cáo, làm bài tập. Một số giáo viên cũng lo thất nghiệp khi AI có thể dạy thay họ, một số bác sĩ cũng sợ mọi người dùng ChatGPT để tự thăm khám, kê đơn thuốc cho mình. Luật sư cũng lo AI sẽ thay thế họ, tư vấn chính xác mọi vấn đề pháp lý cho người dùng[ ] Đang dần xuất hiện một viễn cảnh về một thế giới mà ở đó, ChatGPT nói riêng và AI nói chung sẽ làm thay con người mọi thứ [ ] ChatGPT có thể tài năng, thông minh, giỏi giang nhưng không thể có lòng trắc ẩn, tính chính trực, sự nhạy cảm về văn hóa, định kiến xã hội. Một bài báo do ChatGPT viết ra dù có thể nhiều thông tin hơn bài của một nhà báo, nhưng cảm xúc của nhà báo thì sản phẩm của ChatGPT sẽ không có được[ ] Và cuối cùng, tôi không sợ ChatGPT nói riêng, AI nói chung. Thứ tôi sợ chính là sự nhạy cảm của chúng ta dần biến mất, sự lệ thuộc vào máy móc khiến chúng ta dần quên sử dụng trái tim. Thói vô trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, thói ích kỷ, vô cảm của con người mới là thứ đáng sợ nhất. (Chat với AI có đáng sợ không?- Hoàng Anh Tú, báo Phụ nữ, ngày 03 tháng 2 năm 2023) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung văn bản trên. (1.0 điểm) Câu 2. Theo văn bản, cơn sốt ChatGPT đã khiến nhiều người lo ngại điều gì? Điều lo sợ nhất của tác giả là gì? (1.0 điểm) Câu 3. Theo anh/chị, chat với AI có đáng sợ không? Vì sao? (1.0 điểm) Câu 4. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Thói vô trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, thói ích kỷ, vô cảm của con người mới là thứ đáng sợ nhất”? (1.0 điểm) Câu 5. Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: “ChatGPT nói riêng và AI nói chung sẽ làm thay con người mọi thứ” hay không? (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm: “sự lệ thuộc vào máy móc khiến chúng ta dần quên sử dụng trái tim”. Hết *Chat GPT(Chat Generative Pre-trainingTransformer): là một chatbot do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển với kho kiến thức rộng lớn, có thể hồi đáp chi tiết và trả lời lưu loát trên nhiều lĩnh vực kiến thức.
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II (NĂM HỌC: 2022 – 2023) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: Ngữ văn – Khối:12 TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC (Đáp án có 02 trang) Câu Nội dung Điểm I. Đọc hiểu 5.0 1 - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0.5 - Nội dung văn bản: Văn bản đề cập đến cơn sốt ChatGPT ở Việt Nam 0.5 và sức mạnh có thể làm thay con người mọi thứ của nó. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ rõ những hạn chế của AI và bày tỏ quan điểm“không sợ ChatGPT” mà chỉ sợ sự vô trách nhiệm và vô cảm của con người. 2 - Cơn sốt ChatGPT đã khiến nhiều người lo ngại: giáo viên lo thất 0.5 nghiệp khi AI có thể dạy thay họ, một số bác sĩ cũng sợ mọi người dùng ChatGPT để tự thăm khám, kê đơn thuốc cho mình. Luật sư cũng lo AI sẽ thay thế họ, tư vấn chính xác mọi vấn đề pháp lý cho người dùng. - Điều lo sợ nhất của tác giả là: thói vô trách nhiệm với bản thân và 0.5 cộng đồng, thói ích kỷ, vô cảm của con người mới là thứ đáng sợ nhất. 3 Học sinh có thể trả lời: Chat với AI đáng sợ hoặc không đáng sợ và lí 1.0 giải vì sao. Chọn phương án trả lời : 0,25 điểm, lí giải hợp lý: 0,75 điểm. Gợi ý: - Chat với AI đáng sợ khi chúng ta quá lạm dụng công nghệ, ỷ lại vào trí tuệ nhân tạo. Điều đó khiến ta quá lệ thuộc vào AI, lười suy nghĩ hơn, không còn động lực học tập, không còn hứng thú khám phá hay tìm tòi tri thức thậm chí gian lận trong làm khóa luận, thi cử - AI không đáng sợ vì ChatGPT chỉ là công cụ, xấu hay tốt là do chúng ta sử dụng nó như thế nào. Nếu sử dụng đúng cách với mục đích chính đáng thì AI sẽ trở thành trợ thủ đắc lực cho hành trình khám phá tri thức, rút ngắn thời gian tìm tòi, học hỏi những ý tưởng và kiến thức mới 4 + Con người không có ý thức trách nhiệm, thờ ơ với bản thân, gia đình 0.5 và xã hội hoặc chỉ biết có bản thân mình, trái tim và tâm hồn chai sạn + Tác hại ghê gớm đối với mỗi cá nhân và xã hội: tàn phá tâm hồn con 0.5 người, làm mất đi những giá trị đạo đức làm người, giết chết những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Điều đó không chỉ kìm hãm sự phát triển chung của xã hội mà còn đẩy đất nước đến bờ vực tụt hậu và suy thoái.
  3. 5 Học sinh có thể trả lời đồng tình hoặc không đồng tình: 0,25 điểm. 1.0 - Lí giải hợp lý : 0,75 điểm. - Gợi ý: + Không đồng tình. + Với kho kiến thức rộng lớn trên nhiều lĩnh vực và lợi thế về logic, phân tích, lưu trữ, tính toán dữ liệu, cập nhật dữ liệu chính xác, ChatGPT nói riêng và AI nói chung có thể làm nhiều thứ thay con người Tuy nhiên, ChatGPT và AI chỉ là một công cụ do con người tạo ra nên nó không thể có cảm xúc như con người (lòng trắc ẩn, sự nhạy cảm, tình yêu thương ). AI cũng không có kinh nghiệm và sự sáng tạo nên chắc chắn nó không thể thay thế con người hoàn toàn II. Làm văn 5.0 1. Bảo đảm yêu cầu về hình thức đoạn văn: 0.5 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo một cách hoặc kết hợp các cách: diễn dịch, qui nạp, song hành, móc xích hoặc tổng-phân -hợp; bảo đảm yêu cầu về cấu trúc đoạn văn. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.5 Sự lệ thuộc vào máy móc khiến con người dần quên sử dụng trái tim. 3. Triển khai vấn đề nghị luận: 3.0 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách để làm rõ sự lệ thuộc vào máy móc khiến con người dần quên sử dụng trái tim; đảm bảo hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể theo hướng: Sự phụ thuộc vào công nghệ sẽ khiến cho con người bị hút vào thế giới ảo. Sống trong thế giới đó, sự tương tác mặt đối mặt giữa con người với nhau dần biến mất. Khi quá lệ thuộc vào công nghệ, trái tim con người trở nên chai sạn; những mối quan hệ thường ngày như trò chuyện, quan tâm, chăm sóc sẽ trở nên lỏng lẻo; con người sẽ quên cả thế giới xung quanh, ít quan tâm đến nhau, ít biểu lộ tình cảm Sự lệ thuộc vào máy móc có thể hủy hoại mối liên kết con người với con người, con người với xã hội 4. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp: 0.5 Bảo đảm chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt. 5. Sáng tạo: 0.5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ.