Kiểm tra đánh giá học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Gia Định (Có đáp án)

Câu 1. Cơ sở di truyền của quy luật tương tác gen là: 
A. Nhiều cặp gen cùng nằm trên một cặp NST quy định cho các tính trạng khác nhau. 
B. Nhiều cặp gen không alen cùng quy định cho một tính trạng. 
C. Một cặp gen alen quy định cho nhiều tính trạng khác nhau. 
D. Các cặp gen không alen nằm trên các cặp NST khác nhau quy định cho các tính trạng khác nhau. 
Câu 2. Lai phân tích là phép lai:  
A. giữa một cá thể cần kiểm tra kiểu gen với một cá thể mang kiểu gen đồng hợp tử. 
B. giữa một cá thể cần kiểm tra kiểu gen với một cá thể mang tính trạng trội. 
C. giữa một cá thể cần kiểm tra kiểu gen với một cá thể mang kiểu gen đồng hợp tử trội. 
D. giữa một cá thể cần kiểm tra kiểu gen với một cá thể mang tính trạng lặn. 
Câu 3. Ở cà chua gen A quy định thân cao, a: thân thấp, B: quả tròn, b: bầu dục, các gen cùng nằm trên một 
cặp NST tương đồng, cho lai một cây dị hợp về cả 2 cặp gen với một cây thân thấp quả tròn; F1 thu được: 
310 cây thân cao quả tròn: 190 cây thân cao quả bầu dục: 440 cây thân thấp quả tròn: 60 cây thân thấp quả 
bầu dục. Tần số hoán vị giữa 2 gen nói trên là: 
A. 12%. B. 36%. C. 24%. D. 6%. 
Câu 4. Ở một giống lúa, chiều cao của cây do 3 cặp gen (A,a; B,b; D,d) cùng quy định, các gen phân li độc 
lập. Cứ mỗi gen trội có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 5 cm. Cây cao nhất có chiều cao là 100 cm. 
Cây lai được tạo ra từ phép lai giữa cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao là:   
A. 70 cm. B. 75 cm. C. 80 cm. D. 85 cm.
pdf 9 trang Minh Uyên 24/06/2023 4920
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra đánh giá học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Gia Định (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_danh_gia_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Kiểm tra đánh giá học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Gia Định (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HK 1 NH. 2021-2022 Môn: SINH HỌC - LỚP 12 TỰ NHIÊN Thời gian: 50 phút. Mã đề 401 ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1. Cơ sở di truyền của quy luật tương tác gen là: A. Nhiều cặp gen cùng nằm trên một cặp NST quy định cho các tính trạng khác nhau. B. Nhiều cặp gen không alen cùng quy định cho một tính trạng. C. Một cặp gen alen quy định cho nhiều tính trạng khác nhau. D. Các cặp gen không alen nằm trên các cặp NST khác nhau quy định cho các tính trạng khác nhau. Câu 2. Lai phân tích là phép lai: A. giữa một cá thể cần kiểm tra kiểu gen với một cá thể mang kiểu gen đồng hợp tử. B. giữa một cá thể cần kiểm tra kiểu gen với một cá thể mang tính trạng trội. C. giữa một cá thể cần kiểm tra kiểu gen với một cá thể mang kiểu gen đồng hợp tử trội. D. giữa một cá thể cần kiểm tra kiểu gen với một cá thể mang tính trạng lặn. Câu 3. Ở cà chua gen A quy định thân cao, a: thân thấp, B: quả tròn, b: bầu dục, các gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng, cho lai một cây dị hợp về cả 2 cặp gen với một cây thân thấp quả tròn; F1 thu được: 310 cây thân cao quả tròn: 190 cây thân cao quả bầu dục: 440 cây thân thấp quả tròn: 60 cây thân thấp quả bầu dục. Tần số hoán vị giữa 2 gen nói trên là: A. 12%. B. 36%. C. 24%. D. 6%. Câu 4. Ở một giống lúa, chiều cao của cây do 3 cặp gen (A,a; B,b; D,d) cùng quy định, các gen phân li độc lập. Cứ mỗi gen trội có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 5 cm. Cây cao nhất có chiều cao là 100 cm. Cây lai được tạo ra từ phép lai giữa cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao là: A. 70 cm. B. 75 cm. C. 80 cm. D. 85 cm. Câu 5. ADN tái tổ hợp trong kỹ thuật cấy gen là: A. ADN của thể truyền đã ghép với gen cần lấy của sinh vật khác. B. ADN của sinh vật này tổ hợp với ADN của sinh vật khác. C. ADN thể thực khuẩn tái tổ hợp với ADN của sinh vật khác. D. ADN plasmit tổ hợp với ADN của sinh vật khác. Câu 6. Cho phép lai ở thế hệ P: AaBb × aaBb. F1 có tỉ lệ kiểu gen: A. 1:1:1:1. B. 3:3:1:1. C. 9:3:3:1. D. 1:2:1:1:2:1. Câu 7. Ở một loài thực vật, hai cặp gen tương tác với nhau để cùng quy định màu hoa, A_B_: hoa màu đỏ; A_bb, aaB_, aabb : hoa màu trắng. Cho phép lai AaBb × aaBb thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở thế hệ sau là: A. 3 hoa đỏ: 5 hoa trắng. B. 5 hoa đỏ: 3 hoa trắng. C. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. D. 1 hoa đỏ: 3 hoa trắng. Câu 8. Ở người bệnh mù màu là do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định, trên Y không mang gen này. Một trong những đặc điểm của bệnh này là: A. xuất hiện đồng đều ở hai giới nam và nữ. B. chỉ xuất hiện ở nữ giới. B. dễ xuất hiện ở nữ giới hơn nam. D. dễ xuất hiện ở nam giới hơn nữ. Câu 9. Năm 1909, Coren (Correns) đã tiến hành phép lai thuận nghịch trên cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) và thu được kết quả như sau: Phép lai thuận Phép lai nghịch P : ♀ Cây lá đốm × ♂ Cây lá xanh P : ♀ Cây lá xanh × ♂Cây lá đốm F1 : 100% số cây lá đốm F1 : 100% số cây lá xanh Nếu lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai nghịch thụ phấn cho cây F1 ở phép lai thuận thì theo lí thuyết, thu được F2 gồm: A. 100% số cây lá xanh. 1/4 - Mã đề 401
  2. B. 50% số cây lá đốm: 50% số cây lá xanh. C. 100% số cây lá đốm. D. 75% số cây lá đốm: 25% số cây lá xanh. Câu 10. Cho phép lai P: AaBbDdEe x AaBbDdEe. Nếu biết một gen quy định một tính trạng, các tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỷ lệ kiểu hình có ít nhất 2 tính trạng trội là: A. 243/256. B. 127/128. C. 1/128. D. 234/256. Câu 11. Kết quả của kỹ thuật cấy truyền phôi là: A. Tạo ra dòng thuần chủng. B. Tạo cá thể có ưu thế lai cao. C. Tạo nhiều cá thể có kiểu gen giống nhau. D. Tạo cá thể có chứa gen đột biến. Câu 12. Cho các thành tựu: (I) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người. (II) Tạo ra giống bông và đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia. (III) Tạo giống cừu mà trong sữa có chứa prôtêin của người (IV) Tạo cừu Dolly có đặc điểm di truyền giống cừu cho nhân tế bào tuyến vú. Có bao nhiêu thành tựu là thành tựu của công nghệ gen? A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 13. Ở ruồi giấm, xét hai gen A và B cùng nằm trên một cặp NST ở vị trí cách nhau 20cM. Ở phép lai: Ab AB ♀ x ♂ , kiểu hình trội A-B- ở đời con chiếm tỉ lệ: aB aB A. 55%. B. 70%. C. 75%. D. 50%. Câu 14. Ở cà chua, tính trạng màu quả do một lôcut gen gồm 2 alen quy định. Trong đó alen quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen quy định màu vàng. Giả sử tiến hành lai giữa một cây đồng hợp tử quả đỏ với một cây quả vàng và thu được F1. Cho các cây F1 lai với nhau (phép lai C) và cây các F1 lai với cây quả vàng (phép lai D). Tỉ lệ kiểu hình thu được từ phép lai C và D lần lượt là: A. 100% đỏ và 75% đỏ : 25%vàng. B. 75% đỏ : 25% vàng và 50% đỏ : 50% vàng. C. 100% quả đỏ và 50% đỏ : 50% vàng. D. 50% đỏ : 50% vàng và 100% vàng. Câu 15. Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là: A. Trao đổi chéo giữa 2 crômatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng ở kì đầu I giảm phân. B. Trao đổi chéo giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng ở kì đầu II giảm phân. C. Trao đổi chéo giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng ở kì đầu I giảm phân. D. Trao đổi chéo giữa 2 crômatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng ở kì đầu II giảm phân. Câu 16. Lai đậu Hà Lan thân cao, hạt trơn với đậu Hà Lan thân thấp, hạt nhăn thu được F1 toàn đậu thân cao, hạt trơn. Cho F1 lai phân tích thu được đời sau có tỷ lệ phân ly kiểu hình là: A. 3:3:1:1. B. 9:3:3:1. C. 3:1. D. 1:1:1:1. Câu 17. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là: A. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh. B. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh kéo theo sự phân li và tổ hợp của cặp alen. C. Sự phân li và tổ hợp của cặp alen trong giảm phân và thụ tinh. D. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân. Câu 18. Cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng và các gen trội lặn không hoàn toàn. Các gen nằm trên các NST khác nhau. Theo lí thuyết phép lai AaBbDD x AaBbDd cho đời con có: A. 9 kiểu gen, 8 kiểu hình. B. 18 kiểu gen, 18 kiểu hình. C. 6 kiểu gen, 4 kiểu hình. D. 18 kiểu gen, 4 kiểu hình. Câu 19. Ở động vật lớp thú và ruồi giấm cặp nhiễm sắc thể giới tính ở hai giới được kí hiệu là A. con cái XX, con đực là XO. B. con cái XO, con đực là XY. C. con cái XY, con đực là XX. D. con cái XX, con đực là XY. Câu 20. Khi nói về hoán vị gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp. B. Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách tương đối giữa các gen trên nhiễm sắc thể. 2/4 - Mã đề 401
  3. C. Ở tất cả các loài sinh vật, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái mà không xảy ra ở giới đực. D. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%. Câu 21. Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh; B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn, hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Cây mọc từ hạt vàng nhăn, giao phấn với cây mọc từ hạt xanh trơn cho hạt vàng trơn và xanh trơn với tỉ lệ 1 : 1. Kiểu gen của hai cây bố mẹ là A. Aabb x aaBb. B. AAbb x aaBb. C. Aabb x aaBB. D. Aabb x aabb. Câu 22. Ưu thế lai là hiện tượng con lai: A. có những đặc điểm vượt trội so với bố mẹ. B. được tạo ra do chọn lọc cá thể. C. xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. D. xuất hiện những tính trạng lạ không có ở bố mẹ. Câu 23. Cơ sở tế bào học về sự tác động đa hiệu của gen là: A. Nhiều gen cùng nằm trên một cặp NST. B. Một gen quy định cho nhiều tính trạng. C. Nhiều gen cùng quy định một tính trạng. D. Các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau. Câu 24. Trong kĩ thuật chuyển gen, các nhà khoa học thường chọn thể truyền có gen đánh dấu để: A. dễ dàng chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. B. tạo điều kiện cho enzim nối hoạt động tốt hơn. C. nhận biết các tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp. D. giúp enzim giới hạn nhận biết vị trí cần cắt trên thể truyền. Câu 25. Kiểu gen nào được viết dưới đây là không đúng? AB Ab Aa Ab A. . B. . C. . D. . ab Ab bb ab Câu 26. Nếu cho rằng 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không xét sự thay đổi vai trò bố mẹ. Có bao nhiêu phép lai giữa các kiểu gen của 2 alen nói trên cho thế hệ lai số kiểu gen nhiều hơn số loại kiểu hình? A. 2 phép lai. B. 1 phép lai. C. 3 phép lai. D. 4 phép lai. Câu 27. Những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường được gọi là: A. đột biến gen. B. thường biến. C. đột biến. D. đột biến NST. Câu 28. Gen liên kết là? A. Các gen alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. B. Các gen không alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào C. Các gen không alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào D. Các gen alen nằm trong hai NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. Câu 29. Loại enzim cắt nào sau đây được sử dụng trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp? A. ARN-pôlimeraza và peptidaza. B. Restrictaza. C. ADN-pôlimeraza và amilaza. D. Restrictaza và ligaza. Câu 30. Trong công nghệ nuôi cấy hạt phấn, khi gây lưỡng bội dòng tế bào đơn bội (n) thành 2n rồi cho mọc thành cây thì sẽ tạo thành dòng. A. tam bội thuần chủng. B. tứ bội thuần chủng. C. đơn bội. D. lưỡng bội thuần chủng. Bv Câu 31. Ở một ruồi giấm cái có kiểu gen , khi theo dõi 2000 tế bào sinh trứng trong điều kiện thí bV nghiệm, người ta phát hiện 360 tế bào có xảy ra hoán vị gen giữa V và v. Tỉ lệ giao tử mang 1 alen trội là: A. 9%. B. 82%. C. 36%. D. 91%. Câu 32. Từ một dòng cây hoa đỏ (D), bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc, các nhà khoa học đã tạo được hai dòng cây hoa trắng thuần chủng (dòng 1 và dòng 2). Cho biết không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán sai? (I) Cho dòng 1 và dòng 2 giao phấn với dòng D, nếu mỗi phép lai đều cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 :1 thi kiểu hình hoa trắng của dòng 1 và dòng 2 là do các alen đột biến của cùng một gen quy định. (II) Cho dòng 1 giao phấn với dòng 2, nếu thu được đời con có toàn cây hoa đỏ thì tính trạng màu hoa do ít 3/4 - Mã đề 401
  4. nhất 2 gen không alen cùng quy định và mỗi dòng bị đột biến ở một gen khác nhau. (III) Cho dòng D lần lượt giao phấn với dòng 1 và dòng 2, nếu thu được đời con gồm toàn cây hoa đỏ thì kiểu hình hoa đỏ của dòng D là do các alen trội quy định. (IV) Nếu cho dòng 1 và dòng 2 tự thụ phấn thì sẽ thu được đời con gồm toàn cây hoa trắng. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 33. Người ta thường không sử dụng con lai có ưu thế lai cao để làm giống vì nguyên nhân chính là: A. Cá thể có ưu thế lai đều bất thụ. B. Các ưu điểm của con lai sẽ bị giảm dần qua các thế hệ. C. Những con lai này có khả năng sinh sản kém, số lượng cá thể con sinh ra ít. D. Các cá thể lai này không đồng nhất về kiểu hình nên khó thực hiện quá trình lai tạo. Câu 34. Tính trạng màu da ở người là một tính trạng di truyền theo quy luật: A. Một gen có hai alen quy định tính trạng trội - lặn hoàn toàn. B. Nhiều gen không alen cùng quy định một tính trạng theo kiểu bổ sung. C. Nhiều gen không alen cùng quy định một tính trạng theo kiểu cộng gộp. D. Nhiều gen alen cùng quy định một tính trạng theo kiểu cộng gộp. Ab Câu 35. Một cá thể có kiểu gen Dd (f = 40%). Quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Tỉ lệ giao tử aB mang 1 alen trội là: A. 25%. B. 40%. C. 20%. D. 15%. Câu 36. Ở người, alen m quy định bệnh mù màu (đỏ và lục), alen trội tương ứng M quy định mắt nhìn màu bình thường, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở vùng không tương đồng với nhiễm sắc thể giới tính Y. Alen a quy định bệnh bạch tạng, alen trội tương ứng A quy định da bình thường, gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, cặp vợ chồng có kiểu gen nào sau đây có thể sinh con gái mắc cả hai bệnh trên? A. AaXMXm × AaXmY. B. AaXMXm × AAXmY. C. AaXmXm × AAXMY. D. AaXmXm × AaXMY. Câu 37. Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng? A. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. B. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường. C. Bố mẹ không di truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà di truyền một kiểu gen. D. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Câu 38. Trong trường hợp trội không hoàn toàn, khi lai giữa giữa bố mẹ thuần chủng khác nhau một cặp tính trạng tương phản sau đó cho F1 tự thụ phấn hoặc giao phấn thì ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính về kiểu hình: A. 3 : 1. B. 1 : 1. C. 1 : 2 : 1. D. 1 : 1 :1 :1. Câu 39. Ở thỏ Himalaya, yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định màu lông? A. Nhiệt độ. B. Độ pH của thức ăn. C. Ánh sáng. D. Hàm lượng đạm trong thức ăn. Câu 40. Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận nghịch giữa các dòng tự thụ phấn có mục đích: A. Đánh giá vai trò của các gen ngoài nhân lên sự biểu hiện tính trạng để tìm tổ hợp lai bố - mẹ có giá trị kinh tế nhất. B. Xác định vai trò của các gen không alen tương tác bổ trợ cho nhau. C. Phát hiện các tổ hợp tính trạng được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để tìm tổ hợp lai bố - mẹ có giá trị kinh tế nhất. D. Xác định vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính. HẾT 4/4 - Mã đề 401
  5. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC KÌ 1 NH 2021 - 2022 Môn: SINH HỌC - LỚP 12 XH - Thời gian: 50 phút Mã đề thi 405 (Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng: A. Gen quy định các tính trạng giới tính nằm trên các nhiễm sắc thể (NST) thường. B. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST X. C. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST Y. D. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST giới tính. Câu 2: Ở ruồi giấm, gen A: mắt đỏ, gen a: mắt trắng, cặp gen này nằm trên NST giới tính X, trên Y không có gen này. Cho một cặp ruồi giấm lai với nhau theo phép lai P: XAXa × XAY. Ở F1 ruồi mắt trắng chiếm tỉ lệ là: A. 50%. B. 75%. C. 25%. D. 12,5%. Câu 3: Ở loài Chim cặp nhiễm sắc thể giới tính ở hai giới được kí hiệu là A. con cái XY, con đực là XX. B. con cái XX, con đực là XY. C. con cái XO, con đực là XY. D. con cái XX, con đực là XO. Câu 4: Năm 1909, Coren (Correns) đã tiến hành phép lai thuận nghịch trên cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) và thu được kết quả như sau: Phép lai thuận Phép lai nghịch P : ♀ cây lá đốm × ♂ Cây lá xanh P : ♀ cây lá xanh × ♂Cây lá đốm F1 : 100% số cây lá đốm F1 : 100% số cây lá xanh Nếu lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai nghịch thụ phấn cho cây F1 ở phép lai thuận thì theo lí thuyết, thu được F2 gồm: A. 50% số cây lá đốm: 50% số cây lá xanh. B. 100% số cây lá xanh. C. 100% số cây lá đốm. D. 75% số cây lá đốm: 25% số cây lá xanh. Câu 5: Cơ sở di truyền của quy luật tương tác gen là: A. Các cặp gen không alen nằm trên các cặp NST khác nhau quy định cho các tính trạng khác nhau. B. Một cặp gen alen quy định cho nhiều tính trạng khác nhau. C. Nhiều cặp gen cùng nằm trên một cặp NST quy định cho các tính trạng khác nhau. D. Nhiều cặp gen không alen cùng quy định cho một tính trạng. Câu 6: Tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật có 3 phương pháp chính là: A. Tách phôi thành nhiều phôi, kết hợp nhiều phôi với nhau, chuyển gen mới vào phôi. B. Tạo ADN tái tổ hợp, đưa ADN vào tế bào nhận, phân lập dòng tế bào. C. Nuôi cấy mẫu mô thực vật, lai tế bào sinh dưỡng, nuôi cấy hạt phấn. D. Đưa thêm gen lạ vào, làm biến đổi gen, loại bỏ gen nào đó trọng hệ gen. Câu 7: Những loại enzim nào sau đây được sử dụng trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp? A. Restrictaza và ligaza. B. ARN-pôlimeraza và peptidaza. C. ADN-pôlimeraza và amilaza. D. Amilaza và ligaza. Câu 8: Tỉ lệ loại giao tử ABDEF khi cá thể AaBbDdEEFf giảm phân bình thường là bao nhiêu? A. 1/32. B. ¼ C. 1/8. D. 1/16. Câu 9: Ở ruồi giấm, gen A quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt trắng, cặp gen này nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y. Cho ruồi cái thuần chủng mắt đỏ lai với ruồi đực mắt trắng thì kết quả thu được ở F1 là: A. 100% mắt đỏ. B. 1 ♀ mắt đỏ: 1 ♀ mắt trắng: 1 ♂ mắt đỏ: 1 ♂ mắt trắng. Trang 1/4 - Mã đề thi 405
  6. C. 50% ♀ mắt trắng : 50% ♂ mắt đỏ. D. 50% ♀ mắt đỏ: 50% ♂ mắt trắng. Câu 10: Cho biết quy định kiểu gen như sau: A_B_: hoa màu tím, A_bb, aaB_ và aabb: hoa màu trắng. Phép lai AaBb × aabb cho đời con có tỉ lệ kiểu hình: A. 3 hoa màu trắng : 1 hoa màu tím. B. 9 hoa màu trắng : 7 hoa màu tím. C. 3 hoa màu trắng : 5 hoa màu tím. D. 2 hoa màu trắng : 6 hoa màu tím. Câu 11: Giả sử một cây ăn quả của một loài thực vật tự thụ phấn có kiểu gen AaBb. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nếu gieo hạt của cây này thì có thể thu được cây con có kiểu gen đồng hợp tử trội về các gen trên. B. Nếu chiết cành từ cây này đem trồng, người ta sẽ thu được cây con có kiểu gen AaBb. C. Nếu đem nuôi cấy hạt phấn của cây này rồi gây lưỡng bội hoá thì có thể thu được cây con có kiểu gen AaBB. D. Các cây con được tạo ra từ cây này bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ có đặc tính di truyền giống nhau và giống với cây mẹ. Câu 12: Cá thể dị hợp 2 cặp gen (Aa, Bb) khi giảm phân tạo ra giao tử với tỉ lệ: Ab = aB = 37,5% ; AB = ab = 12,5%. Kiểu gen và tần số hoán vị gen ở cá thể trên là: Ab AB Ab A. , 12,5%. B. , 12,5%. C. , 25%. D. , 25%. aB ab aB Câu 13: Ở một giống lúa, chiều cao của cây do 3 cặp gen (A,a; B,b; D,d) cùng quy định, các gen phân li độc lập. Cứ mỗi gen trội có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 5 cm. Cây cao nhất có chiều cao là 100 cm. Cây lai được tạo ra từ phép lai giữa cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao là: A. 70 cm B. 85 cm C. 75 cm D. 80 cm Câu 14: Hiện tượng di truyền liên kết gen xảy ra khi A. Các gen chi phối các tính trạng phải trội hoàn toàn. B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.D. Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách tương đối giữa các gen trên nhiễm sắc thể. C. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản. D. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp NST tương đồng. Câu 15: Xét hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng trội – lặn hoàn toàn di truyền phân li độc lập. P: AaBb × aaBb thì tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn ở F1 là: A. 12,5%. B. 50%. C. 37,5%. D. 75%. Câu 16: Kết quả của biến dị tổ hợp do lai trong chọn giống là: A. Tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất mới. B. Tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng cho năng suất cao. C. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen trong chọn giống vật nuôi, cây trồng. D. Chỉ tạo sự đa dạng về kiểu hình của vật nuôi, cây trồng trong chọn giống. Câu 17: ADN tái tổ hợp trong kỹ thuật cấy gen là: A. ADN của sinh vật này tổ hợp với ADN của sinh vật khác. B. ADN plasmit tổ hợp với ADN của sinh vật khác. C. ADN của thể truyền đã ghép với gen cần lấy của sinh vật khác. D. ADN thể thực khuẩn tái tổ hợp với ADN của sinh vật khác. Câu 18: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, cá thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường có thể tối đa bao nhiêu loại giao tử? A. 8. B. 6. C. 4. D. 16. Câu 19: Khi nói về mức phản ứng, nhận định nào sau đây không đúng? A. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng. B. Các giống khác nhau có mức phản ứng khác nhau. Trang 2/4 - Mã đề thi 405
  7. C. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định. D. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp. Câu 20: Ở Ruồi giấm, xét hai gen A và B cùng nằm trên một cặp NST ở vị trí cách nhau 40cM. Ở Ab AB phép lai: ♀ x ♂ , kiểu hình trội A-B- ở đời con chiếm tỉ lệ: aB ab A. 25% B. 30% C. 55% D. 65% Câu 21: Ở một cá thể đực, xét 200 tế bào có kiểu gen giảm phân sinh giao tử. Biết tần số hoán vị gen là 10%. Số tế bào sinh tinh đã xảy ra hoán vị gen là: A. 10 tế bào B. 20 tế bào C. 30 tế bào D. 40 tế bào AB ab Câu 22: Cho phép lai P : × xảy ra tần số hoán vị gen là 20%. Ở đời F1 các cá thể đồng ab ab hợp lặn chiếm tỉ lệ là: A. 20%. B. 40%. C. 50%. D. 30%. Câu 23: Cơ sở tế bào học về sự tác động đa hiệu của gen là: A. Nhiều gen cùng quy định một tính trạng. B. Một gen quy định cho nhiều tính trạng. C. Nhiều gen cùng nằm trên một cặp NST. D. Các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau. Câu 24: Quy luật phân li có ý nghĩa thực tiễn gì? A. Xác định được phương thức di truyền của tính trạng. B. Cho thấy sự phân li tính trạng ở thế hệ lai. C. Xác định được các dòng thuần. D. Xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống. Câu 25: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là: A. Sự phân li và tổ hợp của cặp alen trong giảm phân và thụ tinh. B. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh kéo theo sự phân li và tổ hợp của cặp alen. C. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân. D. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh. Câu 26: Theo quan niệm của Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do: A. một nhân tố di truyền qui định. B. một cặp nhân tố di truyền qui định. C. gen trội hay gen lặn qui định. D. hai cặp nhân tố di truyền qui định. Câu 27: Biến dị tổ hợp: A. phát sinh do tổ hợp lại vật chất di truyền của bố và mẹ. B. chỉ xuất hiện trong quần thể tự phối. C. không làm xuất hiện kiểu hình mới. D. không phải là nguyên liệu của tiến hóa. Câu 28: Trong trường hợp trội không hoàn toàn, khi lai giữa giữa bố mẹ thuần chủng khác nhau một cặp tính trạng tương phản sau đó cho F1 tự thụ phấn hoặc giao phấn thì ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính về kiểu hình: A. 1 : 1 B. 3 : 1 C. 1 : 1 :1 :1 D. 1 : 2 : 1 Câu 29: Nguyên nhân của thường biến là do: A. Tác động trực tiếp của điều kiện môi trường. B. Rối loạn cơ chế phân li và tổ hợp của nhiễm sắc thể. C. Rối loạn trong quá trình trao đổi chất nội bào. D. Tác động trực tiếp của các tác nhân vật lý và hoá học. Câu 30: Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trạng: A. Chất lượng. B. Số lượng. C. Trội lặn không hoàn toàn. D. Trội lặn hoàn toàn. Trang 3/4 - Mã đề thi 405
  8. Câu 31: Nếu cho rằng 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Có bao nhiêu phép lai giữa các kiểu gen khác nhau của 2 alen nói trên cho thế hệ lai đồng tính? A. 1 phép lai. B. 3 phép lai. C. 4 phép lai. D. 2 phép lai. Câu 32: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau: (I) Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn. (II) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. (III) Lai các dòng thuần chủng với nhau. (IV) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn. Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình: A. 2 3 1 4 B. 4 1 2 3 C. 2 3 4 1 D. 1 2 3 4 Câu 33: Cho phép lai ở thế hệ P: Aabb × aaBb thì F1 có tỉ lệ kiểu gen: A. 1:1:1:1. B. 3:3:1:1. C. 1:2:1:1:2:1. D. 9:3:3:1 Câu 34: Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước theo trình tự là: A. tạo dòng thuần → chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến. B. xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến → chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → tạo dòng thuần. C. xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến → tạo dòng thuần → chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. D. chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → tạo dòng thuần → xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến. Bv Câu 35: Tính tỉ lệ các loại giao tử được sinh ra từ cơ thể có kiểu gen . Biết tần số hoán vị gen bV bằng 15%. A. 15% BV : 15% bv. B. 50% Bv : 50% bV : 50% BV : 50% bv. C. 42,5% Bv : 42,5% bV : 7,5% BV : 7,5% bv. D. 35% Bv : 35% bV : 15% BV : 15% bv. Câu 36: Cơ thể có kiểu gen đồng hợp tử là: A. AABb. B. AAbbCC. C. Aa. D. aaBBCcdd. Câu 37: Giống cây trồng nào sau đây đã được tạo ra nhờ thành tựu của công nghệ gen? A. Giống dưa hấu tam bội. B. Giống lúa “gạo vàng”có khả năng tổng hợp ß-carôten. C. Giống lúa IR22. D. Giống dâu tằm tam bội. Câu 38: Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là: A. Tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu I giảm phân. B. Sự trao đổi đoạn giữa 2 crômatit ở 2 cặp tương đồng khác nhau ở kì đầu giảm phân I. C. Tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu I giảm phân. D. Trao đổi chéo giữa 2 crômatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng ở kì đầu I giảm phân. Câu 39: Cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Các gen nằm trên các NST khác nhau, Theo lí thuyết phép lai AaBbDD x aaBbDd cho đời con có: A. 12 kiểu gen, 4 kiểu hình B. 18 kiểu gen, 8 kiểu hình C. 18 kiểu gen, 4 kiểu hình D. 12 kiểu gen, 8 kiểu hình Câu 40: Ở bí ngô, kiểu gen A-bb và aaB- quy định quả tròn; kiểu gen A-B- quy định quả dẹt; kiểu gen aabb quy định quả dài. Cho bí quả dẹt dị hợp tử hai cặp gen lai phân tích, đời FB thu được tổng số 160 quả gồm 3 loại kiểu hình. Tính theo lí thuyết, số quả dài ở FB là: A. 75. B. 40. C. 54. D. 105 HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 405
  9. SỞ GD&ĐT TP HCM TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH ĐÁP ÁN MÔN SINH HỌC - LỚP 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề Ban tự nhiên Ban xã hội Câu 401 402 403 404 405 406 407 408 1 B A A B D C C B 2 D C D D C B B A 3 C A B C A C B A 4 D C A D C A B B 5 A A A C D A A 6 D B D A C A C B 7 A B C B A C B B 8 D A D D D B D D 9 C A A C A A D A 10 A D A D A C A D 11 C A C A C B C C 12 B D B C C B B C 13 C A A B B D B D 14 B B D D D C D C 15 A C D D A B C B 16 D D A C C B B D 17 B B A B C D D C 18 B A C D C C D C 19 D D C D C D D A 20 C C B C D A D 21 C C D D D D C 22 A C C B B A A C 23 B C B A B C A C 24 C A C C D D C B 25 C D D A B D B B 26 A D D A B A D D 27 B C D B A D A D 28 C D A D D A C C 29 B A A D A C D A 30 D B D A B D A D 31 D A A D D A C B 32 D C B B A A A B 33 B C A B A D C B 34 C B C A B A B C 35 B D D C C B C D 36 A B A C B B D A 37 B D B B B A C A 38 C C D C D C A 39 A B D D A B A A 40 A C B D B C D A