Kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học Lớp 12 - Mã đề 101 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)

Câu 1. Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li trước hợp tử? 
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.  
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.  
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.  
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.  
Phương án đúng là: 
A. (2) và (3). B. (1) và (4). C. (1) và (3). D. (2) và (4). 
Câu 2. Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? 
A. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau. 
B. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật. 
C. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn. 
D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau. 
Câu 3. Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể không biến đổi theo nhiệt độ môi trường? 
A. Bò sát. B. Lưỡng cư. C. Cá xương. D. Thú. 
Câu 4. Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối? 
A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê. 
B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ. 
C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa. 
D. Những con cá sống trong cùng một cái hồ. 
Câu 5. Kích thước của quần thể sinh vật là: 
A. độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố. 
B. số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể. 
C. thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể. 
D. tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể.
pdf 16 trang ngocdiemd2 10/08/2023 1660
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học Lớp 12 - Mã đề 101 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_giua_hoc_ki_2_sinh_hoc_lop_12_ma_de_101_nam_hoc_202.pdf

Nội dung text: Kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học Lớp 12 - Mã đề 101 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT PHÚ YÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ MÔN: SINH 12 Thời gian làm bài: ___ phút (Đề thi có ___ trang) (không kể thời gian phát đề) Số báo danh: Họ và tên: Mã đề 101 Câu 1. Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li trước hợp tử? (1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác. (3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. (4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau. Phương án đúng là: A. (2) và (3). B. (1) và (4). C. (1) và (3). D. (2) và (4). Câu 2. Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? A. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau. B. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật. C. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn. D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau. Câu 3. Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể không biến đổi theo nhiệt độ môi trường? A. Bò sát. B. Lưỡng cư. C. Cá xương. D. Thú. Câu 4. Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối? A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê. B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ. C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa. D. Những con cá sống trong cùng một cái hồ. Câu 5. Kích thước của quần thể sinh vật là: A. độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố. B. số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể. C. thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể. D. tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể. Câu 6. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp? A. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. B. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. C. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít. D. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể. Câu 7. Số lượng cá thể của ba quần thể thuộc một loài thú được thống kê ở bảng sau: Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản M 200 200 170 N 300 220 130 P 100 200 235 Cho biết diện tích cư trú của ba quần thể này bằng nhau, khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường cho ba quần thể này là như nhau. Phân tích bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quần thể N là quần thể trẻ (đang phát triển) B. Quần thể M là mật độ cá thể cao nhất. C. Quần thể P là quần thể ổn định D. Quần thể M là quần thể già (suy thoái) Câu 8. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? Mã đề 101 Trang 1/16
  2. A. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương. B. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì. C. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên. D. Những con cá sống trong Hồ Tây. Câu 9. Câu 12. Trong các nhân tố tiến hóa dưới đây : 1) Đột biến. 2) Chọn lọc tự nhiên. 3) Giao phối không ngẫu nhiên. 4) Di nhập gen. 5) Các yếu tố ngẫu nhiên. Có bao nhiêu nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định. A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 10. Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? A. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. B. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC. C. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. D. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm. Câu 11. Trong những cơ chế hình thành loài sau: (1) Hình thành loài bằng cách li địa lí. (2) Hình thành loài bằng cách li tập tính. (3) Hình thành loài bằng cách li sinh thái. (4) Hình thành loài bằng lai xa kèm đa bội hóa. Có bao nhiêu cơ chế có thể xảy ra ở cả động vật? A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 12. Tiến hành lai xa giữa hai loài thực vật có kiểu gen: aaBb và DdEe tạo ra F1. Theo lí thuyết, tiếp tục đa bội hoá các hợp tử F1 thì tạo ra kiểu gen nào sau đây? (Hình thành loài theo con đường lai xa và đa bội hóa) A. aaBBddEE. B. aaBbDdEe. C. AAbbDDEE. D. aaBbDDEe. Câu 13. Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau: (1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC. (2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều. (3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002. (4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô. Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là A. (1) và (3). B. (2) và (4). C. (2) và (3). D. (1) và (4). Câu 14. (NB) Sự kiện quan trọng nhất trong Cổ sinh là: A. Sự tiến lên cạn của các loài động vật. B. Xuất hiện sự sống nguyên thủy. C. Thực vật hạt trần và bò sát phát triển ưu thế. D. Sự phát triển phồn thịnh của thực vật hạt kín, sâu bọ. Câu 15. Nối các giai đoạn tiến hóa của sự sống với đặc điểm chính của mỗi giai đoạn A. 1-a, 2 – b, 3- c, d B. 1-b; 2-c, d; 3- a C. 1- d, b; 2- a; 3-c D. 1-a, d; 2 – b; 3-c Mã đề 101 Trang 2/16
  3. Câu 16. Sự sống trên Trái đất được hình thành qua những giai đoạn: A. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học. B. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học. C. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học. D. Tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học. Câu 17. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là: A. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống. B. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống. C. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống. D. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi. Câu 18. Ăn thịt đồng loại xảy ra do: A. mật độ của quần thể tăng. B. quá thiếu thức ăn. C. con non không được bố mẹ chăm sóc. D. tập tính của loài. Câu 19. Các bằng chứng hóa thạch cho thấy, quá trình tiến hóa hình thành nên các loài trong chi Homo diễn ra theo trình tự đúng là: A. Homo habilis → Homo erectus → Homo sapiens B. Homo habilis → Homo erectus → Homo neanderthalensis → Homo sapiens C. Homo habilis → Homo neanderthalensis → Homo eretus → Homo sapiens D. Homo erectus → Homo habilis → Homo sapiens Câu 20. Kích thước của quần thể sinh vật là: A. độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố. B. thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể. C. số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể. D. tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể. Câu 21. Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập tính sống thành bầy đàn thì kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể này là A. Phân bố theo độ tuổi B. Phân bố đồng đều C. Phân bố theo nhóm D. Phân bố ngẫu nhiên Câu 22. Trong các phát biểu dưới đây phát biểu nào đúng. A. Giao phối là nhân tố làm cho đột biến phát tán trong quần thể và tạo ra sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình, hình thành vô số biến dị tổ hợp. B. Điều kiện địa lý là nhân tố ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp nhau giao phối. C. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp. D. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật từ đó tạo ra loài mới. Câu 23. Mật độ của quần thể là: A. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó. B. số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. C. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể. D. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể. Câu 24. Giới hạn sinh thái là: A. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được. B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. C. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. Câu 25. Khi nói về cách ly địa lý trường hợp nào dưới đây đúng. Mã đề 101 Trang 11/16
  4. A. Cách ly địa lý không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới vì loài mới chỉ hình thành nếu có sự khác biệt vốn gen với quần thể gốc. B. Cách ly địa lý nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới. C. Cách ly địa lý nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới vì cách ly địa lý sẽ tạo nên sự khác biệt về vốn gen dẫn đến sự cách ly về sinh sản. D. Cách ly địa lý không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới vì loài mới chỉ hình thành nếu có sự khác biệt về vốn gen dần dần dẫn đến sự cách ly sinh sản. Câu 26. Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng? A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người. B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật. C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật. D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. Câu 27. Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau (liền rễ). Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ A. cạnh tranh cùng loài. B. cộng sinh. C. hỗ trợ khác loài. D. hỗ trợ cùng loài. Câu 28. Có bao nhiêu ví dụ về hai loài dưới đây là chưa cách li sinh sản? (1) Con lai có sức sống yếu, chết trước tuổi sinh sản. (2) Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau. (3) Con lai tạo ra thường có sức sống kém. (4) Chúng có mùa sinh sản khác nhau. (5) Chúng có tập tính giao phối khác nhau. (6) Con lai không có cơ quan sinh sản. A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 29. Khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Các loài sống trong một môi trường thì sẽ có ổ sinh thái trùng nhau II. Các loài có ổ sinh thái giống nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì sẽ cạnh tranh với nhau. III. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của loài sống ở vùng nhiệt đới thường rộng hơn các loài sống ở vùng ôn đới IV. Loài có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố thì thường có vùng phân bố hạn chế. A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 30. Cho các phát biểu sau về hóa thạch, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hóa thạch là sự hóa thành đá của các sinh vật. B. Hóa thạch là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đó trong các lớp đất đá. C. Có những xác sinh vật được giữ nguyên trong tảng băng hà vẫn được gọi là hóa thạch. D. Dựa vào hóa thạch con người có thể xác định tuổi cũng như thời kì phát sinh, diệt vong của một loài sinh vật cụ thể nào đó. HẾT Mã đề 101 Trang 12/16
  5. SỞ GD&ĐT PHÚ YÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ MÔN: SINH 12 Thời gian làm bài: ___ phút (Đề thi có ___ trang) (không kể thời gian phát đề) Số báo danh: Họ và tên: Mã đề 104 Câu 1. Sự sống trên Trái đất được hình thành qua những giai đoạn: A. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học. B. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học. C. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học. D. Tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học. Câu 2. Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập tính sống thành bầy đàn thì kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể này là A. Phân bố theo nhóm B. Phân bố ngẫu nhiên C. Phân bố đồng đều D. Phân bố theo độ tuổi Câu 3. Mật độ của quần thể là: A. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể. B. số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. C. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó. D. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể. Câu 4. Cho các phát biểu sau về hóa thạch, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Dựa vào hóa thạch con người có thể xác định tuổi cũng như thời kì phát sinh, diệt vong của một loài sinh vật cụ thể nào đó. B. Hóa thạch là sự hóa thành đá của các sinh vật. C. Có những xác sinh vật được giữ nguyên trong tảng băng hà vẫn được gọi là hóa thạch. D. Hóa thạch là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đó trong các lớp đất đá. Câu 5. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là: A. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống. B. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi. C. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống. D. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống. Câu 6. Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau (liền rễ). Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ A. cộng sinh. B. cạnh tranh cùng loài. C. hỗ trợ cùng loài. D. hỗ trợ khác loài. Câu 7. Khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Các loài sống trong một môi trường thì sẽ có ổ sinh thái trùng nhau II. Các loài có ổ sinh thái giống nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì sẽ cạnh tranh với nhau. III. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của loài sống ở vùng nhiệt đới thường rộng hơn các loài sống ở vùng ôn đới IV. Loài có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố thì thường có vùng phân bố hạn chế. A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 8. Giới hạn sinh thái là: A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được. Mã đề 101 Trang 13/16
  6. D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. Câu 9. Khi nói về cách ly địa lý trường hợp nào dưới đây đúng. A. Cách ly địa lý nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới vì cách ly địa lý sẽ tạo nên sự khác biệt về vốn gen dẫn đến sự cách ly về sinh sản. B. Cách ly địa lý nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới. C. Cách ly địa lý không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới vì loài mới chỉ hình thành nếu có sự khác biệt vốn gen với quần thể gốc. D. Cách ly địa lý không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới vì loài mới chỉ hình thành nếu có sự khác biệt về vốn gen dần dần dẫn đến sự cách ly sinh sản. Câu 10. Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng? A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật. B. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật. D. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người. Câu 11. Các bằng chứng hóa thạch cho thấy, quá trình tiến hóa hình thành nên các loài trong chi Homo diễn ra theo trình tự đúng là: A. Homo habilis → Homo erectus → Homo neanderthalensis → Homo sapiens B. Homo habilis → Homo erectus → Homo sapiens C. Homo habilis → Homo neanderthalensis → Homo eretus → Homo sapiens D. Homo erectus → Homo habilis → Homo sapiens Câu 12. Có bao nhiêu ví dụ về hai loài dưới đây là chưa cách li sinh sản? (1) Con lai có sức sống yếu, chết trước tuổi sinh sản. (2) Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau. (3) Con lai tạo ra thường có sức sống kém. (4) Chúng có mùa sinh sản khác nhau. (5) Chúng có tập tính giao phối khác nhau. (6) Con lai không có cơ quan sinh sản. A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 13. Ăn thịt đồng loại xảy ra do: A. tập tính của loài. B. mật độ của quần thể tăng. C. con non không được bố mẹ chăm sóc. D. quá thiếu thức ăn. Câu 14. Trong các phát biểu dưới đây phát biểu nào đúng. A. Giao phối là nhân tố làm cho đột biến phát tán trong quần thể và tạo ra sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình, hình thành vô số biến dị tổ hợp. B. Điều kiện địa lý là nhân tố ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp nhau giao phối. C. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp. D. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật từ đó tạo ra loài mới. Câu 15. Kích thước của quần thể sinh vật là: A. thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể. B. số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể. C. độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố. D. tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể. Câu 16. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp? A. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít. B. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. Mã đề 101 Trang 14/16
  7. C. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. D. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể. Câu 17. Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? A. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau. B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau. C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật. D. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn. Câu 18. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên. B. Những con cá sống trong Hồ Tây. C. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì. D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương. Câu 19. Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối? A. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ. B. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa. C. Những con cá sống trong cùng một cái hồ. D. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê. Câu 20. Nối các giai đoạn tiến hóa của sự sống với đặc điểm chính của mỗi giai đoạn A. 1-a, d; 2 – b; 3-c B. 1-b; 2-c, d; 3- a C. 1-a, 2 – b, 3- c, d D. 1- d, b; 2- a; 3-c Câu 21. Câu 12. Trong các nhân tố tiến hóa dưới đây : 1) Đột biến. 2) Chọn lọc tự nhiên. 3) Giao phối không ngẫu nhiên. 4) Di nhập gen. 5) Các yếu tố ngẫu nhiên. Có bao nhiêu nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định. A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 22. Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? A. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. B. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC. C. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. D. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm. Câu 23. Số lượng cá thể của ba quần thể thuộc một loài thú được thống kê ở bảng sau: Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản M 200 200 170 N 300 220 130 P 100 200 235 Cho biết diện tích cư trú của ba quần thể này bằng nhau, khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường cho ba quần thể này là như nhau. Phân tích bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quần thể M là mật độ cá thể cao nhất. Mã đề 101 Trang 15/16
  8. B. Quần thể P là quần thể ổn định C. Quần thể N là quần thể trẻ (đang phát triển) D. Quần thể M là quần thể già (suy thoái) Câu 24. Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau: (1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC. (2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều. (3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002. (4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô. Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là A. (2) và (4). B. (1) và (4). C. (2) và (3). D. (1) và (3). Câu 25. (NB) Sự kiện quan trọng nhất trong Cổ sinh là: A. Sự phát triển phồn thịnh của thực vật hạt kín, sâu bọ. B. Thực vật hạt trần và bò sát phát triển ưu thế. C. Xuất hiện sự sống nguyên thủy. D. Sự tiến lên cạn của các loài động vật. Câu 26. Trong những cơ chế hình thành loài sau: (1) Hình thành loài bằng cách li địa lí. (2) Hình thành loài bằng cách li tập tính. (3) Hình thành loài bằng cách li sinh thái. (4) Hình thành loài bằng lai xa kèm đa bội hóa. Có bao nhiêu cơ chế có thể xảy ra ở cả động vật? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 27. Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li trước hợp tử? (1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác. (3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. (4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau. Phương án đúng là: A. (2) và (4). B. (1) và (3). C. (1) và (4). D. (2) và (3). Câu 28. Tiến hành lai xa giữa hai loài thực vật có kiểu gen: aaBb và DdEe tạo ra F1. Theo lí thuyết, tiếp tục đa bội hoá các hợp tử F1 thì tạo ra kiểu gen nào sau đây? (Hình thành loài theo con đường lai xa và đa bội hóa) A. aaBBddEE. B. aaBbDDEe. C. AAbbDDEE. D. aaBbDdEe. Câu 29. Kích thước của quần thể sinh vật là: A. độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố. B. thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể. C. số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể. D. tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể. Câu 30. Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể không biến đổi theo nhiệt độ môi trường? A. Cá xương. B. Thú. C. Lưỡng cư. D. Bò sát. HẾT Mã đề 101 Trang 16/16