Kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học Lớp 12 - Mã đề 121 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Huệ (Có đáp án)

Câu 12. Lịch sử phát triển của sinh giới trải qua các đại địa chất nào sau đây? 
A. Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh. 
B. Tam điệp, Jura, Phấn trắng, Đệ tam, Đệ tứ. 
C. Silua, Cacbon, Tam điệp, Jura, Phấn trắng. 
D. Thái cổ, Than đá, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân sinh. 
Câu 13. Kết quả của giai đoạn tiến hóa hóa học là:  
A. Hình thành nên các tế bào sơ khai. B. Hình thành nên các loài sinh vật như ngày nay 
C. Hình thành nên các quần thể thích nghi. D. Hình thành các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. 
Câu 14. Bằng chứng giải phẫu so sánh chứng minh người và tinh tinh có quan hệ họ hàng gần gũi là: 
A. Cấu tạo bộ xương, bộ răng của tinh tinh rất giống với người. 
B. Quá trình phát triển phôi của người và tinh tinh rất giống nhau. 
C. Tinh tinh biết biểu lộ tình cảm buồn, vui, giận dữ giống con người. 
D. Số axit amin trong chuỗi ß-hê môglôbin của người và tinh tinh giống nhau. 
Câu 15. Đặc điểm của con đường hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa là: 
A. Thường xảy ra ở các loài động vật bậc cao. B. Xảy ra chậm, trải qua nhiều giai đoạn trung gian. 
C. Thường xảy ra đối với các loài vi khuẩn. D. Nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật. 
Câu 16. Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật? 
A. Các con sói xám giành nhau con mồi. B. Nhạn biển và cò cùng hợp tác làm tổ. 
C. Các con ong vò vẽ cùng nhau bảo vệ tổ. D. Lúa và cỏ dại cạnh tranh chất dinh dưỡng.
pdf 9 trang ngocdiemd2 10/08/2023 1880
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học Lớp 12 - Mã đề 121 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Huệ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_giua_hoc_ki_2_sinh_hoc_lop_12_ma_de_121_nam_hoc_202.pdf

Nội dung text: Kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học Lớp 12 - Mã đề 121 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Huệ (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN SINH HỌC – Khối lớp 12 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh : Số báo danh : Mã đề 121 Câu 1. Những ví dụ nào sau đây được gọi là hóa thạch? (1) Xác côn trùng trong hổ phách hàng nghìn năm. (2) Than đá có vết lá dương xỉ. (3) Mũi tên đồng, trống đồng Đông Sơn ở Thanh Hóa. (4) Lò gốm cổ ở Bát Tràng. A. (1) và (4). B. (1) và (2). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3). Câu 2. Loại cơ quan nào nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi, có kiểu cấu tạo giống nhau? A. Cơ quan tương tự. B. Cơ quan tương đồng. C. Cơ quan tiêu giảm. D. Cơ quan thoái hóa. Câu 3. Cá rô phi Việt Nam sống được trong khoảng nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC, trong khoảng nhiệt độ từ 20oC đến 35oC cá phát triển tốt. Khoảng nhiệt độ từ 20oC đến 35oC được gọi là: A. Khoảng thuận lợi. B. Khoảng phát triển. C. Khoảng chống chịu. D. Giới hạn sinh thái. Câu 4. Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN) theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại, những phát biểu nào sau đây đúng? (1) CLTN làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp. (2) CLTN chống lại alen trội thường nhanh chóng loại bỏ alen trội đó ra khỏi quần thể. (3) CLTN là quá trình phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. (4) CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định. A. (2) và (3). B. (1) và (4). C. (1) và (3). D. (3) và (4). Câu 5. Cho sơ đồ về giới hạn sinh thái của 3 loài động vật và một số nhận xét như sau: (1) Loài 3 được xem là loài ưa nhiệt, chỉ phù hợp khi nuôi ở vùng nhiệt đới. (2) Có thể nuôi ghép loài 1 và loài 3 trong cùng một không gian sống vì chúng không cạnh tranh với nhau. (3) Nếu cùng nuôi ba loài này trong cùng một không gian sống thì sự cạnh tranh giữa loài 1 và loài 2 diễn ra khốc liệt hơn so với giữa loài 2 và loài 3. (4) Nhiệt độ từ 10oC đến 20oC là khoảng thuận lợi đối với sự phát triển của loài 1 và loài 2. Có bao nhiêu nhận xét đúng? A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 6. Theo quan niệm của học thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị thứ cấp của quần thể là: A. Di nhập gen. B. Thường biến. C. Đột biến gen. D. Biến dị tổ hợp. Câu 7. Tiến hành lai loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 (gồm toàn nhiễm sắc thể lớn) với loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 (gồm toàn nhiễm sắc thể nhỏ) sau đó gây đa bội hóa thu được loài bông trồng ở Mĩ hiện nay. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Tế bào sinh dưỡng của các cây bông trồng ở Mĩ có 52 NST. 1/9 - Mã đề 121
  2. (2) Các cây bông trồng ở Mĩ có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. (3) Con đường hình thành loài này nhanh chóng tạo nên loài mới ở các loài sinh sản hữu tính. (4) Trong tế bào các NST tập trung thành 26 nhóm, mỗi nhóm gồm 2 NST giống nhau. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 8. Cho các giai đoạn tiến hóa của sự sống: (1) Tiến hóa tiền sinh học (2) Tiến hóa hóa học (3) Tiến hóa sinh học. Trình tự các giai đoạn tiến hóa đã xảy ra trong lịch sử là: A. (1) → (2) → (3). B. (3) → (1) → (2). C. (2) → (1) → (3). D. (2) → (3) → (1). Câu 9. Nhân tố đóng vai trò định hướng cho quá trình tiến hóa là: A. Đột biến gen. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Di nhập gen. Câu 10. Tiêu chuẩn phù hợp nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính có quan hệ thân thuộc là: A. Tiêu chuẩn cách li sinh sản. B. Tiêu chuẩn hình thái. C. Tiêu chuẩn sinh lí - hóa sinh. D. Tiêu chuẩn địa lí - sinh thái. Câu 11. Cho các giai đoạn của quá trình hình thành quần thể sinh vật: (1) Một số cá thể cùng loài phát tán đến môi trường sống mới. (2) Các cá thể gắn bó với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái. (3) CLTN giữ lại các cá thể thích nghi với điều kiện sống mới. Trình tự đúng là: A. (3) → (1) → (2). B. (1) → (3) → (2). C. (3) → (2) → (1). D. (1) → (2) →(3). Câu 12. Lịch sử phát triển của sinh giới trải qua các đại địa chất nào sau đây? A. Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh. B. Tam điệp, Jura, Phấn trắng, Đệ tam, Đệ tứ. C. Silua, Cacbon, Tam điệp, Jura, Phấn trắng. D. Thái cổ, Than đá, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân sinh. Câu 13. Kết quả của giai đoạn tiến hóa hóa học là: A. Hình thành nên các tế bào sơ khai. B. Hình thành nên các loài sinh vật như ngày nay C. Hình thành nên các quần thể thích nghi. D. Hình thành các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. Câu 14. Bằng chứng giải phẫu so sánh chứng minh người và tinh tinh có quan hệ họ hàng gần gũi là: A. Cấu tạo bộ xương, bộ răng của tinh tinh rất giống với người. B. Quá trình phát triển phôi của người và tinh tinh rất giống nhau. C. Tinh tinh biết biểu lộ tình cảm buồn, vui, giận dữ giống con người. D. Số axit amin trong chuỗi ß-hê môglôbin của người và tinh tinh giống nhau. Câu 15. Đặc điểm của con đường hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa là: A. Thường xảy ra ở các loài động vật bậc cao. B. Xảy ra chậm, trải qua nhiều giai đoạn trung gian. C. Thường xảy ra đối với các loài vi khuẩn. D. Nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật. Câu 16. Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật? A. Các con sói xám giành nhau con mồi. B. Nhạn biển và cò cùng hợp tác làm tổ. C. Các con ong vò vẽ cùng nhau bảo vệ tổ. D. Lúa và cỏ dại cạnh tranh chất dinh dưỡng. Câu 17. Khi nói về quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quần thể sinh vật là tập hợp các loài sinh vật khác nhau cùng sống trong một khoảng không gian xác định. B. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định. C. Quần thể sinh vật là tập hợp tất cả các sinh vật trên Trái Đất bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật. D. Quần thể sinh vật là tập hợp tất cả các sinh vật và các nhân tố sinh thái của môi trường sống xung quanh. Câu 18. Cơ quan nào sau đây là cơ quan thoái hóa ở người? A. Ruột già. B. Ruột non. C. Ruột thừa. D. Xương sườn. Câu 19. Khi nói về quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nếu không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới. B. Cách li địa lí là dạng cách li đánh dấu sự hình thành loài mới. C. Thường xảy ra đối với những loài động vật ít di chuyển. D. Xảy ra chậm và trải qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. Câu 20. Theo Đacuyn, cơ chế tiến hóa là: A. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp làm cho cơ thể sinh vật cũng biến đổi theo. B. Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. 2/9 - Mã đề 121
  3. B. Trồng cây với mật độ phù hợp để tất cả các cây đều phát triển tốt, năng suất cao. C. Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn . D. Điều khiển tỉ lệ đực : cái trong chăn nuôi để tăng hiệu quả kinh tế. Câu 30. Tất cả các loài sinh vật ngày nay đều được cấu tạo từ tế bào, đây là bằng chứng tiến hóa nào sau đây? A. Băng chứng giải phẫu so sánh. B. Bằng chứng sinh học phân tử. C. Bằng chứng phôi sinh học. D. Bằng chứng tế bào học. Câu 31. Khi nói về các nhân tố tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu dưới đây không chính xác? (1) Khi thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi theo hướng tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp thì chắc chắn quần thể đang chịu sự tác động của giao phối không ngẫu nhiên. (2) Khi không xảy ra đột biến và di nhập gen, không có các yếu tố ngẫu nhiên tác động thì chọn lọc tự nhiên là nhân tố duy nhất có thể làm phong phú vốn gen của quần thể. (3) Các yếu tố ngẫu nhiên thường làm thay đổi rất nhanh tần số alen của quần thể, đặc biệt là các quần thể có kích thước nhỏ. (4) Nếu tần số alen của quần thể là 0,75A : 0,25a đột ngột biến đổi thành 0,44A : 0,56a thì quần thể đang chịu tác động của nhân tố đột biến. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 32. Môi trường sống của các loài giun, sán kí sinh là: A. Môi trường sinh vật. B. Môi trường nước. C. Môi trường đất. D. Môi trường trên cạn. Câu 33. Bằng chứng nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử chứng minh các loài có chung nguồn gốc? A. Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật có xương sống. B. Tế bào của tất cả các loài sinh vật ngày nay đều được cấu tạo gồm ba phần chính. C. Hầu hết các loài sinh vật ngày nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền. D. Sự tương đồng trong cấu tạo các cơ quan của các loài động vật có xương sống. Câu 34. Thực chất của cách li trước hợp tử là: A. Ngăn cản việc sinh sản của các loài. B. Ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. C. Ngăn cản việc tạo thành hợp tử. D. Ngăn cản việc tạo ra giao tử. Câu 35. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê, các nhân tố nào dưới đây được xếp vào nhóm nhân tố sinh thái vô sinh? A. Nhiệt độ, ánh sáng, nước, các loài sinh vật. B. Nhiệt độ, ánh sáng, nước, xác sinh vật. C. Sâu đục thân, rệp sáp, kiến vàng, ve D. Các loài sinh vật trên cây và xác của chúng. Câu 36. Khi nói về tiến hóa lớn, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể. B. Làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài. C. Làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. D. Hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất vô cơ. Câu 37. Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, điểm giống nhau giữa đột biến và các yếu tố ngẫu nhiên là: A. Làm xuất hiện các alen mới, cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa nhỏ. B. Chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể. C. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không theo hướng xác định. D. Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp. Câu 38. Các bằng chứng tiến hóa cho thấy loài đang sống hiện nay có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với người là: A. Đười ươi. B. Vượn Gibbon. C. Khỉ Rhesut. D. Tinh tinh. Câu 39. Cho một số hiện tượng sau: (1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á. (2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay. (3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác. (5) Sau khi giao phối, tinh trùng của cóc bị chết trong đường sinh dục của nhái. Có bao nhiêu hiện tượng thuộc cách li sau hợp tử? A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 40. Đối tượng của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm của Đacuyn là: A. Loài sinh vật. B. Nòi sinh vật. C. Cá thể sinh vật. D. Quần thể sinh vật. HẾT 4/9 - Mã đề 121
  4. SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN SINH HỌC – Khối lớp 12 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh : Số báo danh : Mã đề 122 Câu 1. Cho các giai đoạn tiến hóa của sự sống: (1) Tiến hóa tiền sinh học (2) Tiến hóa sinh học (3) Tiến hóa hóa học. Trình tự các giai đoạn tiến hóa đã xảy ra trong lịch sử là: A. (2) → (3) → (1). B. (2) → (1) → (3). C. (3) → (1) → (2). D. (1) → (2) → (3). Câu 2. Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây khi tác động sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp? A. Đột biến gen. B. Di nhập gen. C. Yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối ngẫu nhiên. Câu 3. Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật? A. Nhạn biển và cò cùng hợp tác làm tổ. B. Các con sói xám giành nhau con mồi. C. Lúa và cỏ dại cạnh tranh chất dinh dưỡng. D. Các con ong vò vẽ cùng nhau bảo vệ tổ. Câu 4. Loại cơ quan nào có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi, thực hiện những chức năng giống nhau, có hình thái tương tự nhau? A. Cơ quan tiêu giảm. B. Cơ quan tương tự. C. Cơ quan tương đồng. D. Cơ quan thoái hóa. Câu 5. Cơ quan nào sau đây là cơ quan thoái hóa ở người? A. Dạ dày. B. Ruột non. C. Thực quản. D. Răng khôn. Câu 6. Cho các tập hợp sinh vật sau: (1) Cỏ dại ven đường. (2) Các cây tràm trong rừng U Minh. (3) Các con chim trong rừng. (4) Một khu vườn cà phê tại xã Ea Tóh. (5) Đàn cá trắm trong hồ. (6) Những con ếch và nòng nọc của nó trong ao. Có bao nhiêu tập hợp là quần thể sinh vật? A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 7. Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN) theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại, những phát biểu nào sau đây đúng? (1) CLTN làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp. (2) CLTN chống lại alen lặn thường nhanh chóng loại bỏ alen lặn đó ra khỏi quần thể. (3) CLTN là quá trình phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. (4) CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định. A. (3) và (4). B. (2) và (3). C. (1) và (3). D. (1) và (4). Câu 8. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê, các nhân tố nào dưới đây được xếp vào nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh? A. Các loài sinh vật trên cây và xác của chúng. B. Nhiệt độ, ánh sáng, nước, xác sinh vật. C. Sâu đục thân, rệp sáp, kiến vàng, ve D. Nhiệt độ, ánh sáng, nước, các loài sinh vật. Câu 9. Cho một số hiện tượng sau: (1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á. (2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay. (3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác. (5) Sau khi giao phối, tinh trùng của cóc bị chết trong đường sinh dục của nhái. Có bao nhiêu hiện tượng thuộc cách li trước hợp tử? A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 10. Cho sơ đồ về giới hạn sinh thái của 3 loài động vật và một số nhận xét như sau: 5/9 - Mã đề 121
  5. (1) Loài 3 được xem là loài ưa nhiệt, chỉ phù hợp khi nuôi ở vùng nhiệt đới. (2) Có thể nuôi ghép loài 1 và loài 3 trong cùng một không gian sống vì chúng không cạnh tranh với nhau. (3) Nếu cùng nuôi ba loài này trong cùng một không gian sống thì sự cạnh tranh giữa loài 1 và loài 2 diễn ra khốc liệt hơn so với giữa loài 2 và loài 3. (4) Loài 3 có vùng phân bố hẹp nhất trong 3 loài. Có bao nhiêu nhận xét đúng? A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 11. Khi nói về quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật nhưng rất hiếm xảy ra ở động vật. B. Nếu không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới. C. Thường xảy ra đối với những loài có khả năng di chuyển xa, phát tán mạnh. D. Cách li địa lí là dạng cách li đánh dấu sự hình thành loài mới. Câu 12. Khi nói về các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng? A. Các yếu tố ngẫu nhiên thường có xu hướng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể. B. Nhân tố tiến hóa là những nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. C. Đột biến là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa vì luôn xảy ra theo hướng xác định D. Có tất cả 4 nhân tố tiến hóa là đột biến, di - nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 13. ADN của tất cả các loài sinh vật ngày nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit, đây là bằng chứng tiến hóa nào sau đây? A. Bằng chứng sinh học phân tử. B. Băng chứng giải phẫu so sánh. C. Bằng chứng tế bào học. D. Bằng chứng phôi sinh học. Câu 14. Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao. B. Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh số lượng cá thể của quần thể. C. Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp. D. Các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể. Câu 15. Những ví dụ nào sau đây được gọi là hóa thạch? (1) Xác côn trùng trong hổ phách hàng nghìn năm. (2) Dụng cụ lao động của người tiền sử (3) Tượng phật được tìm thấy ở châu thổ song Cửu Long. (4) Dấu chân khủng long trên than bùn A. (1) và (4). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (4). D. (1) và (2). Câu 16. Lịch sử phát triển của sinh giới trải qua các đại địa chất nào sau đây? A. Tam điệp, Jura, Phấn trắng, Đệ tam, Đệ tứ. B. Thái cổ, Than đá, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân sinh. C. Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh. D. Silua, Cacbon, Tam điệp, Jura, Phấn trắng. Câu 17. Bằng chứng sinh học phân tử chứng minh người và tinh tinh có quan hệ họ hàng gần gũi là: A. Cấu tạo bộ xương, bộ răng của tinh tinh rất giống với người. B. Quá trình phát triển phôi của người và tinh tinh rất giống nhau. C. Số axit amin trong chuỗi ß-hê môglôbin của người và tinh tinh giống nhau. D. Tinh tinh biết biểu lộ tình cảm buồn, vui, giận dữ giống con người. Câu 18. Thực chất của cách li sau hợp tử là: A. Ngăn cản việc tạo thành hợp tử. B. Ngăn cản việc sinh sản của các loài. C. Ngăn cản việc tạo ra giao tử. D. Ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. Câu 19. Khi nói về quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định. 6/9 - Mã đề 121
  6. B. Quần thể sinh vật là tập hợp các loài sinh vật khác nhau cùng sống trong một khoảng không gian xác định. C. Quần thể sinh vật là tập hợp tất cả các sinh vật trên Trái Đất bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật. D. Quần thể sinh vật là tập hợp tất cả các sinh vật và các nhân tố sinh thái của môi trường sống xung quanh. Câu 20. Theo quan niệm của học thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị sơ cấp của quần thể là: A. Đột biến gen. B. Di nhập gen. C. Biến dị tổ hợp. D. Thường biến. Câu 21. Khi nói về các nhân tố tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu dưới đây không chính xác? (1) Khi thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi theo hướng tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp thì chắc chắn quần thể đang chịu sự tác động của giao phối không ngẫu nhiên. (2) Khi không xảy ra đột biến và di nhập gen, không có các yếu tố ngẫu nhiên tác động thì chọn lọc tự nhiên là nhân tố duy nhất có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể. (3) Các yếu tố ngẫu nhiên thường làm thay đổi rất nhanh tần số alen của quần thể, đặc biệt là các quần thể có kích thước nhỏ. (4) Nếu tần số alen của quần thể là 0,75A : 0,25a đột ngột biến đổi thành 0,44A : 0,56a thì quần thể đang chịu tác động của nhân tố đột biến. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 22. Môi trường sống của hầu hết các loài sinh vật trên Trái Đất là: A. Môi trường đất. B. Môi trường nước. C. Môi trường sinh vật. D. Môi trường trên cạn. Câu 23. Cá rô phi Việt Nam sống được trong khoảng nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC, trong khoảng nhiệt độ từ 20oC đến 35oC cá phát triển tốt. Khoảng nhiệt độ từ 35oC đến 42oC được gọi là: A. Khoảng thuận lợi. B. Giới hạn sinh thái. C. Khoảng phát triển. D. Khoảng chống chịu. Câu 24. Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất vô cơ. B. Làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. C. Làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài. D. Xảy ra trên quy mô lớn, trải qua thời gian lịch sử lâu dài. Câu 25. Kết quả của giai đoạn tiến hóa tiền sinh học là: A. Hình thành nên các loài sinh vật như ngày nay B. Hình thành các hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. C. Hình thành nên các tế bào sơ khai. D. Hình thành nên các quần thể thích nghi. Câu 26. Tiêu chuẩn phù hợp nhất để phân biệt các loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc là: A. Tiêu chuẩn sinh lí - hóa sinh. B. Tiêu chuẩn địa lí - sinh thái. C. Tiêu chuẩn hình thái. D. Tiêu chuẩn cách li sinh sản. Câu 27. Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào hoạt động nào sau đây? A. Đảm bảo mật độ phù hợp trong chăn nuôi, xây dựng chuồng trại hợp lí. B. Dựa vào độ tuổi của cây để bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lí. C. Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong cùng một ao. D. Điều khiển tỉ lệ đực : cái trong chăn nuôi để tăng hiệu quả kinh tế. Câu 28. Tiến hành lai loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 (gồm toàn nhiễm sắc thể lớn) với loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 (gồm toàn nhiễm sắc thể nhỏ) sau đó gây đa bội hóa thu được loài bông trồng ở Mĩ hiện nay. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Tế bào sinh dưỡng của các cây bông trồng ở Mĩ có 52 NST. (2) Các cây bông trồng ở Mĩ có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. (3) Con đường hình thành loài này nhanh chóng tạo nên loài mới ở các loài sinh sản hữu tính. (4) Trong tế bào các NST tập trung thành 13 nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST giống nhau. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 29. Con đường hình thành loài nào sau đây thường xảy ra khi có những chướng ngại như núi, sông, biển ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau? A. Hình thành loài bằng cách li sinh thái. B. Hình thành loài bằng cách li địa lí. C. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa. D. Hình thành loài bằng cách li tập tính. Câu 30. Cho các giai đoạn của quá trình hình thành quần thể sinh vật: (1) CLTN giữ lại các cá thể thích nghi với điều kiện sống mới. (2) Các cá thể gắn bó với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái. (3) Một số cá thể cùng loài phát tán đến môi trường sống mới. Trình tự đúng là: A. (1) → (2) → (3). B. (3) → (2) → (1). C. (1) → (3) → (2). D. (3) → (1) → (2). 7/9 - Mã đề 121
  7. Câu 31. Theo Đacuyn, nguyên nhân tiến hóa là do: A. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp làm cho cơ thể sinh vật cũng biến đổi theo. B. Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua tính biến dị và di truyền của sinh vật. D. Mọi sinh vật đều có khả năng thích nghi với môi trường khi điều kiện sống thay đổi. Câu 32. Đối tượng của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm của Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại là: A. Cá thể sinh vật. B. Quần thể sinh vật. C. Loài sinh vật. D. Nòi sinh vật. Câu 33. Bằng chứng nào sau đây là bằng chứng tế bào học chứng minh các loài có chung nguồn gốc? A. Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật có xương sống. B. Hầu hết các loài sinh vật ngày nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền. C. Sự tương đồng trong cấu tạo các cơ quan của các loài động vật có xương sống. D. Tế bào của tất cả các loài sinh vật ngày nay đều được cấu tạo gồm ba phần chính. Câu 34. Các bằng chứng tiến hóa cho thấy loài đang sống hiện nay có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với người là: A. Tinh tinh. B. Vượn Gibbon. C. Khỉ Rhesut. D. Đười ươi. Câu 35. Khi nói về hóa thạch, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Dựa vào hóa thạch có thể biết được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau. B. Hóa thạch là bằng chứng gián tiếp để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới. C. Hóa thạch là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước để lại trong các lớp đất đá. D. Dựa vào hóa thạch có thể biết được lịch sử hình thành và phát triển của lớp vỏ Trái Đất. Câu 36. Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, điểm giống nhau giữa chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên là: A. Làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể. B. Đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. C. Đều làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác định. D. Đều làm nghèo vốn gen (giảm sự đa dạng di truyền) của quần thể. Câu 37. Cho các ví dụ sau: (1) Tay người và cánh dơi (2) Cánh chim và cánh ruồi (3) Lá cây và gai xương rồng (4) Ngà voi và sừng trâu. Ví dụ nào là cơ quan tương đồng? A. (1), (3). B. (1), (2). C. (3), (4). D. (2), (4). Câu 38. Quá trình hình thành các loài B, C, D từ loài A (loài gốc) được mô tả ở hình dưới. Phân tích hình này, theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Vốn gen của các quần thể thuộc loài B ở đảo I, đảo II và đảo III phân hóa theo các hướng khác nhau. (2) Quá trình này nhanh chóng tạo nên loài mới ở các loài có khả năng phát tán mạnh. (3) Khoảng cách giữa các đảo đã tạo ra sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể ở đảo I, đảo II và đảo III. (4) Quá trình này chỉ chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 39. Nhân tố đóng vai trò định hướng cho quá trình tiến hóa là: A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến gen. D. Di nhập gen. Câu 40. Con đường hình thành loài nào sau đây nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật mà không cần sự cách li địa lí? A. Hình thành loài bằng cách li địa lí. B. Hình thành loài bằng cách li tập tính. C. Hình thành loài bằng cách li sinh thái. D. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa. HẾT 8/9 - Mã đề 121
  8. SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ MÔN SINH HOC – Khối lớp 12 Thời gian làm bài : 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần đáp án câu trắc nghiệm: Tổng câu trắc nghiệm: 40. 121 122 123 124 1 B C C D 2 B A D A 3 A D B B 4 A B B D 5 C D A D 6 D C A B 7 A A C C 8 C C D A 9 C D B C 10 A A A D 11 B C C B 12 A B A D 13 D A B C 14 A B A C 15 D A C D 16 A C D A 17 B C A C 18 C D B D 19 D A A A 20 B A D B 21 D B C A 22 D D A B 23 B D D C 24 C B D A 25 B C A B 26 D A B C 27 A C C C 28 A C D B 29 C B C A 30 D D A A 31 B C B D 32 A B B D 33 C D C A 34 C A D C 35 B B D A 36 B B C D 37 C A B C 38 D D D B 39 D B C B 40 C D C A 9/9 - Mã đề 121