Kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Thế Vinh (Có đáp án)

Đọc đoạn trích:

“…Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
Huống đường đi còn lắm bước gian truân
Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu!
Thì đứng dậy, xoa tay và tự bảo:
Chỉ còn đây, sức lực hãy còn đây!
Lòng không nghèo tin tưởng ở tương lai


 Chân có ngã thì đứng lên, lại bước.
 Thua ván này, ta đem bày ván khác,
 Có can chi, miễn được cuộc sau cùng
  Dậy mà đi, hy vọng sẽ thành công
  Rút kinh nghiệm ở bao lần thất bại:
   Một lần ngã là một lần bớt dại
   Để thêm khôn một chút nữa trong người…”

                                         Tháng 5 - 1941

(Trích “Dậy mà đi”, Thơ, Tố Hữu, NXB Văn học, 2015, tr.126)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1(0.75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2(0.75điểm). Nêu 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau: 

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?

docx 6 trang ngocdiemd2 15/08/2023 4540
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Thế Vinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxkiem_tra_giua_ki_1_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2022_2023_truong_t.docx

Nội dung text: Kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Thế Vinh (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH Môn: Ngữ văn – Lớp: 12 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) Họ và tên học sinh: Số báo danh: Lớp . I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: “ Ai chiến thắng mà không hề chiến bại Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần? Huống đường đi còn lắm bước gian truân Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu! Thì đứng dậy, xoa tay và tự bảo: Chỉ còn đây, sức lực hãy còn đây! Lòng không nghèo tin tưởng ở tương lai Chân có ngã thì đứng lên, lại bước. Thua ván này, ta đem bày ván khác, Có can chi, miễn được cuộc sau cùng Dậy mà đi, hy vọng sẽ thành công Rút kinh nghiệm ở bao lần thất bại: Một lần ngã là một lần bớt dại Để thêm khôn một chút nữa trong người ” Tháng 5 - 1941 (Trích “Dậy mà đi”, Thơ, Tố Hữu, NXB Văn học, 2015, tr.126) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1(0.75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2(0.75điểm). Nêu 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau: Ai chiến thắng mà không hề chiến bại Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần? Câu 3(1.0 điểm).Theo tác giả, vì sao phải “đứng lên” khi thất bại? Câu 4(0.5 điểm).Thông điệp nào trong bài thơ có ý nghĩa nhất với anh chị?Vì sao? GV: Trần Thị Thanh Vân
  2. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thêm Rải rác biên cương, mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (“Tây Tiến” – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập1, NXB Giáo dục, 2008) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét âm hưởng bi tráng về hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng. - HẾT- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. GV: Trần Thị Thanh Vân
  3. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH Môn: Ngữ văn – Lớp: 12 HDC CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút(không kể thời gian giao đề) (HDC gồm có 04 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.5 điểm B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I ĐỌC-HIỂU 1 Phương thức biểu đạt:Biểu cảm Hướng dẫn chấm 0,75 Trả lời đúng đáp án:0,75điểm Trả lời không đúng đáp án:0.0 điểm 2 - Điệp từ (Ai, mà). Điệp cấu trúc (Ai mà ). 0.75 - Đối lập (Chiến thắng – chiến bại; khôn – dại). Câu hỏi tu từ (Ai chiến thắng mà không hề chiến bại; Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?) Hướng dẫn chấm Trả lời được 02 biện pháp tu từ :0,75 điểm Trả lời được 01 biện pháp tu từ :0,5 điểm 3 Theo tác giả, phải “đứng lên”khi thất bại vì: 1.0 - Cuộc sống còn nhiều gian truân, nếu từ bỏ sẽ không bao giờ đi đến thành công. - Đây chưa phải là cái đích cuối cùng (chưa phải trận sau cùng chiến đấu) - Chúng ta còn có nhiều sức lực, niềm tin và ý chí để vượt qua thử thách. Hướng dẫn chấm GV: Trần Thị Thanh Vân
  4. Học sinh trả lời như đáp án :1,0 điểm Học sinh trả lời được 02 ý :0,75 điểm Học sinh trả lời được 01 ý :0,5 điểm 4 HS có thể đưa ra nhiều bài học khác nhau và lí giải hợp lí và thuyết 0.5 phục. Sau đây là gợi ý câu trả lời: -Con đường đến với thành công, trưởng thành không dễ dàng, đơn giản. Nhiều khi phải trải qua những vấp ngã, thất bại. -Mỗi lần thất bại,vấp ngã là một lần ta rút ra thêm được bài học cho bản thân, có như thế mới “bớt dại”và “thêm khôn”. Hướng dẫn chấm Học sinh trả lời được bài học và lí giải thuyết phục:0.5điểm Học sinh trả lời được bài học nhưng lí giải không thuyết phục:0,25 điểm II LÀM VĂN 7.0 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét âm hưởng bi tráng về hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng. 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ 0.5 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5 Hình tượng người lính trong đoạn thơ và nhận xét âm hưởng bi tráng về hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng. Hướng dẫn chấm Học sinh xác định đúng vấn đề nghị luận :0,5điểm Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận:0,0 điểm 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách,nhưng vận dụng tốt các thao tác lập luận,kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và lập luận và dẫn chứng.Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: * Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến 0.5 GV: Trần Thị Thanh Vân
  5. *Cảm nhận về đoạn thơ 3.5 -Về nội dung +Diện mạo oai phong, dữ dội của người lính + Người lính với tâm hồn hào hoa, lãng mạn + Ý chí, quyết tâm và sư hi sinh anh dũng của người lính Tây Tiến - Về nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ tài hoa và xúc cảm mãnh liệt; hình ảnh thơ sáng tạo, kết hợp từ Hán Việt và thuần Việt; nhiều biện pháp tu từ đã làm nên sức sống của hình tượng nghệ thuật. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 3,5 điểm - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2,0 điểm – 2,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,25 điểm. *Âm hưởng bi tráng về hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng. 0.75 - Bi : người lính hiện lên từ bút pháp hiện thực với: + Gian khổ, vất vả, thiếu thốn . + Hi sinh, mất mát, đau thương song không bi lụy - Tráng: người lính hiện lên từ bút pháp lãng mạn với: +Tâm hồn hào hoa,mơ mộng, lạc quan, yêu đời. +Tinh thần quả cảm, ý chí kiên cường + Giọng thơ cổ kính Hướng dẫn chấm: - Học sinh viết đầy đủ, sâu sắc: 0.75 điểm - Học sinh viết đầy đủ nhưng chưa sâu sắc: 0.5 điểm - Học sinh viết chung chung, sơ sài: 0,25 điểm * Đánh giá chung: 0.5 GV: Trần Thị Thanh Vân
  6. - Hình tượng người lính qua khổ thơ vừa mang nét lãng mạn, hào hoa rất riêng của những chàng trai trẻ hà thành vừa hào hùng với lí tưởng và sự hi sinh cao cả của người lính cụ Hồ trong kháng chiến nói chung. -Hình tượng đó thể hiện đậm nét phong cách của tác giả Quang Dũng và tấm lòng đồng cảm, trân trọng đồng chí đồng đội của nhà thơ. Hướng dẫn chấm: - Đánh đầy đủ, sâu sắc:0.5 điểm - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm. 4. Sáng tạo 0.5 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu TỔNG 10.0 GV: Trần Thị Thanh Vân