Kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã có 2 đoạn viết: 
      “Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con 
trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi tàu ngựa nhà này đến tàu ngựa nhà 

khác, ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc 
nào cũng  chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm 
một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì 
giặt đay, xe đay, đến mùa đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào 
cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt 
đời thế. Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, 
đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày. 
         Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng 
Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng 
chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi 
trong cái lỗ vuông  ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.”  
Ở một đoạn khác, nhà văn viết:  
“Mị đứng lặng trong bóng tối. 
Rồi Mị cũng vụt chạy. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, 
chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: 
– A Phủ cho tôi đi.  
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:  
– Ở đây thì chết mất.  
A Phủ chợt hiểu.  
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình. 
A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.” 
                                                      (Vợ chồng A Phủ -Tô Hoài, Ngữ văn 12) 
        Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong hai đoạn trích trên? Từ đó, bình luận 
ngắn gọn về cách nhìn con người của nhà văn Tô Hoài. 

pdf 2 trang ngocdiemd2 15/08/2023 2400
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_giua_ki_2_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2022_2023_truong_t.pdf

Nội dung text: Kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH Bài kiểm tra môn: Ngữ Văn – Khối 12 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 02 trang) Họ, tên học sinh: . Lớp: . Số báo danh PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: NHỮNG GÌ CÒN LẠI Những gì còn lại sau mưa Bàn thờ kê chiếc bàn xiêu Là cơn hồng thuỷ bất ngờ bủa vây Gió mưa chưa tạnh, còn nhiều bão giông Mẹ cha chắt bóp bao ngày Những gì còn lại trong tâm Một đêm lũ cuốn trắng tay, trắng đầu "Còn da lông mọc", còn mầm cây lên Chỉ còn nước bạc, bùn nâu Còn đây hơi ấm trăm miền Chỉ còn bao nỗi lo âu chất chồng Còn đây "máu chảy ruột mềm" thương Chỉ còn mẹ với mùa đông nhau Ngực trần không yếm, bếp không khói Những gì còn lại mai sau chiều Nghĩa tình, đạo lí nhắc nhau ghi lòng. Nguyễn Hữu Thắng (Nguồn Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.(0.5 điểm) Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 1 biện pháp tu từ trong 4 dòng thơ sau: (0.75 điểm) Chỉ còn nước bạc, bùn nâu Chỉ còn bao nỗi lo âu chất chồng Chỉ còn mẹ với mùa đông Ngực trần không yếm, bếp không khói chiều Câu 3. Theo Anh (chị), những từ ngữ đậm chất dân gian trong các dòng thơ sau có ý nghĩa gì? (0.75 điểm) Những gì còn lại trong tâm "Còn da lông mọc", còn mầm cây lên Còn đây hơi ấm trăm miền Còn đây "máu chảy ruột mềm" thương nhau Câu 4. Thông điệp tâm đắc nhất của anh, chị trong văn bản là gì? Nêu lí do. (1.0 điểm) PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã có 2 đoạn viết: “Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi tàu ngựa nhà này đến tàu ngựa nhà
  2. khác, ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời thế. Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.” Ở một đoạn khác, nhà văn viết: “Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: – A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: – Ở đây thì chết mất. A Phủ chợt hiểu. Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình. A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.” (Vợ chồng A Phủ -Tô Hoài, Ngữ văn 12) Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong hai đoạn trích trên? Từ đó, bình luận ngắn gọn về cách nhìn con người của nhà văn Tô Hoài. Hết Học sinh không dùng tài liệu; giám thị không giải thích gì thêm.