Kiểm tra giữa kì 2 Sinh học Lớp 12 - Mã đề 001 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh (Có đáp án)

Câu 12:  Tỉ số % về số cá thể của một loại nào đó so với tổng số cá thể của tất cả loài có trong quần xã được gọi 
là 
A. Cấu trúc của quần xã B. Tần suất xuất hiện (hay độ thường gặp) của loài 
C. Độ phong phú (hay mức giàu có) của loài D. Tính đa dạng về loài của quần xã 
Câu 13: Các loài sinh vật sống trong rừng mưa nhiệt đới được gọi là 
A. Nhóm sinh vật phân giải B. Nhóm sinh vật dị dưỡng 
C. Quần thể thực vật D. Quần xã sinh vật 
Câu 14: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể quần thể theo chu kỳ là do: 
A. Do những thay đổi có tính chu kỳ của điều kiện môi trường. 
B. Do các hiện tượng thiên tai xảy ra hàng năm. 
C. Do những thay đổi có tính chu kỳ của dịch bệnh hàng năm. 
D. Do mỗi năm đều có một loại dịch bệnh tấn công quần thể. 
Câu 15: Ví dụ không phải nói về một quần xã sinh vật là 
A. Trên một cánh đồng cỏ có quần thể cỏ, quần thể chuột, quần thể vi sinh vật... 
B. Trong Hồ Tây có các quần thể động vật, thực vật, vi sinh vật thủy sinh... 
C. Trong một khu vườn có 1 đàn gà, 2 luống rau cải, 3 con chim sẻ 
D. Rừng ngập mặn ở Xuân Thủy, Nam Định có các loài thực vật như sú, vẹt, động vật... 
Câu 16: Tuổi sinh lý được tính 
A. bằng tuổi trung bình của các cá thể còn non trong quần thể. 
B. từ khi cá thể sinh ra cho đến khi bị chết vì già. 
C. bằng tuổi trung bình của các cá thể già trong quần thể. 
D. từ khi cá thể sinh ra cho đến khi chết vì nguyên nhân sinh thái. 
Câu 17: Nếu kích thước quần thể giảm xuống tới dưới mức tối thiểu thì quẩn thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong 
do nguyên nhân chính là 
A. Sức sinh sản giảm B. Không kiếm đủ thức ăn 
C. Chỉ còn lại những cá thể già yếu D. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm
pdf 8 trang ngocdiemd2 10/08/2023 4220
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa kì 2 Sinh học Lớp 12 - Mã đề 001 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_giua_ki_2_sinh_hoc_lop_12_ma_de_001_nam_hoc_2022_20.pdf

Nội dung text: Kiểm tra giữa kì 2 Sinh học Lớp 12 - Mã đề 001 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT GIO LINH MÔN SINH HỌC LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 Phút; Họ tên: Số báo danh: Mã đề 001 I. PHẦN DÀNH CHO BAN CƠ BẢN: 1. TRẮC NGHIỆM (7đ) Câu 1: Người ta chia cấu trúc tuổi của quần thể thành A. tuổi sinh sản, tuổi sinh thái và tuổi quần thể. B. tuổi sinh lí, tuổi sinh thái và tuổi quần thể. C. tuổi sinh sản, tuổi sinh lí và tuổi sinh thái. D. tuổi sinh lí, tuổi sinh sản và tuổi quần thể. Câu 2: Mức sinh sản của quần thể là A. Số cá thể sống sót đến tuổi trưởng thành của quần thể B. Hiệu số giữa số cá thể được sinh ra với số cá thể bị chết đi C. Số cá thể mới được sinh ra trong một đơn vị thời gian xác định D. Số cá thể được sinh ra trong thời gian tồn tại của quần thể Câu 3: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường A. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn. B. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. C. đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. D. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật. Câu 4: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng? A. Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp tới sinh vật. B. Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật. C. Môi trường bao gồm tất cả các nhân tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. D. Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh xung quanh sinh vật. Câu 5: Khi quần thể vượt quá “mức chịu đựng” thì thể thường xảy ra mối quan hệ A. hội sinh. B. cạnh tranh. C. cộng sinh. D. hỗ trợ. Câu 6: Có bao nhiêu đặc trưng không phải là đặc trưng của quần thể giao phối (1) Độ đa dạng về loài. (2) Tỉ lệ giới tính. (3) Mật độ cá thể. (4) Tỉ lệ các nhóm tuổi. (5) Kích thước quần thể. (6) Tỉ lệ sinh. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 7: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xảy ra khi A. các cá thể có cùng một nhu cầu dinh dưỡng và trước cùng một nguồn dinh dưỡng, khi đó xảy ra sự cạnh tranh dinh dưỡng. B. các cá thể sống trong các khu vực khác nhau, khi chúng xâm phạm nơi của nhau thì sự cạnh tranh diễn ra C. hai cá thể có cùng một tập tính hoạt động, sống trong cùng một môi trường nên chúng mâu thuẫn với nhau dẫn đến cạnh tranh. D. mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. Câu 8: Nhân tố nào là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể? A. Lũ lụt B. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn C. Khí hậu D. Nhiệt độ xuống quá thấp Câu 9: Hình thức sống chung giữa 2 loài trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại gì thuộc mối quan hệ A. kí sinh. B. hội sinh. C. hợp tác. D. cộng sinh. Câu 10: Trong quần xã thường có các mối quan hệ đối kháng là A. cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác. B. cạnh tranh, cộng sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác. C. cạnh tranh, hội sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác. Trang 1/5 - Mã đề 001 -
  2. D. cộng sinh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác. Câu 11: Các nhân tố sinh thái là A. Những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh (nhân tố hữu sinh). B. Những tác động của con người đến môi trường. C. Tất cả các yếu tố xung quanh sinh vật, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật. D. Tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật (nhân tố vô sinh). Câu 12: Tỉ số % về số cá thể của một loại nào đó so với tổng số cá thể của tất cả loài có trong quần xã được gọi là A. Cấu trúc của quần xã B. Tần suất xuất hiện (hay độ thường gặp) của loài C. Độ phong phú (hay mức giàu có) của loài D. Tính đa dạng về loài của quần xã Câu 13: Các loài sinh vật sống trong rừng mưa nhiệt đới được gọi là A. Nhóm sinh vật phân giải B. Nhóm sinh vật dị dưỡng C. Quần thể thực vật D. Quần xã sinh vật Câu 14: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể quần thể theo chu kỳ là do: A. Do những thay đổi có tính chu kỳ của điều kiện môi trường. B. Do các hiện tượng thiên tai xảy ra hàng năm. C. Do những thay đổi có tính chu kỳ của dịch bệnh hàng năm. D. Do mỗi năm đều có một loại dịch bệnh tấn công quần thể. Câu 15: Ví dụ không phải nói về một quần xã sinh vật là A. Trên một cánh đồng cỏ có quần thể cỏ, quần thể chuột, quần thể vi sinh vật B. Trong Hồ Tây có các quần thể động vật, thực vật, vi sinh vật thủy sinh C. Trong một khu vườn có 1 đàn gà, 2 luống rau cải, 3 con chim sẻ D. Rừng ngập mặn ở Xuân Thủy, Nam Định có các loài thực vật như sú, vẹt, động vật Câu 16: Tuổi sinh lý được tính A. bằng tuổi trung bình của các cá thể còn non trong quần thể. B. từ khi cá thể sinh ra cho đến khi bị chết vì già. C. bằng tuổi trung bình của các cá thể già trong quần thể. D. từ khi cá thể sinh ra cho đến khi chết vì nguyên nhân sinh thái. Câu 17: Nếu kích thước quần thể giảm xuống tới dưới mức tối thiểu thì quẩn thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong do nguyên nhân chính là A. Sức sinh sản giảm B. Không kiếm đủ thức ăn C. Chỉ còn lại những cá thể già yếu D. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm Câu 18: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể làm A. Thay đổi nguồn thức ăn, nơi ở và các nguồn sống khác B. Thay đổi số lượng và phân bố cá thể phù hợp giúp quần thể tồn tại, phát triển C. Giảm số lượng cá thể trong quần thể D. Tăng số lượng cá thể trong quần thể Câu 19: Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là A. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. B. yếu tố vô sinh. C. yếu tố hữu sinh. D. các bệnh truyền nhiễm. Câu 20: Ở Việt Nam, sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa nào? Vì sao? A. Mùa khô do sâu hại thích nghi với khí hậu khô nóng nên sinh sản mạnh. B. Mùa xuân do nhiệt độ thích hợp, thức ăn phong phú. C. Mùa mưa do cây cối xanh tốt, sâu hại có nhiều thức ăn. D. Mùa xuân và mùa hè do khí hậu ấm áp, thức ăn dồi dào. Câu 21: Vai trò số lượng các nhóm loài trong quần xã được thể hiện bằng các chỉ số rất quan trọng là A. tần suất xuất hiện và tỷ lệ đực/cái của loài. B. tỷ lệ các nhóm tuổi và độ phong phú của loài. C. độ phong phú và tỷ lệ đực/cái của loài. Trang 2/5 - Mã đề 001 -
  3. D. tần suất xuất hiện và độ phong phú của loài. Câu 22: Ví dụ thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là A. Ở cá, nhiều loài khi hoạt động chúng di cư theo đàn có số lượng rất động nhờ đó chúng giảm lượng tiêu hao oxi, tăng cường dinh dưỡng, chống lại các tác nhân bất lợi. B. Ở loài khỉ, khi đến mùa sinh sản các con đực đánh nhau để tìm ra con khoẻ nhất, các con đực yếu hơn sẽ phải di cư đến một nơi khác, chỉ có con đực khoẻ nhất được ở lại đàn. C. Ở loài linh dương đầu bò, các cá thể khi hoạt động thường theo đàn có số lượng rất lớn, khi gặp vật ăn thịt cả đàn bỏ chạy, con yếu sẽ bị vật ăn thịt tiêu diệt. D. Ở thực vật, tre lứa thường có xu hướng quần tụ với nhau giúp chúng tăng khả năng chống chịu với gió bão, giúp chúng sinh trưởng phát triển tốt hơn. Câu 23: Cây tầm gửi sống trên cây bưởi, sán lá gan sống trong ống tiêu hoá của chó, mèo. Các sinh vật đó có loại môi trường sống là A. môi trường nước B. môi trường sinh vật. C. môi trường trên cạn. D. môi trường đất. Câu 24: Điểm giống nhau cơ bản giữa quan hệ cộng sinh và quan hệ hợp tác là A. quan hệ cộng sinh và quan hệ hợp tác đều không phải là quan hệ nhất thiết phải có đối với mỗi loài. B. có ít nhất một loài không có lợi gì. C. hai loài cộng sinh hay hợp tác với nhau thì chỉ có một loài có lợi. D. hai hay nhiều loài tham gia cộng sinh hay hợp tác đều có lợi. Câu 25: Một quần xã ổn định thường có A. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao B. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao C. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp D. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp Câu 26: Tập hợp nào sau đây là một quần thể sinh vật? A. Chim cánh cụt ở Bắc Cực B. Cá ở Hồ Tây. C. Cây trong rừng. D. Gà trong vườn. Câu 27: Hiện tượng sống bầy đàn ở cá, sống bầy đàn ở chim là các ví dụ về mối quan hệ A. hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể. B. cạnh tranh nguồn sống giữa các cá thể trong quần thể. C. cạnh tranh nguồn sống giữa các cá thể trong quần xã. D. hỗ trợ giữa các cá thể trong quần xã. Câu 28: Ý có nội dung không đúng khi giải thích lí do đặc trưng về mật độ được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể là A. Khi mật độ giảm, nguồn thức ăn dồi dào thì các cá thể trong quần thể tăng cường sự hỗ trợ lần nhau. B. khi mật độ cá thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành thức ăn, nơi ở . . .dẫn tới C. mật độ cá thể trong quần thể có ý nghĩa, giúp con người có thể đánh giá được mức độ thích nghi D. mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh 2. TỰ LUẬN: (3đ) Câu 29: Cá rô phi nuôi ở nước ta bị chết khi nhiệt độ xuống dưới 5,60C hoặc khi cao hơn 420C và sinh sống tốt ở khoảng 200C đến 350C. Khoảng 5,60C 420C và 200C 350C, giá trị 5,60C, 420C được gọi là gì? Câu 30: Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp? Cho ví dụ minh hoạ. Câu 31: Lựa chọn đúng, sai, giải thích? a/ Hiện tượng “cây bóp cổ” ở rừng nhiệt đới phản ánh mối quan hệ cạnh tranh. b. Hiện tượng cây phong lan sống trên thân cây gỗ lớn là mối quan hệ kí sinh. II.PHẦN DÀNH CHO BAN NÂNG CAO: 1. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất được chia thành 3 giai đoạn theo thứ tự sau: A. Tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa sinh học. B. Tiến hóa hóa học → tiến hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học. C. Tiến hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa hóa học D. Tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa sinh học → tiến hóa hóa học Câu 2: Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 loài sinh học khác nhau là A. chúng sinh ra con bất thụ. B. chúng cách li sinh sản với nhau. Trang 3/5 - Mã đề 001 -
  4. C. chúng không cùng môi trường. D. chúng có hình thái khác nhau. Câu 3: Khi lai ngựa cái và lừa đực tạo ra con la bất thụ. Đó là ví dụ về dạng cách li A. sinh thái. B. địa lí. C. sau hợp tử. D. trước hợp tử. Câu 4: Đột biến gen có vai trò quan trọng trong tiến hóa vì: A. Nó tạo ra các alen mới cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa B. Nó trực tiếp tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa C. Nó luôn tạo ra các tính trạng mới. D. Khi gặp môi trường bất lợi nó sẽ tạo ra các biến dị có lợi giúp sinh vật thích nghi. Câu 5: Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi A. loài mới xuất hiện. B. quần thể mới xuất hiện. C. họ mới xuất hiện. D. chi mới xuất hiện. Câu 6: Tiến hoá nhỏ là quá trình A. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. B. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. C. hình thành các nhóm phân loại trên loài. D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình. Câu 7: Loài người hình thành vào kỉ A. đệ tam B. tam điệp C. đệ tứ D. jura Câu 8: Những cơ thể sống đầu tiên có những đặc điểm nào? A. Cấu tạo đơn giản-dị dưỡng-yếm khí B. Cấu tạo đơn giản-tự dưỡng-yếm khí C. Cấu tạo đơn giản-dị dưỡng-hiếu khí D. Cấu tạo đơn giản-tự dưỡng-hiếu khí Câu 9: Sự tương tác giữa các loại đại phân tử nào sau đây đã dẫn đến hình thành sự sống? A. Prôtêin và prôtêin. B. Prôtêin và saccarit. C. Prôtêin và lipit. D. Prôtêin và axit nuclêic Câu 10: Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hoá? A. Di - nhập gen. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối ngẫu nhiên. Câu 11: Lai xa và đa bội hóa nhanh chóng tạo nên loài mới ở A. thực vật. B. vi sinh vật. C. động vật bậc thấp. D. động vật bậc cao. Câu 12: Cách li sau hợp tử là A. hai loài có những tập tính sinh sản khác nhau do đó không giao phối với nhau. B. hai loài ở xa nhau do đó chúng không giao phối được với nhau. C. con lai hai loài tạo ra nhưng không có khả năng sinh sản hữu tính. D. hai loài chúng có cơ quan sinh sản khác nhau do đó chúng không giao phối với nhau. Câu 13: Nhân tố tiến hoá làm cho tần số tương đối của các alen thuộc một gen trong quần thể theo hướng xác định là A. chọn lọc tự nhiên. B. đột biến gen. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. di-nhập gen. Câu 14: Giao phối không ngẫu nhiên thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng A. thay đổi tần số alen của quần thể. B. giảm kiểu gen dị hợp tử, tăng kiểu gen đồng hợp tử. C. tăng kiểu gen dị hợp tử, giảm kiểu gen đồng hợp tử. D. làm giảm tính đa hình quần thể. Câu 15: Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở tiến hóa là A. cá thể. B. loài. C. phân tử. D. quần thể. Câu 16: Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế A. Cách li trước hợp tử B. Cách li tập tính C. Cách li sinh cảnh D. Cách li cơ học Câu 17: Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là A. Di – nhập gen B. giao phối . C. chọn lọc tự nhiên. D. đột biến. Câu 18: Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới là A. làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. B. duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể. C. tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hoá. D. làm thay đổi tần số của các alen trong quần thể. Câu 19: Ở các loài giao phối, loài là một nhóm (C: cá thể; Q: quần thể) có những (G: kiểu gen; T: tính trạng) chung về hình thái,sinh lý, có khu phân bố (X: xác định; K: không xác định; Y: xác định hoặc không xác định) trong đó các cá thể có khả năng giao phối với nhau và được cách li sinh sản với nhưng nhóm quần thể Trang 4/5 - Mã đề 001 -
  5. khác A. Q; T; X B. C; T; Y C. Q; T; K D. C; G; X Câu 20: Ở các loài động vật, cơ thể lai xa có thể hình thành một loài mới khi A. chúng cách li sinh sản với một trong hai loài bố mẹ ban đầu. B. chúng được đa bội hóa tạo thành quần thể thích nghi. C. chúng có khả năng trinh sản tạo thành một quần thể thích nghi. D. chúng cách li sinh sản với hai loài bố mẹ ban đầu. Câu 21: Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể sau một thế hệ là A. chọn lọc chống lại các kiểu gen đồng hợp trong quần thể. B. chọn lọc chống lại các alen trội trong quần thể. C. chọn lọc chống lại các cơ thể mang kiểu gen dị hợp. D. chọn lọc chống lại các alen lặn trong quần thể. Câu 22: Người ta dựa vào tiêu chí nào sau đây để chia lịch sử trái đất thành các đại, các kỉ? A. Quá trình phát triển của thế giới sinh vật. B. Hóa thạch và khoáng sản. C. Thời gian hình thành và phát triển của trái đất. D. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và thế giới sinh vật. Câu 23: Trong cùng một khu vực địa lí, các quần thể của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau, hình thành các nòi sinh thái rồi đến loài mới là nội dung của phương thức hình thành loài bằng con đường A. đa bội khác nguồn. B. địa lí. C. đa bội cùng nguồn. D. sinh thái. Câu 24: Theo quan niệm hiện đại, trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, chọn lọc tự nhiên có vai trò: A. Sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi đã có sẵn trong quần thể. B. Làm tăng sức sống và khả năng sinh sản của những cá thể có kiểu hình thích nghi. C. Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản ưu thế của những kiểu gen khác nhau trong quần thể D. Tạo ra các tổ hợp gen thích nghi và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi. Câu 25: Nhân tố tiến hóa nào sau đây vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể vừa có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể? A. Chọn lọc tự nhiên B. Giao phối không ngẫu nhiên C. Các yếu tố ngẫu nhiên D. Di - nhập gen Câu 26: Đặc điểm cơ bản của giai đoạn tiến hoá hoá học là A. từ các dạng tiền tế bào đã tiến hoá cho ra tất cả các sinh vật nhân sơ và nhân thực hiện nay. B. có sự tương tác giữa các đại phân tử hữu cơ trong một tổ chức nhất định là tế bào. C. có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học D. có sự hình thành các giọt côaxecva Câu 27: Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là A. cá thể. B. giao tử. C. quần thể. D. nhễm sắc thể. Câu 28: Một alen có lợi cũng có thể bị đào thải khỏi quần thể, một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể là tác động của nhân tố tiến hóa nào? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Di – nhập gen. D. Giao phối không ngẫu nhiên 2. TỰ LUẬN Câu 29 (1 điểm) Vì sao đột biến thường có hại nhưng lại cung cấp nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và được xem là nhân tố tiến hoá? Câu 30 (2 điểm) ) a. Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông ở châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Hãy giải thích cơ chế hình thành loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52? b. Vì sao con lai của phép lai xa thường bất thụ? HẾT Trang 5/5 - Mã đề 001 -
  6. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KT – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT GIO LINH MÔN SINH HỌC LỚP 12 BAN CB Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 003 002 004 1 B C D A 2 C C D B 3 D B C D 4 C C D D 5 B B C C 6 C A A C 7 D D B D 8 B C C A 9 B C B D 10 A D D C 11 C A A B 12 C D D D 13 D B D A 14 A D A B 15 C C B B 16 B A A D 17 D B D B 18 C D D D 19 C A A B 20 D A D A 21 D D D D 22 B C A B 23 B B C C 24 D A D C 25 B D D D 26 A D D C 27 A A D A 28 C D C B ĐÁP ÁN ĐỀ 1: Câu 1: Khoảng 5,60C 420C: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi Khoảng 200C 350C: Khoảng thuận lợi Giá trị 5,60C, 420C được gọi là điểm chết Câu 2: - Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có thể giúp các nhà nông nghiệp xác định đúng thời vụ, để vật nuôi, cây trồng sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất trong năm, nhằm đạt được năng suất cao. (0.5) - Lấy được ví dụ minh hoạ (0.5) Câu 3: Câu 3: Lựa chọn đúng, sai, giải thích? a/ Sai. Mối quan hệ kí sinh b. Sai. Mối quan hệ hội sinh ĐỀ 2: Câu 1: Cho các sinh vật sau: Trâu, sán lá gan, giun đất, cá rô phi. - Trâu: Môi trường trên cạn - Sán lá gan: Môi trường sinh vật - Giun đất: Môi trường đất - Cá rô phi: Môi trường nước Câu 2. 1
  7. - Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có thể giúp các nhà bảo vệ môi trường chủ động trong việc hạn chế sự phát triển quá mức của các loài sinh vật gây hại, gây mất cân bằng sinh thái. (0.5) - Lấy được ví dụ minh hoạ (0.5) Câu 3: Lựa chọn đúng, sai, giải thích? a. Sai. Mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm b. Sai. Mối quan hệ cạnh tranh khác loài SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KT – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT GIO LINH MÔN SINH HỌC LỚP 12 BAN NC Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 003 002 004 1 A C B A 2 B B B B 3 C B D D 4 A B D D 5 A B A A 6 A B D A 7 C A B C 8 A C C C 9 D B D C 10 D B B D 11 A C D A 12 C C A C 13 A B A D 14 B B B B 15 D B A B 16 A A C B 17 D C C B 18 B C A A 19 A C D A 20 D A D D 21 B C C D 22 D C D C 23 D B A C 24 A A C C 25 D A C C 26 C A C C 27 C A D A 28 B B B B ĐÁP ÁN ĐỀ 1: Câu 1: - Đột biến là có hại nhưng lại được xem là nguyên liệu tiến hóa vì: (0.5) + Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy sự tương tác trong từng tổ hợp gen, tùy sự thay đổi của môi trường. + Phần lớn alen đột biến là alen lặn khi ở thể dị hợp không biểu hiện thành kiểu hình, thường biểu hiện khi ở thể đồng hợp. 2
  8. - Đột biến là được xem là nhân tố tiến hoá vì có thể làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể (0.5) Câu 2: a. Cơ chế hình thành loài bông ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 có thể là do lai xa, rồi đa bội hoá. (0.5) Lai xa giữa 2 loài bông Châu Âu và loài Bông hoang dại ở Mĩ P: cá thể loài bông châu Âu x cá thể loài Bông hoang dại ở Mĩ (2n = 26 NST lớn) (2n = 26 NST nhỏ) G: n (13 NST lớn) n (13 NST nhỏ) F1: (13 NST lớn + 13 NST nhỏ) → không có khả năng sinh sản hữu tính (bất thụ) Đa bội hoá F2: Bông trồng ở Mĩ (2n = 52 có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ) (thể song nhị bội) → có khả năng sinh sản hữu tính (hữu thụ) (1.0) b. Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa chủ yếu là do: Sự bắt cặp của các NST trong giảm phân bị rối loạn dẫn đến sự phân li của các cặp NST về giao tử bị rối loạn, tạo ra các giao tử bất thường. Các giao tử bất thường sẽ không có khả năng thụ tinh nên dẫn đến các cơ thể lai xa thường bất thụ. (0.5) ĐỀ 2: Câu 1: Ở sinh vật lưỡng bội, các alen trội chịu tác động chọn lọc nhanh hơn nhiều các alen lặn vì (1.0) alen trội ở thể đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện thành kiểu hình. Chọn lọc tác động vào kiểu gen hay alen thông qua tác động vào kiểu hình. Alen lặn sẽ không biểu hiện kiểu hình ở kiểu gen dị hợp nên không chịu tác dụng của chọn lọc tự nhiên, alen lặn chỉ biểu hiện thành kiểu hình ở kiểu gen đồng hợp lặn, mà xác suất để tổ hợp gen đồng hợp lặn xuất hiện là rất thấp. Câu 2: a. Không nên gieo 2 loài này gần nhau vì có thể gấy giảm năng suất (0.5) Do cơ lưỡng bội (2n = 14) và cơ thể tứ bội (2n = 28) có thể xáy ra giao phấn tạo ra thể tam bội (3n = 21), dạng tam bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính nên tạo hạt lép gây giảm năng suất. (0.5) (HS giải thích bằng sơ đồ vẫn cho điểm) b. (1.0) Lai xa và đa bội hóa tạo nên loài mới thường xảy ra ở thực vật (vì ở thực vật có khả năng tự thụ phấn, sinh sản sinh dưỡng), ít xảy ra ờ động vật vì: + Cơ thể lai xa thường không sống hoặc bất thụ, khi đa bội hóa thì gây rối loạn về giới tính + Hệ thần kinh của động vật phát triển. + Cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp. 3