Kiểm tra học kì 2 Sinh học Lớp 12 - Mã đề 138 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bình Dương (Có đáp án)
Câu 1: Nếu mật độ cá thể của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì
A. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
C. mức sinh sản của quần thể sẽ đạt cực đại.
D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.
Câu 2: Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, điều nào sau đây là không đúng?
A. Quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
B. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.
C. Dễ xảy ra giao phối gần, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
D. Khả năng sinh sản tăng lên do mật độ cá thể thấp, ít cạnh tranh.
Câu 3: Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?
A. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới.
B. Làm tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng kích thước của quần thể.
C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới.
D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp với điều kiện sống.
Câu 4: Ứng dụng sự thích nghi của sinh vật đối với nhân tố ánh sáng trong sản xuất, người ta tiến
hành
A. trồng cây thân thảo trước, cây thân gỗ sau. B. trồng cây ưa bóng trước, cây ưa sáng sau.
C. trồng cả 2 loại cây trong cùng một thời điểm. D. trồng cây ưa sáng trước, cây ưa bóng sau.
A. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
C. mức sinh sản của quần thể sẽ đạt cực đại.
D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.
Câu 2: Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, điều nào sau đây là không đúng?
A. Quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
B. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.
C. Dễ xảy ra giao phối gần, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
D. Khả năng sinh sản tăng lên do mật độ cá thể thấp, ít cạnh tranh.
Câu 3: Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?
A. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới.
B. Làm tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng kích thước của quần thể.
C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới.
D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp với điều kiện sống.
Câu 4: Ứng dụng sự thích nghi của sinh vật đối với nhân tố ánh sáng trong sản xuất, người ta tiến
hành
A. trồng cây thân thảo trước, cây thân gỗ sau. B. trồng cây ưa bóng trước, cây ưa sáng sau.
C. trồng cả 2 loại cây trong cùng một thời điểm. D. trồng cây ưa sáng trước, cây ưa bóng sau.
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì 2 Sinh học Lớp 12 - Mã đề 138 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bình Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- kiem_tra_hoc_ki_2_sinh_hoc_lop_12_ma_de_138_nam_hoc_2021_202.pdf
Nội dung text: Kiểm tra học kì 2 Sinh học Lớp 12 - Mã đề 138 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bình Dương (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2021 -2022 Môn: Sinh học, lớp 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 60 phút. (không tính thời gian phát đề) Đề gồm có 40 câu trắc nghiệm MÃ ĐỀ 138 Câu 1: Nếu mật độ cá thể của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì A. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên. B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên. C. mức sinh sản của quần thể sẽ đạt cực đại. D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu. Câu 2: Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, điều nào sau đây là không đúng? A. Quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. B. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm. C. Dễ xảy ra giao phối gần, đe dọa sự tồn tại của quần thể. D. Khả năng sinh sản tăng lên do mật độ cá thể thấp, ít cạnh tranh. Câu 3: Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây? A. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới. B. Làm tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng kích thước của quần thể. C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới. D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp với điều kiện sống. Câu 4: Ứng dụng sự thích nghi của sinh vật đối với nhân tố ánh sáng trong sản xuất, người ta tiến hành A. trồng cây thân thảo trước, cây thân gỗ sau. B. trồng cây ưa bóng trước, cây ưa sáng sau. C. trồng cả 2 loại cây trong cùng một thời điểm. D. trồng cây ưa sáng trước, cây ưa bóng sau. Câu 5: Theo thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hoá nhỏ là quá trình A. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. tích lũy các biến dị có lợi dẫn đến hình thành quần thể thích nghi. C. duy trì ổn định tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể. D. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới. Câu 6: Trong 1 khu vườn, việc trồng xen các loài cây với nhau không đem lại lợi ích nào sau đây? A. Rút ngắn thời gian sinh trưởng của các loài cây. B. Tận dụng nguồn sống. C. Thu được nhiều loại nông phẩm. D. Tận dụng diện tích gieo trồng. Câu 7: Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở hệ sinh thái trên cạn, tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu bằng sinh vật sản xuất. B. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau. C. Hệ sinh thái càng đa dạng về thành phần loài thì thường có lưới thức ăn càng đơn giản. D. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, lưới thức ăn có độ phức tạp tăng dần. Câu 8: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, kết luận nào sau đây sai? A. Sự hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hóa không liên quan đến chọn lọc tự nhiên. B. Trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường sinh thái không cần đến sự cách li địa lý. C. Ở những loài sinh sản hữu tính, cách li sinh sản đánh dấu sự hình thành loài mới. D. Cách li địa lý là nhân tố thúc đẩy sự phân hóa vốn gen của quần thể. Câu 9: Trong một hệ sinh thái, năng lượng được tích lũy nhiều nhất ở bậc dinh dưỡng A. cấp 2. B. cấp 3. C. cấp 1. D. cấp cao nhất. Câu 10: Nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Di - nhập gen. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 11: Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng? A. Năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng cao đến bậc dinh dưỡng thấp liền kề. B. Ở bậc dinh dưỡng càng cao thì tổng năng lượng được tích lũy trong sinh vật càng giảm. Trang 1/4 - Mã đề thi 138
- C. Năng lượng được truyền theo một chiều và giải phóng vào môi trường dưới dạng nhiệt. D. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng chủ yếu bị mất do hoạt động hô hấp của sinh vật. Câu 12: Khi nghiên cứu mối quan hệ sinh thái giữa 2 loài sinh vật (A và B), người ta đã nuôi trong cùng một điều kiện môi trường: Loài A và B được nuôi riêng và nuôi chung. Kết quả khảo sát số lượng cá thể ở mỗi trường hợp được minh họa bằng sơ đồ bên dưới. Trong số các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng? (1) Loài A và B đang tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. (2) Mối quan hệ sinh thái giữa loài A và B có thể là quan hệ cạnh tranh. (3) Sau 8 tuần khi nuôi riêng thì loài A và B đều vượt số lượng 100 cá thể. (4) Trong cùng một thời gian, loài A có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn loài B. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình tiến hóa của sinh giới là A. thường biến. B. biến dị di truyền. C. đột biến. D. những biến đổi do ngoại cảnh. Câu 14: Từ loài mù tạc hoang dại, trải qua một thời gian dài đã tạo ra nhiều loải rau khác nhau như bắp cải, súp lơ, su hào, cải xoăn. Đây là một ví dụ cho quá trình A. chọn lọc nhân tạo. B. đấu tranh sinh tồn. C. chọn lọc tự nhiên. D. tiến hóa đồng quy. Câu 15: Quá trình nào sau đây cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa? A. Di - nhập gen. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Đột biến. D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 16: Năm 2019, hiện tượng cháy rừng ở Australia đã làm cho số lượng thú túi giảm mạnh. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể thú túi là dạng biến động A. theo chu kì mùa. B. theo chu kì nhiều năm. C. không theo chu kì. D. theo chu kì năm. Câu 17: Giả sử lưới thức ăn trong hệ sinh thái được mô tả ở hình bên. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 bậc dinh dưỡng. (2) Cá có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4. (3) Loài sinh vật tiêu thụ bậc 4 có thể là: hải cẩu, chim cánh cụt, cá voi sát thủ, voi biển. (4) Một loài vi khuẩn gây bệnh làm giảm số lượng cá thể quần thể hải cẩu. Điều này không ảnh hưởng gì đến số lượng của voi biển. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 18: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào A. tốc độ sinh sản của loài. Trang 2/4 - Mã đề thi 138
- B. quá trình phát sinh và tích lũy các đột biến của loài. C. áp lực của chọn lọc tự nhiên. D. tốc độ tích lũy những biến đổi do ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh. Câu 19: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể theo chu kì là do A. những thay đổi điều kiện bất thường của thời tiết. B. mỗi năm lại có sự thay đổi của các loại dịch bệnh tấn công sinh vật. C. những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường. D. hoạt động khai thác tài nguyên của con người diễn ra hằng năm. Câu 20: Ở quần đảo Hawai, trên những cánh đồng mía loài cây cảnh (Lantana) phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến năng suất cây mía; chim sáo chủ yếu ăn quả của cây cảnh, ngoài ra còn ăn thêm sâu hại mía. Để tăng năng suất cây mía người ta nhập một số loài sâu bọ kí sinh trên cây cảnh. Khi cây cảnh bị tiêu diệt năng suất mía vẫn không tăng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do A. chim sáo chuyển sang dùng mía làm nguồn thức ăn. B. môi trường sống thiếu chất dinh dưỡng. C. số lượng sâu hại mía tăng. D. môi trường sống bị biến đổi khi cây cảnh bị tiêu diệt. Câu 21: Cá mập thụ tinh trong, phôi phát triển trong buồng trứng. Phôi nở trước ăn trứng chưa nở hoặc phôi nở sau nên mỗi lứa cá mập chỉ đẻ ít con. Đây là ví vụ về A. quan hệ vật ăn thịt con mồi. B. hiện tượng khống chế sinh học. C. quan hệ cạnh tranh cùng loài. D. quan hệ ức chế - cảm nhiễm. Câu 22: Khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều, giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt, thì quần thể sẽ phân bố A. ngẫu nhiên. B. thành nhiều tầng. C. theo nhóm. D. đồng đều. Câu 23: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò A. tạo ra các kiểu gen thích nghi từ đó tạo ra các cá thể có kiểu gen quy định tính trạng thích nghi. B. trực tiếp trong việc tạo ra các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi trong quần thể. C. sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi. D. vừa giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi vừa tạo ra các kiểu gen thích nghi. Câu 24: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên A. tất cả các alen trong quần thể. B. các alen có hại trong quần thể. C. kiểu gen của cơ thể. D. kiểu hình của cơ thể. Câu 25: Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân là ví dụ về A. cơ quan tương đồng. B. cơ quan thoái hóa. C. sự tiến hóa phân li. D. cơ quan tương tự. Câu 26: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây thuộc bằng chứng sinh học phân tử? A. Xương chi trước của ngựa gồm các thành phần giống với xương tay của người. B. Các tế bào của tất cả các loài sinh vật đều sử dụng chung một bảng mã di truyền. C. Tất cả các loài sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng tuyết. Câu 27: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố phụ thuộc mật độ? A. Ánh sáng. B. Sâu ăn lá ngô. C. Độ ẩm. D. Nhiệt độ. Câu 28: Hai loài ốc có vỏ xoắn ngược chiều nhau, một loài xoắn ngược chiều kim đồng hồ, loài kia xoắn theo chiều kim đồng hồ nên chúng không thể giao phối được với nhau. Đây là hiện tượng cách li A. nơi ở. B. cơ học. C. tập tính. D. thời gian. Câu 29: Quan hệ sinh thái mà chỉ có 1 loài có lợi còn loài kia không bị ảnh hưởng gì là mối quan hệ A. ức chế - cảm nhiễm. B. kí sinh. C. hội sinh. D. cộng sinh. Câu 30: Loài nào sau đây được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất? A. Chim ăn hạt lúa. B. Chuột trong ruộng lúa. C. Sâu ăn lá lúa. D. Cây lúa. Câu 31: Trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí, điều kiện địa lí là nhân tố A. chọn lọc những kiểu gen thích nghi theo những hướng khác nhau. B. tạo điều kiện cho sự cách li sinh sản và cách li di truyền. Trang 3/4 - Mã đề thi 138
- C. tác động trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật. D. tạo ra những kiểu hình thích nghi với những điều kiện địa lí khác nhau. Câu 32: Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là A. giới hạn sinh thái. B. sinh cảnh. C. nơi ở. D. ổ sinh thái. Câu 33: Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn? A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. B. Chỉ có những biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản mới là nguyên liệu của tiến hóa. C. Ngoại cảnh thay đổi mạnh là nguyên nhân gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật. D. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung. Câu 34: Khi nói về thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tất cả vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. B. Tất cả các sinh vật có khả năng quang hợp đều thuộc nhóm sinh vật sản xuất. C. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 luôn có sinh khối lớn hơn sinh vật tiêu thụ bậc 2. D. Tất cả các loài động vật ăn thịt thuộc cùng một bậc dinh dưỡng. Câu 35: Sự phát sinh sự sống là kết quả của những quá trình nào sau đây? I. Tiến hóa hóa học. II. Tiến hóa lí học. III. Tiến hóa tiền sinh học. IV. Tiến hóa sinh học. A. III, IV. B. I, II. C. II, IV. D. I, III. Câu 36: Trong các phương thức hình thành loài, phương thức tạo ra kết quả nhanh nhất là bằng con đường A. lai xa kết hợp đa bội hóa. B. cách li sinh thái. C. cách li tập tính. D. cách li địa lí. Câu 37: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái? A. Sự biến đổi của quần xã trong quá trình diễn thế không liên quan đến sự thay đổi của môi trường. B. Diễn thế nguyên sinh bắt đầu sau khi một quần xã bị phá hủy hoàn toàn bởi thiên tai hoặc con người. C. Trong những điều kiện nhất định, diễn thế thứ sinh có thể tạo ra một quần xã tương đối ổn định. D. Hoạt động của con người luôn gây hại cho quá trình diễn thế sinh thái của các quần xã tự nhiên. Câu 38: Có bao nhiêu phát biểu sau là đúng khi nói về sự tác động của các nhân tố tiến hóa lên một quần thể theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại? (1) Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. (2) Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. (3) Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa. (4) Giao phối không ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 39: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm giàu vốn gen trong quần thể? A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 40: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,36AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Cho biết alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai về quần thể này? A. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì có thễ sẽ làm phong phú vốn gen trong quần thể. B. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a không thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể. C. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số các kiểu gen không thay đổi qua tất cả các thế hệ. D. Nếu có tác động của chọn lọc tự nhiên thì tần số kiểu hình trội có thể bị giảm mạnh. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 138
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2021 -2022 Môn: Sinh học, lớp 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 60 phút. (không tính thời gian phát đề) PHIẾU ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM Mã đề: 138 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A B C D Mã đề: 203 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A B C D
- Mã đề: 349 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A B C D Mã đề: 459 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A B C D