Kỳ khảo sát chọn đội tuyển thi học sinh giỏi cấp tỉnh Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Có hướng dẫn chấm)

Câu  6 (2,0 điểm):

Bệnh "bò điên" có nguyên nhân do các protein prion cuộn gập sai. Để nghiên cứu các gen 
prion gây bệnh “bò điên” trên mô hình chuột, người ta tạo thư viện ADN hệ gen chuột bằng 
vectơ nhân dòng nhiễm sắc thể nhân tạo vi khuẩn (BAC), gọi tắt là thư viện BAC-ADN. Từ 
thư viện này, người ta phân lập được một dòng BAC-ADN mang gen mã hóa protein prion của 
chuột. Để xác định chính xác hơn tiểu vùng chứa gen prion, dòng BAC-ADN sau phân lập 
được tinh sạch và cắt bằng enzym giới hạn NotI, rồi phân tách trên gel điện di agarose. Tiếp 
theo, mỗi phân đoạn giới hạn NotI được thu hồi và tiếp tục cắt bằng enzym giới hạn BamHI, 
rồi lại được phân tách trên gel điện di. Cuối cùng, các phân đoạn được chuyển lên màng lai 
Southern với mẫu dò cADN có trình tự đầy đủ. Các hình dưới đây biểu thị sản phẩm cắt bởi 
enzym NotI (Hình6.1), các phân đoạn NotI tiếp tục được cắt bởi BamHI (Hình 6.2) và kết quả 
lai Southern (Hình 6.3). Biết rằng các phản ứng cắt bằng enzym giới hạn đều xảy ra hoàn toàn. 
a) Tại sao các phân đoạn cắt bởi enzym NotI nhìn chung lớn hơn các phân đoạn cắt bởi 
BamHI? 
b) Để tiến hành lai Southern, tại sao các nhà nghiên cứu không cắt trực tiếp BAC-ADN 
bằng BamHI, mà cần bước cắt trung gian bởi NotI? 
c) Các phân đoạn giới hạn NotI và BamHI nào chứa gen prion chuột? Giải thích. 
d) Hãy ước tính kích thước phân vùng ADN mã hóa ARN prion chuột (đơn vị bp) trong 
thí nghiệm trên. Tại sao kích thước vùng mã hóa ARN prion chuột lớn hơn cADN của chính 
nó? 

pdf 10 trang ngocdiemd2 10/08/2023 5260
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ khảo sát chọn đội tuyển thi học sinh giỏi cấp tỉnh Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfky_khao_sat_chon_doi_tuyen_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_sinh_h.pdf

Nội dung text: Kỳ khảo sát chọn đội tuyển thi học sinh giỏi cấp tỉnh Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG KỲ KHẢO SÁT TRƯỜNG THPT CHUYÊN CHỌN ĐỘI TUYỂN THI HSG CẤP TỈNH NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 13 tháng 09 năm 2021 Câu 1 (2,0 điểm): + a. Cho các chất sau: glyxerol, axit axêtic, Mg2 , O2, ethanol, glucose, ARN, H2O, testosteron. Hãy sắp xếp các chất đó theo thứ tự giảm dần khả năng khuếch tán qua lớp phospholipid kép của màng sinh chất. Giải thích cơ sở của sự sắp xếp đó. b. Tại sao tốc độ vận chuyển các chất tan đi qua màng tế bào bằng protein mang thường chậm hơn so với việc vận chuyển qua kênh protein? Hướng dẫn chấm a. Lớp phospholipid kép có các đầu ưa nước quay ra ngoài còn các đuôi kị nước quay 0.5 vào trong → tính phân cực. Có hai tính chất cơ bản kiểm soát khả năng khuếch tán các chất qua lớp phospholipid kép của màng tế bào là: + kích thước chất khuếch tán: chất có kích thước nhỏ khuếch tán qua lớp phospholipid kép nhanh hơn chất có kích thước lớn + độ phân cực: chất không phân cực khuếch tán tốt hơn (>) chất phân cực > chất tích điện → Thứ tự sắp xếp các chất theo khả năng khuyếch tán tốt nhất đến kém nhất như sau: O2 (kích thước nhỏ và không phân cực) > testosteron (kích thước lớn hơn và không 0.5 phân cực)> ethanol (kích thước nhỏ và hơi phân cực) > H2O (kích thước nhỏ và phân cực) > glyxeron > glucose (kích thước lớn và phân cực) > Mg2+ (kích thước nhỏ và tích điện) > axit axêtic> ARN (kích thước lớn và tích điện cao). b. Protein mang vận chuyển các chất tan đi qua màng tế bào chậm hơn rất nhiều so với 1.0 vận chuyển các chất qua kênh protein vì các protein mang phải liên kết với chất vận chuyển, sau đó, phải trải qua một loạt biến đổi về cấu hình không gian trước khi có thể vận chuyển các chất qua màng tế bào. Trong khi đó, việc vận chuyển các chất qua kênh protein nhanh hơn rất nhiều vì đó là các kênh dạng lỗ chuyên hóa, chúng không liên kết với các chất vận chuyển và không phải thay đổi cấu hình để vận chuyển các chất qua màng.
  2. Câu 2 (2,0 điểm): Khi điều tra nguyên nhân sự kháng kháng sinh của vi khuẩn ở một bệnh viện, các nhà khoa học tìm thấy nguyên nhân liên quan đến phagơ. Những phagơ này mang các gen kháng kháng sinh và khi xâm nhiễm vào tế bào vi khuẩn, chúng tạo cho vi khuẩn có tính kháng khangs sinh. Nhằm tìm biện pháp ngăn chặn sự lan truyền của phagơ, cơ chế cài ADN của nó vào nhiễm sắc thể của vi khuẩn cần được làm sáng tỏ. Một nhà nghiên cứu cho lây nhiễm 2 chủng phagơ X và Y vào một số chủng vi khuẩn đột biến về các gen liên quan đến tái bản và cải biến ADN gồm: đột biến gen polA (polA-) mã hoá enzim ADN polymerase, đột biến gen lig (lig-) mã hoá enzim ligase và đột biến gen recB (recB-) mã hoá enzim có 2 hoạt tính helicase và endonuclease. Kết quả thí nghiệm thu được như sau: Khả năng cài ADN phagơ vào nhiễm sắc thể vi khuẩn Các chủng vi khuẩn Phagơ X Phagơ Y Kiểu dại Có Có polA- Không Có lig- Không Có recB- Có Có a. Hãy giải thích cơ chế cài ADN của mỗi loại phagơ vào nhiễm sắc thể vi khuẩn. b. Nếu có đoạn ADN mẫu dò đánh dấu phóng xạ đặc hiệu từng gen kháng kháng sinh ở phagơ X và Y, bằng cách nào đó có thể kiểm chứng kiểu tái tổ hợp giữa mỗi loại phagơ với nhiễm sắc thể vi khuẩn như đã nêu ở ý (a)? Giải thích. a. Sự tái tổ hợp di truyền ADN của phagơ với ADN vi khuẩn có 2 cơ chế: Cơ chế tái tổ hợp ngẫu nhiên và cơ chế tái tổ hợp có xu hướng đặc hiệu vị trí. Trường hợp tái tổ hợp ngẫu nhiên, phagơ thường xâm nhiễm vào tế bào chủ trong thời điểm đang thực hiện sao chép, vì thế nó có xu hướng tái tổ hợp vào nhiều vị trí. Đối với phagơ không sử dụng hệ thống sao chép của vi khuẩn, thông thường chúng có xu hướng tái tổ hợp đặc hiệu vị trí. 0.5 - Vì quá trình tổng hợp ADN của phage A với ADN của vi khuẩn đòi hỏi sự tham gia của ADN polymerase và ligase nhưng không cần sự tham gia của RecB → phage A nhiều khả năng nhất sử dụng tái tổ hợp ngẫu nhiên. 0,25 - Quá trình tái tổ hợp ADN của phage B với ADN của vi khuẩn không đòi hỏi sự tham gia của ADN polymerase, ADN ligaza của vâth chủ → phage B nhiều khả năng nhất 0,25 sử dụng tái tổ hợp đặc hiệu vị trí.
  3. b. 0,5 -Sử dụng kỹ thuật Southern blot với mẫu dò ADN đánh dấu phóng xạ đặc hiệu gen kháng kháng sinh để xác định sự tái tổ hợp hệ gen phagơ và vi khuẩn. 0,5 - Tái tổ hợp đặc hiệu vị trí (Phage B) thường cho kết quả một băng cùng kích thước; tái tổ hợ ngẫu nhiên (phage A) thường cho kết quả có nhiều băng với kích thước khác nhau. Câu 3 (2,0 điểm): a. Vì sao nói hô hấp sáng là một bằng chứng của sự tiến hóa thích nghi ở thực vật? b. Thực vật C3, C4 tích lũy tinh bột, trong khi thực vật CAM lại tích lũy axit. Giải thích. Hướng dẫn chấm a. Trong điều kiện khô, nóng, thực vật C3 có khí khổng mở hé để tránh mất nhiều nước 0.5 → tỉ lệ CO2/O2 trong lục lạp hay đổi theo hướng O2 tăng, CO2 giảm mạnh, enzim rubisco hoạt động theo hướng oxigenaza, một phần sản phẩm của quang hợp bị oxy hóa giải phóng CO2, quá trình đó gọi là hô hấp sáng. 0.5 - Hai nhóm thực vật C4 và CAM khi gặp điều kiện khô nóng cũng phải tiết kiệm nước, nhưng chúng lại thích nghi theo hướng cải tiến cơ chế cố định CO2. + Ở cây C4, giai đoạn hình thành các axit 4 cacbon diễn ra trong tế bào thịt lá, sau đó chúng đi vào tế bào bao bó mạch. Sự phân chia vị trí các phản ứng như vây khiến enzim rubisco chỉ hoạt động theo hướng cacboxilaza. + Ở cây CAM, tuy không có hai loại tế bào quang hợp khác nhau nhưng giai đoạn hình thành axit 4 cacbon lại diễn ra vào ban đêm (khí khổng mở), sau đó chúng được dự trữ trong không bào. Như vậy, ban ngày dù khí khổng đóng do khí hậu khô và nóng, cây vẫn thực hiện quang hợp bình thường. b. Thực vật C3, C4 tích lũy tinh bột, trong khi thực vật CAM lại tích lũy axit: 0.5 - Thực vật C3 và C4, sau khi cố định CO2 theo chu trình Calvin, đường mới hình thành được vận chuyển ra khỏi lục lạp, một phần sử dụng cho các quá trình xây dựng tế bào, một phần chuyển qua mạch rây đến các cơ quan dự trữ để tổng hợp tinh bột. Vì vậy, cây C3 và C4 được gọi là cây tích lũy tinh bột. 0.5 - Ở cây CAM, nguồn cung cấp chất nhận CO2 (PEP) chính là tinh bột trong lục lạp, ban đêm PEP nhận CO2 hình thành axit 4 cacbon, ban ngày chúng giải phóng CO2 cung cấp cho chu trình Calvin, tinh bột được tổng hợp ngay trong lục lạp, nguồn tinh bột này sau đó lại được sử dụng để tái tạo PEP ngay trong tế bào đó. Vì vậy, cây CAM được gọi là cây tích lũy axit.
  4. Câu 4 (2,0 điểm): Hai bệnh nhân A và B đều có nồng độ cortizol trong máu thấp hơn người bình thường. Khi đo nồng độ ACTH ở bệnh nhân A thấy cao hơn người bình thường, còn ở bệnh nhân B thấy thấp hơn người bình thường. Nguyên nhân gây bệnh được tìm thấy ở vùng dưới đồi và tuyến trên thận. a.Hãy cho biết bệnh nhân nào bị bệnh ở vùng dưới đồi và bệnh nhân bào bị bệnh ở tuyến trên thận? Giải thích? b.Nếu tiêm thêm CRH (hormon giải phóng) vào hai bệnh nhân này thì thấy nồng độ glucose trong máu tăng ở một bệnh nhân và không tăng ở bệnh nhân kia. Hãy cho biết bệnh nhân nào có nồng độ glucose trong máu tăng và bệnh nhân nào có nồng độ glucose trong máu không tăng? Giải thích. a. - Bệnh nhân A bị bệnh ở tuyến trên thận nên nồng độ cortizol thấp.Cortizol thấp sẽ giảm ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nên tuyến yên tăng tiết ACTH. 0.5 -Bệnh nhân B bị bệnh ở vùng dưới đồi, nên tuyến yên kém phát triển và giảm tiết ACTH. 0.5 b. Bệnh nhân B có nồng độ glucose trong máu tăng lên là do CRH thông qua tác động 0.5 lên tuyến yên làm tuyến trên thận tăng tiết cortizol. Cortizol làm glucose máu tăng. - Bệnh nhân A có nồng độ glucose trong máu không tăng vì CRH kích thích tuyến yên tăng tiết ACTH nhưng tuyến trên thận không đáp ứng với ACTH, không tăng tiết 0.5 cortizol. Câu 5 (2,0 điểm): a) Bằng cách nào các đặc điểm cấu trúc của rARN có thể tham gia thực hiện chức năng của ribôxôm? b) Tại sao trong cùng 1 cơ thể, sản phẩm của 1 gen ở 1 loại tế bào nhất định có thể hoạt hóa được các gen khác nhau ở các tế bào khác nhau? Sản phẩm của gen này có chức năng gì? Hướng dẫn chấm: Nội dung Điểm a) - Cấu trúc và chức năng của ribôxôm dường như phụ thuộc vào các rARN nhiều hơn vào các protein của ribôxôm. Do có cấu trúc mạch đơn, 1 phân tử ARN có thể liên kết 0,25 hiđrô với chính nó hoặc với các phân tử ARN khác. - Các phân tử ARN tạo ra bề mặt tiếp giáp giữa 2 tiểu phần ribôxôm; vì vậy, có thể 0,25 giả thiết chính liên kết ARN – ARN đã giữ các tiểu phần ribôxôm với nhau. - Việc đính kết vào mARN của ribôxôm là do khả năng liên kết giữa rARN với 0,25 mARN. - Ngoài ra liên kết bổ sung trong nội phân tử ARN giúp duy trì cấu hình không gian 0,25 của ARN và các nhóm chức dọc phân tử của nó, điều này có thể cho phép rARN xúc tác phản ứng hình thành liên kết peptit trong quá trình dịch mã. b)
  5. - Sản phẩm của gen này có chức năng điều hòa hoạt động của các gen khác ở những 0,25 tế bào khác nhau. Ví dụ: như các yếu tố phiên mã. - Sản phẩm của gen như yếu tố phiên mã, khi đi đến tế bào khác phải được liên kết 0,25 với các thụ thể thích hợp trên màng hoặc trong tế bào chất. - Phức hợp yếu tố phiên mã sau đó kết hợp với promotor của gen cần được phiên mã 0,25 giúp ARN pôlimeraza liên kết và khởi đầu phiên mã. - Các tế bào khác nhau có cùng thụ thể cho yếu tố phiên mã nhưng có bộ prôtêin khác nhau tham gia vào quá trình hoạt hóa gen nên các phức hợp yếu tố phiên mã – thụ thể 0,25 - các prôtêin khác có thể liên kết với các promotor của các gen khác nhau nên hoạt hóa các gen khác nhau. Câu 6 (2,0 điểm): Bệnh "bò điên" có nguyên nhân do các protein prion cuộn gập sai. Để nghiên cứu các gen prion gây bệnh “bò điên” trên mô hình chuột, người ta tạo thư viện ADN hệ gen chuột bằng vectơ nhân dòng nhiễm sắc thể nhân tạo vi khuẩn (BAC), gọi tắt là thư viện BAC-ADN. Từ thư viện này, người ta phân lập được một dòng BAC-ADN mang gen mã hóa protein prion của chuột. Để xác định chính xác hơn tiểu vùng chứa gen prion, dòng BAC-ADN sau phân lập được tinh sạch và cắt bằng enzym giới hạn NotI, rồi phân tách trên gel điện di agarose. Tiếp theo, mỗi phân đoạn giới hạn NotI được thu hồi và tiếp tục cắt bằng enzym giới hạn BamHI, rồi lại được phân tách trên gel điện di. Cuối cùng, các phân đoạn được chuyển lên màng lai Southern với mẫu dò cADN có trình tự đầy đủ. Các hình dưới đây biểu thị sản phẩm cắt bởi enzym NotI (Hình6.1), các phân đoạn NotI tiếp tục được cắt bởi BamHI (Hình 6.2) và kết quả lai Southern (Hình 6.3). Biết rằng các phản ứng cắt bằng enzym giới hạn đều xảy ra hoàn toàn. Kích Kích Các phân đoạn NotI Kích Kích thước các phân đoạn NotI th c (kb) th c (kb) ướ thước (kb) 68 47 36 18 12 10 ướ 68 47 36 18 12 10 68 20 47 15 36 10,5 10 8,2 6,1 18 5 4,1 3 12 10 1 Hình 6.1. Sản phẩm Hình 6.2. Các phân đoạn giới hạn NotI Hình 6.3. Kết quả lai Southern cắt bởi NotI được tiếp tục cắt bởi BamHI a) Tại sao các phân đoạn cắt bởi enzym NotI nhìn chung lớn hơn các phân đoạn cắt bởi BamHI? b) Để tiến hành lai Southern, tại sao các nhà nghiên cứu không cắt trực tiếp BAC-ADN bằng BamHI, mà cần bước cắt trung gian bởi NotI?
  6. c) Các phân đoạn giới hạn NotI và BamHI nào chứa gen prion chuột? Giải thích. d) Hãy ước tính kích thước phân vùng ADN mã hóa ARN prion chuột (đơn vị bp) trong thí nghiệm trên. Tại sao kích thước vùng mã hóa ARN prion chuột lớn hơn cADN của chính nó? Hướng dẫn chấm: Câu/ý Nội dung Điểm a) NotI có trình tự giới hạn dài hơn (8bp), trong khi BamHI có trình tự giới hạn 0,5 ngắn hơn (6bp), nên các phân đoạn cắt bởi NotI dài hơn các phân đoạn giới hạn của BamHI trung bình khoảng 16 lần (tương ứng 4x4). [Ghi chú: Thí sinh chỉ cần lập luận nguyên nhân, có thể không cần nêu số liệu] b) Nếu không có bước cắt trung gian NotI, mà trực tiếp bằng BamHI, các phân 0,5 đoạn tạo ra có kích thước rất nhỏ và số lượng lớn, nên sẽ rất khó sắp xếp được chúng theo trật tự và việc xác định chính xác phân đoạn BamHI chứa gen prion khó. c) Phân đoạn NotI có kích thước 47 kb chứa gen, vì chỉ có phân đoạn này lai 0,5 với mẫu dò cADN; trong khi các phân đoạn BamHI có kích thước 10,5; 8,2; 6,1 và 4,1 kb chứa trình tự gen này do chúng lai với mẫu dò cADN của gen. d) Vùng mã hóa có kích thước ~28,9kb (= 10,5 + 8,2 + 6,1 + 4,1 kb) lớn hơn 0,5 cADN của gen do chúng có chứa các trình tự intron. Câu 7 (2,0 điểm): Dưới đây là một ví dụ khái quát về phân tích các đột biến ở các gen tương tác chi phối hình thành những các tỷ lệ kiểu hình khác nhau, biến đổi từ tỷ lệ phân ly của 16 tổ hợp kiểu gen tạo thành từ phép lai giữa các cá thể dị hợp tử về hai cặp gen tương tác quy định một tính trạng. Xét sự di truyền màu mắt ở một loài côn trùng. Hai giả thuyết về sự tương tác giữa hai gen A1 và B1 mã hóa hai enzyme tương ứng tương tác theo một trong hai kiểu sau đây: - Kiểu chuỗi phản ứng: Enzyme A1 Enzyme B1 Cơ chất không màu > sản phẩm trung gian không màu > Sắc tố đỏ - Kiểu song song: Enzyme A1 Cơ chất không màu > Sắc tố đỏ Enzyme B1 Cơ chất không màu > Sắc tố đỏ Kiểu hình bình thường là mắt đỏ. Đột biến ở mỗi gen (kí hiệu alen đột biến là A2, B2) làm enzyme tương ứng bị mất hoạt tính, ngăn cản sự tạo thành sắc tố, do đó kiểu hình đột biến là mắt trắng. Về lý thuyết, đột biến ở một trong hai gen nêu trên có thể là đột biến trội hoặc đột biến lặn. Do đó, sự hình thành màu mắt ở loài côn trùng bị chi phối bởi một trong 6 khả năng sau: 1) Các con đường theo chuỗi phản ứng với các đột biến lặn ở cả hai gen.
  7. 2) Các con đường theo chuỗi phản ứng với một đột biến lặn ở một gen và một đột biến trội ở gen kia. 3) Các con đường theo chuỗi phản ứng với các đột biến trội ở cả hai gen. 4) Các con đường song song với các đột biến lặn ở cả hai gen. 5) Các con đường song song với một đột biến lặn ở một gen và một đột biến trội ở gen kia. 6) Các con đường song song với các đột biến trội ở cả hai gen. Nếu thực hiện phép lai giữa dòng mắt đỏ thuần chủng không mang đột biến với dòng mắt trắng thuần chủng mang hai đột biến ở cả hai gen, hãy xác định kiểu hình ở F1 và tỉ lệ kiểu hình ở F2 khi cho F1 lai với nhau theo mỗi khả năng giả định nêu trên. Nội dung Điểm Quy ước đột biến ở gen A1 alen đột biến: A2; đột biến ở gen B1 alen đột biến: B2 Khi đột biến trội chỉ ở một gen, chỉ cần xét một trong 2 gen bị đột biến trội, chẳng hạn A1 A2. Ở tất cả các trường hợp, F1 thu được luôn dị hợp tử về hai gen (A1A2B1B2). Khả năng 1. Các con đường theo chuỗi phản ứng với các đột biến lặn ở cả hai gen. 0,5 F1 có mắt đỏ do các đột biến đều là lặn và F1 có kiểu gen dị hợp tử: A1A2B1B2. Tỷ lệ kiểu hình ở F2 được xác định dựa trên việc xác định tỷ lệ F2 có một trong hai màu mắt: P (F2 mắt trắng) = p (A2A2B1-) + p(B2B2A1-) + p(A2A2B2B2) = ¼ x ¾ + ¼ x ¾ + 0,25 ¼ x ¼ = 7/16. Do đó tỷ lệ kiểu hình ở F2 là: 9 đỏ : 7 trắng Khả năng 2. Các con đường theo chuỗi phản ứng với một đột biến lặn ở một gen và một đột biến trội ở gen kia. F1 với kiểu gen A1A2B1B2sẽ có mắt trắng do có một đột biến trội trong chuỗi phản ứng. Xác suất F2 mắt đỏ = p(A1A1B1-)) = ¼ x ¾ = 3/16, còn lại (13/16) là mắt trắng F2 sẽ phân ly theo tỷ lệ: 13 trắng : 3 đỏ. 0,25 Khả năng 3. Các con đường theo chuỗi phản ứng với các đột biến trội ở cả hai gen. F1 sẽ có kiểu hình mắt trắng vì dị hợp tử về 2 đột biến trội theo con đường chuỗi phản ứng. Xác suất F2 mắt đỏ = p(A1A1B1B1) = ¼ x ¼ = 1/16 Tỷ lệ ở F2: 15 trắng : 1 đỏ. Khả năng 4: Các con đường song song với các đột biến lặn ở cả hai gen. 0,25 F1 A1A2B1B2 có mắt đỏ vì dị hợp tử về hai đột biến lặn. Xác suất F2 mắt trắng = p(A2A2 B2B2) = ¼ x ¼ = 1/16 F2 có tỷ lệ: 15 đỏ : 1 trắng Khả năng 5. Các con đường song song với một đột biến lặn ở một gen và một đột 0,25 biến trội ở gen kia. F1 A1A2B1B2 sẽ có kiểu hình mắt đỏ vì mặc dù có một đột biến là trội, vì theo mô hình song song nên có thể được bù lại bởi alen kiểu dại ở gen thứ hai. 0,25 Xác suất F2 mắt trắng = p(A2-B2B2) = 3/4x1/4 = 3/16 F2 sẽ có tỷ lệ: 3 trắng : 13 đỏ.
  8. Khả năng 6. Các con đường song song với các đột biến trội ở cả hai gen 0,25 F1 A1A2B1B2 sẽ có kiểu hình mắt trắng vì cả hai đột biến đều là trội song song nhau. Xác suất F2 mắt trắng = p(A2-B2-) = ¾ x ¾ = 9/16 F2 có tỷ lệ kiểu hình = 9 trắng : 7 đỏ Câu 8 (2,0 điểm): Phả hệ sau đây cho biết sự di truyền một tính trạng ở một sinh vật mô hình. Hình1 Bệnh di truyền này nhiều khả năng tuân theo quy luật di truyền nào hơn cả? Giải thích. .A Di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường B. Di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường C. Di truyền trội trên nhiễm sắc thể X D. Di truyền lặn trên nhiễm sắc thể X E. Nằm trên NST Y F. Di truyền do gen trên ty thể G. Hiệu ứng của mẹ Hướng dẫn Nội dung Điểm Biện luận để đi đến kết luận: Hiệu ứng dòng mẹ 1,0 -Các biến đổi di truyền dẫn đến bệnh trên có thể được giải thích thông qua đột biến 1,0 mất chức năng (đột biến lặn)hoặc đột biến giành được chức năng của gen bị ảnh hưởng (đột biến trội). -Quy ước, xác định kiểu gen
  9. Câu 9 (2,0 điểm) a) Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động lên trình tự axit amin của các protein. Chẳng hạn, sự biểu hiện chức năng của các rARN phụ thuộc mạnh vào cấu trúc bậc 2 của mỗi phân tử rARN. Những vùng bắt cặp nào của rARN nhiều khả năng có tốc độ tích lũy đột biến tương đương với vùng không bắt cặp? Giải thích. b) Nếu tốc đột tiến hóa nucleotit dọc theo một nhánh hậu duệ (tiến hóa) là 1% mỗi 1 triệu năm, thì tốc độ thay thế mỗi nucleotit mỗi năm là bao nhiêu? Tốc độ tách li giữa 2 loài từ tổ tiên chung gần nhất là bao nhiêu? Nêu cách tính. c) Vì sao khi nghiên cứu mối quan hệ họ hàng giữa các cá thể cùng loài người ta lại quan tâm đến hệ gen ti thể? Câu/ý Nội dung Điểm a) -Những vùng bắt cặp và không bắt cặp này có vai trò sống còn tương đương 0,25 nhauđối với hoạt động sống của tế bào dẫn đến chịu áp lực chọn lọc tương đương => tốc độ tích lũy đột biến tương tự nhau. - Những vùng này có thể đã tương tác với những miền protein riboxom có vai trò tương đương trong qui định chức năng của riboxom. 0,25 b) 1 x 10-8 thay thế / nucleotit / năm; 2 x 10-8 thay thế / nucleotit / năm 0,5 c) - Với kích thước nhỏ và tỉ lệ đột biến thay thế nucleotit đặc biệt cao, hệ gen ti thể là một đối tượng nghiên cứu tiến hóa trong nội bộ loài. - Cơ chế dẫn đến việc mtADN có tốc độ thay đổi nucleotit lớn hơn nhiều so với ADN hệ gen nhân: + Tần số sai sót cao trong quá trình sao chép và sửa chữa mtADN (ti thể không có nhiều cơ chế sửa chữa ADN như hệ gen nhân). + Ngoài ra, nồng độ cao hơn của các chất gây đột biến, bao gồm các - gốc tự do chứa oxy (như 02 ) vốn là sản phẩm của quá trĩnh trao đổi chất diễn ra trong ti thể + Một nguyên nhân khác cũng có thể là do áp lực thấp hơn của chọn lọc tự nhiên đối với hệ gen ti thể vì trong mỗi tế bào có hàng chục ti thể khác nhau, trong đó trung bình mỗi ti thể chứa 2 bản sao mtADN. + Các thay đổi xảy ra trong phần lớn các protein, tARN và rARN được hệ gen ti thể mã hóa ít gây ảnh hưởng tới sức sống của cơ thể sinh vật hơn so với những thay đổi tương tự trong hệ gen nhân (đặc biệt ở các sinh vật đa bào). - Việc hệ gen ti thể tồn tại ở trạng thái đơn bội và không trải qua giảm phân (nghĩa là không có tái tổ hợp do trao đổi chéo như cặp NST tương đồng trong hệ gen nhân) dẫn đến quan điểm cho rằng hầu hết các đột biến thay thế
  10. nucleotit trong hệ gen ti thể là do đột biến (chứ không phải do tái tổ hợp di truyền) sinh ra. Kiểu di truyền này cùng với tốc độ thay đổi nhanh của hệ gen ti thể cung cấp một công cụ hiệu quả cho nghiên cứu tiến hóa và so sánh 1,0 hệ gen giữa các loài; hoặc giữa các dòng, giống, chủng tộc của cùng một loài. Câu 10 (2,0 điểm): Trên cánh đồng chăn thả bò lâu năm người ta thấy số lượng cá thể của QT của hai loài cỏ A, B và C là gần tương đương và tương đối ổn định. Ngược lại, trên một số đồng cỏ không chăn thả bò thì số lượng cá thể của loài A hơn hẳn số lượng cá thể của loài B và C, thậm chí có những vùng thiếu vắng hẳn loài cỏ B,C. a) Hãy nêu một câu hỏi nghiên cứu cho hiện tượng nêu trên. b) Hãy nêu giả thuyết giải thích cho câu hỏi nghiên cứu c) Hãy thiết kế một thí nghiệm để chứng minh cho giả thuyết đã nêu. d) Hãy dự kiến sự thay đổi số lượng cá thể của hai QT cỏ trong thí nghiệm mà bạn sẽ tiến hành. Câu/ý Nội dung Điểm a) Câu hỏi nghiên cứu: 0,5 - Bò có phải là loài chủ chốt không? b) Giả thuyết khoa học. Bò có vai trò là loài chủ chốt, nó kiểm soát số lượng của một số loài thực vật là nguồn thức ăn của nó. Trong 3 loài cỏ, loài A có khả năng cạnh tranh mạnh hơn loài B và C nhưng số lượng của nó lại bị khống chế bởi số lượng của QT bò (nhờ mối quan hệ SV này ăn SV khác). Chính vì vậy ở những nơi có chăn thả bò loài A không thể phát triển mạnh được, còn những nơi không chăn thả bò thì loài này có điều kiện phát triển mạnh tới mức mà 0,5 có thể loại trừ được cả loài B và C ra khỏi QX c) Cần phải thiết lập hai lô thí nghiệm có 3 loài cỏ trên với mật độ tương 0,5 đương, có diện tích, điều kiện khác của môi trường là như nhau. Tiến hành rào kín một trong hai ô không cho bò vào ăn. Sau một số năm, tiến hành đánh giá số lượng cá thể của 3 loài, rồi rút ra kết luận. d) Dự kiến kết quả: + Ở lô thí nghiệm có sự có mặt của bò: số lượng cá thể của 3 loài tương đối ổn định 0,5 + Ở lô thí nghiệm không có bò: loài A tăng mạnh về số lượng, loài B và C bị suy giảm hoặc biến mất. Hết