Kỳ kiểm tra khảo sát Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hà Nội (Có hướng dẫn chấm)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Các nhà nghiên cứu nhận thấy ngày càng rõ rằng “hy vọng” không chỉ làm vững lòng ta khi mọi thứ đang diễn
ra tồi tệ, mà nó còn đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đời và ban phát những điều tốt lành như thành công về
học tập ở nhà trường cũng như những công việc khó khăn khác. Về mặt lý thuyết, hy vọng chỉ là cách nhìn lạc quan
theo đó mọi cái sẽ tốt đẹp hơn.
Theo nghĩa ấy, mọi thứ đều có thể có hy vọng. Một số người tin chắc, họ sẽ thoát khỏi tất cả trở ngại hoặc sẽ tìm
thấy giải pháp cho mọi vấn đề của họ, trong khi những người khác cho rằng mình không thể có nghị lực, năng lực
hay phương tiện cần thiết để đi tới đó. Snyder nhận xét những người tin vào tương lai của mình có một số nét chung:
họ biết tự thúc đẩy và tự thuyết phục khi gặp rủi ro, rằng mọi cái rồi sẽ đâu vào đấy và họ tin chắc rằng có nhiều
phương tiện để đạt được mục tiêu của mình, họ cũng đủ thông minh để chia một nhiệm vụ khó khăn thành những
nhiệm vụ nhỏ dễ thực hiện hơn.
Về mặt trí tuệ xúc cảm, "hy vọng” có nghĩa là không lùi bước trước lo lắng, không buông tay hoặc chán nản khi
đương đầu với khó khăn hay thất vọng. Thật vậy, những người tự tin nói chung ít lo lắng và ít bị rối nhiễu xúc cảm
trong cuộc sống.
(Trích Trí tuệ xúc cảm - Daniel Goleman, NXB Lao động – Xã hội, 2018, tr. 125-126)
* Snyder: Charles Richard "Rick" Snyder là một nhà tâm lý học người Mỹ chuyên về tâm lý học tích cực. Tác giả đã phỏng vấn
C.R. Snyder trong The New York Times, ngày 24/12/1991.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, về mặt trí tuệ xúc cảm, hy vọng có nghĩa là gì?
Câu 3. Nhận xét mọi thứ đều có thể có hy vọng gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến chia một nhiệm vụ khó khăn thành những nhiệm vụ nhỏ dễ thực hiện
hơn. Vì sao?
Đọc đoạn trích:
Các nhà nghiên cứu nhận thấy ngày càng rõ rằng “hy vọng” không chỉ làm vững lòng ta khi mọi thứ đang diễn
ra tồi tệ, mà nó còn đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đời và ban phát những điều tốt lành như thành công về
học tập ở nhà trường cũng như những công việc khó khăn khác. Về mặt lý thuyết, hy vọng chỉ là cách nhìn lạc quan
theo đó mọi cái sẽ tốt đẹp hơn.
Theo nghĩa ấy, mọi thứ đều có thể có hy vọng. Một số người tin chắc, họ sẽ thoát khỏi tất cả trở ngại hoặc sẽ tìm
thấy giải pháp cho mọi vấn đề của họ, trong khi những người khác cho rằng mình không thể có nghị lực, năng lực
hay phương tiện cần thiết để đi tới đó. Snyder nhận xét những người tin vào tương lai của mình có một số nét chung:
họ biết tự thúc đẩy và tự thuyết phục khi gặp rủi ro, rằng mọi cái rồi sẽ đâu vào đấy và họ tin chắc rằng có nhiều
phương tiện để đạt được mục tiêu của mình, họ cũng đủ thông minh để chia một nhiệm vụ khó khăn thành những
nhiệm vụ nhỏ dễ thực hiện hơn.
Về mặt trí tuệ xúc cảm, "hy vọng” có nghĩa là không lùi bước trước lo lắng, không buông tay hoặc chán nản khi
đương đầu với khó khăn hay thất vọng. Thật vậy, những người tự tin nói chung ít lo lắng và ít bị rối nhiễu xúc cảm
trong cuộc sống.
(Trích Trí tuệ xúc cảm - Daniel Goleman, NXB Lao động – Xã hội, 2018, tr. 125-126)
* Snyder: Charles Richard "Rick" Snyder là một nhà tâm lý học người Mỹ chuyên về tâm lý học tích cực. Tác giả đã phỏng vấn
C.R. Snyder trong The New York Times, ngày 24/12/1991.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, về mặt trí tuệ xúc cảm, hy vọng có nghĩa là gì?
Câu 3. Nhận xét mọi thứ đều có thể có hy vọng gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến chia một nhiệm vụ khó khăn thành những nhiệm vụ nhỏ dễ thực hiện
hơn. Vì sao?
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ kiểm tra khảo sát Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hà Nội (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- ky_kiem_tra_khao_sat_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2022_2023_so_gdd.pdf
Nội dung text: Kỳ kiểm tra khảo sát Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hà Nội (Có hướng dẫn chấm)
- UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI KỲ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 12 THPT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2022 - 2023 Đề kiểm tra môn: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề kiểm tra có 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Các nhà nghiên cứu nhận thấy ngày càng rõ rằng “hy vọng” không chỉ làm vững lòng ta khi mọi thứ đang diễn ra tồi tệ, mà nó còn đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đời và ban phát những điều tốt lành như thành công về học tập ở nhà trường cũng như những công việc khó khăn khác. Về mặt lý thuyết, hy vọng chỉ là cách nhìn lạc quan theo đó mọi cái sẽ tốt đẹp hơn. Theo nghĩa ấy, mọi thứ đều có thể có hy vọng. Một số người tin chắc, họ sẽ thoát khỏi tất cả trở ngại hoặc sẽ tìm thấy giải pháp cho mọi vấn đề của họ, trong khi những người khác cho rằng mình không thể có nghị lực, năng lực hay phương tiện cần thiết để đi tới đó. Snyder nhận xét những người tin vào tương lai của mình có một số nét chung: họ biết tự thúc đẩy và tự thuyết phục khi gặp rủi ro, rằng mọi cái rồi sẽ đâu vào đấy và họ tin chắc rằng có nhiều phương tiện để đạt được mục tiêu của mình, họ cũng đủ thông minh để chia một nhiệm vụ khó khăn thành những nhiệm vụ nhỏ dễ thực hiện hơn. Về mặt trí tuệ xúc cảm, "hy vọng” có nghĩa là không lùi bước trước lo lắng, không buông tay hoặc chán nản khi đương đầu với khó khăn hay thất vọng. Thật vậy, những người tự tin nói chung ít lo lắng và ít bị rối nhiễu xúc cảm trong cuộc sống. (Trích Trí tuệ xúc cảm - Daniel Goleman, NXB Lao động – Xã hội, 2018, tr. 125-126) * Snyder: Charles Richard "Rick" Snyder là một nhà tâm lý học người Mỹ chuyên về tâm lý học tích cực. Tác giả đã phỏng vấn C.R. Snyder trong The New York Times, ngày 24/12/1991. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, về mặt trí tuệ xúc cảm, hy vọng có nghĩa là gì? Câu 3. Nhận xét mọi thứ đều có thể có hy vọng gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến chia một nhiệm vụ khó khăn thành những nhiệm vụ nhỏ dễ thực hiện hơn. Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng của sự tự tin trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Trong đoạn trích Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr. 118) Anh/Chị hãy phân tích đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét quan niệm về Đất Nước được thể hiện trong đoạn thơ. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ, tên thí sinh: ; Số báo danh: Chữ ký của cán bộ coi thi 1: ; Chữ ký của cán bộ coi thi 2:
- UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI KỲ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 12 THPT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2022 - 2023 HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ CHÍNH TH ỨC Đề kiểm tra môn: Ngữ văn (Hướng dẫn ch ấm có 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt: Nghị luận 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. I - Học sinh trả lời không đúng phương thức không cho điểm. 2 - Học sinh chỉ ra theo đoạn trích: Về mặt trí tuệ xúc cảm, hy vọng có nghĩa là 0,75 không lùi bước trước lo lắng, không buông tay hoặc chán nản khi đương đầu với khó khăn hay thất vọng. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đủ ý như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh chỉ trả lời được một nửa số ý: 0,5 điểm. Lưu ý: Nếu học sinh chép lại cả đoạn trích cho 0,25 điểm; Học sinh không dẫn nguyên văn nhưng đảm bảo đủ ý, vẫn đạt điểm tối đa. 3 Học sinh có thể nêu suy nghĩ theo những cách diễn đạt khác nhau về ý kiến mọi 1,0 thứ đều có thể hy vọng, nhưng phải hợp lý, logic. Sau đây là một vài gợi ý: - Dù trong hoàn cảnh nào, mọi vấn đề đều có cách giải quyết; do đó nếu mỗi người nỗ lực, cố gắng thì kết quả sẽ tốt đẹp. - Mỗi người phải không ngừng suy nghĩ và hành động theo hướng tích cực. - Tránh những suy nghĩ và hành động cực đoan, bi quan, chán nản Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời hợp lý 3 nội dung trở lên:1,0 điểm. - Học sinh trả lời hợp lý 2 nội dung: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời hợp lý 1 nội dung: 0,5 điểm. 4 - Học sinh cần đưa ra phương án trả lời của mình về nội dung được hỏi (có 0,5 thể đồng tình; có thể không đồng tình; có thể đồng tình nhưng có tranh luận, đối thoại). - Học sinh lí giải rõ lí do lựa chọn phương án trả lời. Sau đây là một số gợi ý: + Những nhiệm vụ khó khăn, lớn lao thường đòi hỏi nhiều sức lực, thời gian để hoàn thành, thậm chí có khi khó thực hiện + Biết chia nhiệm vụ khó khăn, lớn lao đó thành những nhiệm vụ nhỏ, vừa sức, phù hợp với thực tiễn hơn để thực hiện từng bước, từng chặng mới mong đạt được thành công. + Nhưng đôi khi, có những nhiệm vụ, thử thách đặc biệt không thể chia nhỏ mà cần thực hiện trong hoàn cảnh khẩn cấp. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đưa ra phương án và lí giải rõ lí do: 0,5 điểm. - Học sinh chỉ đưa ra phương án mà không lí giải hoặc lí giải không hợp lí: 0,25 điểm. LÀM VĂN 7,0 1 Từ nội dung đoạn Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) 2,0 nêu suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng của sự tự tin trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
- 2 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân II - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Tầm quan trọng của sự tự tin trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải đưa ra suy nghĩ riêng về tầm quan trọng của sự tự tin trong cuộc sống. Sau đây là một số gợi ý: - Tự tin giúp mỗi người hiểu rõ giá trị của mình và dám thể hiện giá trị đó để khẳng định bản thân góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp. - Tự tin giúp mỗi người không nản chí khi đối diện với những khó khăn, trở ngại, thậm chí tìm được cơ hội trong thử thách. - Tự tin làm cho con người luôn bình tĩnh, ít bị rối nhiễu xúc cảm trong cuộc sống. - Người tự tin là điểm tựa tinh thần cho những người xung quanh và có khả năng truyền tải những năng lượng tích cực. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 đến 1,0 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục; lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới, hấp dẫn. 2 Phân tích đoạn thơ trong trích đoạn Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm; 5,0 từ đó, nhận xét quan niệm về Đất Nước được thể hiện trong đoạn thơ. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những đặc sắc về nội dung tư tưởng và 0,5 nghệ thuật của đoạn thơ được yêu cầu phân tích. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích. 0,5 * Những đặc sắc về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của đoạn thơ: 2,5
- 3 - Đất Nước gắn với cuộc đời mỗi cá nhân, thân thuộc, gần gũi. Đoạn thơ như trả lời cho câu hỏi ngầm ( Đất Nước có từ bao giờ?): Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi; Đất Nước có từ ngày đó - Đất Nước hòa vào những biểu hiện, những giá trị từ vật chất đến tinh thần trong cuộc sống của mỗi người dân Việt Nam: từ miếng trầu bây giờ bà ăn đến hạt gạo phải một nắng hai sương, từ dáng hình của mẹ tảo tần tóc bới sau đầu đến những tên gọi giản dị gắn với những hình ảnh thân thuộc trong đời sống; từ những câu chuyện mẹ kể đến những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam: trồng tre đánh giặc, yêu thương nghĩa tình, cần cù chịu thương, chịu khó Như vậy, Đất Nước giản dị mà lớn lao, gần gũi mà sâu thẳm. Đó là những câu trả lời cho câu hỏi: Đất Nước được hình thành như thế nào? - Đất Nước được hình dung sống động trong một thế giới nghệ thuật của văn học, văn hóa dân gian: những câu ca dao, những câu chuyện cổ, những biểu tượng văn hóa Tất cả ngỡ xưa mà không hề cũ, luôn mang hơi thở thời đại - Thể thơ tự do, giọng điệu trữ tình, giản dị mà đậm chất triết luận Hướng dẫn chấm: - Phân tích được những nét đặc sắc về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của đoạn thơ một cách phong phú, sâu sắc: 2,5 điểm. - Phân tích chưa thật phong phú (còn thiếu ý) hoặc chưa thật sâu sắc: 1,75 - 2,25 điểm. - Phân tích chung chung, chỉ diễn xuôi lại đoạn trích, chưa rõ các biểu hiện: 0,75 – 1,25 điểm. - Phân tích chung chung, không rõ các biểu hiện: 0,25 – 0,5 điểm. * Nhận xét quan niệm về Đất Nước được thể hiện trong đoạn thơ: 0,5 - Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm thật sống động, cụ thể, hòa quyện trong cuộc sống của mỗi con người. Vì thế, bằng những hành động cụ thể mỗi người sẽ góp phần làm nên Đất Nước muôn đời. - Cái nhìn độc đáo ấy được thể hiện bằng một không gian nghệ thuật mang màu sắc dân gian với lối suy tư đậm chất trữ tình - chính luận. - Đó chính là cái nhìn mới mẻ về Đất Nước – tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được thể hiện trong nội dung và hình thức nghệ thuật. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý trở lên: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng kiến thức lí luận văn học, kiến thức văn học sử trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với thực tiễn đời sống, để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 HẾT