Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Lạng Sơn (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (8,0 điểm) 
Suy nghĩ của anh/chị về câu nói của nhà bác học Marie Curie: 
Cuộc sống không phải để sợ, mà là để hiểu. 
Câu 2 (12,0 điểm) 
Nhà văn Nga Sô-lô-khôp từng chia sẻ:  
Tôi mong muốn những tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn 
trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí 
tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người.  
Những mong muốn của nhà văn Sô-lô-khôp gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tác động 
của văn chương? Qua một hoặc một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 
THPT, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
pdf 4 trang ngocdiemd2 15/08/2023 4520
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Lạng Sơn (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_ngu_van_lop_12_nam_hoc_20.pdf

Nội dung text: Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Lạng Sơn (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LẠNG SƠN LỚP 12 NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn thi: Ngữ văn lớp 12 THPT ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 01 trang, 02 câu) Câu 1 (8,0 điểm) Suy nghĩ của anh/chị về câu nói của nhà bác học Marie Curie: Cuộc sống không phải để sợ, mà là để hiểu. Câu 2 (12,0 điểm) Nhà văn Nga Sô-lô-khôp từng chia sẻ: Tôi mong muốn những tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người. Những mong muốn của nhà văn Sô-lô-khôp gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tác động của văn chương? Qua một hoặc một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THPT, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ kí giám thị số 1: Chữ kí giám thị số 2:
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LẠNG SƠN LỚP 12 NĂM HỌC 2021 - 2022 HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 THPT (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Chú ý: Những cách giải khác HDC mà đúng thì cho điểm theo thang điểm đã định. I. YÊU CẦU CHUNG 1. Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Cần vận dụng linh hoạt những yêu cầu của Hướng dẫn chấm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 3. Điểm toàn bài để lẻ đến 0,25 II. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Nội dung Điểm 1 I. Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí. Lập luận chặt (8,0 chẽ, diễn đạt mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. điểm) II. Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, làm rõ được các ý chính sau: 1. Nêu vấn đề nghị luận 0,5 2. Giải thích 1,5 - Cuộc sống: là tổng thể những hoạt động trong đời sống của một con người hay một xã hội. 1,0 - sợ hãi: là cảm xúc lo lắng, bất an, e ngại khi đối diện với một mối đe đọa, hiểm nguy nào đó bản thân không thể chống lại hoặc không thể tránh khỏi. => Ý nghĩa của câu nói: Chúng ta không nên sợ hãi trước cuộc sống mà cần phải tìm hiểu về bản chất, nhận thức đúng về giá trị đích thực của cuộc sống. 0,5 3. Bàn luận, mở rộng vấn đề 4,5 - Trong cuộc sống hàng ngày, con người phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Tuy vậy, chúng ta không nên sợ hãi trước cuộc sống, vì: + Cuộc sống con người rất quý giá, mỗi người chỉ được sống một lần. + Sợ hãi trước cuộc sống sẽ khiến chúng ta mất tự tin, giảm năng lực phán đoán, 1,5 phân tích, dẫn ta đến những suy nghĩ tiêu cực, bi quan, biến cuộc sống của chính mình thành chuỗi ngày ảm đạm. + Sợ hãi khiến con người mất đi những cơ hội quí báu trong cuộc sống, không dám khẳng định bản thân, khó dẫn đến thành công. - Chúng ta cần tìm hiểu về cuộc sống, bởi: + Cuộc sống ẩn chứa những điều kì diệu xen lẫn những bất trắc. + Hiểu bản chất cuộc sống giúp ta biết cách đối diện với khó khăn, trở ngại; biết 2,0 thích nghi với mọi hoàn cảnh để biến thách thức thành cơ hội vươn tới thành công, hạnh phúc. - Phê phán những người luôn sống trong sợ hãi, trốn tránh, thu mình, không có bản lĩnh, không dám đối mặt với cuộc sống. 1,0 - Sống không sợ hãi không đồng nghĩa với sống liều lĩnh. - Việc hiểu về cuộc sống giúp ta chế ngự và vượt lên nỗi sợ. 4. Bài học nhận thức và hành động Cần trang bị cho mình tri thức, bản lĩnh, kinh nghiệm sống để sẵn sàng đối mặt với 1,0 mọi tình huống trong cuộc sống; đón nhận thử thách và tận hưởng niềm vui mà
  3. cuộc sống mang lại. 5. Khẳng định vấn đề nghị luận, liên hệ bản thân 0,5 Lưu ý: Trong quá trình bàn luận, thí sinh cần kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và dẫn chứng minh họa để tăng sức thuyết phục; nếu thí sinh có suy nghĩ riêng, hợp lí, sáng tạo thì vẫn chấp nhận; chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. 2 I. Về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn văn học, diễn đạt logic và (12,0 giàu chất văn; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Bài viết có cảm xúc và sáng tạo. điểm) II. Về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về giá trị, chức năng của văn học, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, cần nêu được các ý chính sau: 1. Nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn ý kiến 0,5 2. Giải thích 2,0 - Tác phẩm văn học làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn: Văn học tác động tích cực tới tâm hồn người đọc, hướng con người đến những điều cao cả, những phẩm chất tốt đẹp. - thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ: Văn học giúp con người nhận thức được cái đúng - sai, thiện - ác, từ đó có những hành động đúng đắn để bảo vệ lẽ phải, sự công bằng; hướng tới giá trị sống cao đẹp, vì quyền lợi của dân tộc, cộng đồng. => Ý kiến trên đề cập đến sức mạnh của văn chương là khả năng thay đổi, nâng cao tư tưởng, tình cảm của con người; giúp họ ngày càng hoàn thiện hơn về phẩm chất, nhân cách, biết hướng tới những giá trị sống cao đẹp, nhân ái, tiến bộ. Đó là chức năng giáo dục của văn học. 3. Bàn luận 2,0 - Do đâu mà văn học có khả năng giáo dục con người? 1,0 + Xuất phát từ đặc trưng về đối tượng của văn học: Một tác phẩm chân chính phải lấy con người làm gốc, làm cho tâm hồn con người trở nên trong sạch, nhân ái, lạc quan yêu đời, biết đấu tranh chống lại cái xấu cái ác, hướng con người tới chân - thiện - mĩ. + Xuất phát từ đặc trưng của quá trình sáng tạo: Khi phản ánh hiện thực, dù trực tiếp hay gián tiếp, bao giờ nhà văn cũng bộc lộ thái độ, tư tưởng, tình cảm, tất cả đều ít nhiều tác động tới người đọc, khiến họ được lay động, thức tỉnh, cảm hóa bởi những rung cảm thẩm mĩ và suy tư sâu sắc của nhà văn. + Xuất phát từ đặc trưng của quá trình tiếp nhận: Đến với văn học, con người không chỉ có nhu cầu hiểu biết mà còn có nhu cầu hướng thiện, khao khát vươn tới một cuộc sống thanh cao. - Văn học tác động đến con người như thế nào? 1,0 + Văn học giúp người đọc cảm nhận tình cảm, ước mơ, khát vọng của con người và của chính mình; bồi đắp tư tưởng, tình cảm, hình thành phẩm chất cao đẹp; làm thay đổi tư tưởng, hành động của con người, biết đấu tranh để bảo vệ những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. + Văn học thực hiện chức năng giáo dục thông qua những phương thức, phương tiện đặc thù là hình tượng và ngôn từ nghệ thuật độc đáo, giàu tính thẩm mĩ. 4. Phân tích, chứng minh 5,0 - Thí sinh lựa chọn một hoặc một số tác phẩm thơ, văn xuôi, kịch trong chương trình Ngữ văn THPT tiêu biểu, phù hợp với vấn đề nghị luận. - Cần làm rõ những điểm sau: + Tác phẩm đã thức tỉnh, bồi đắp cho con người những điều gì (về tư tưởng, tình 3,0 cảm, hành động ) + Tác động ấy được thể hiện qua hình thức nghệ thuật đặc sắc như thế nào? 2,0
  4. 5. Đánh giá 2,0 - Nhận định rất sâu sắc, xác đáng, được rút ra từ chính sự trăn trở của Sô-lô-khốp 0,5 trong suốt cuộc đời cầm bút. - Quan niệm của Sô-lô-khốp đã có sự gặp gỡ với quan niệm của rất nhiều nhà văn 0,5 tiến bộ (mở rộng các ý kiến tương đồng). - Giá trị của ý kiến: Ý kiến trên đặt ra yêu cầu đối với nhà văn và bạn đọc: 1,0 + Người nghệ sĩ cần có cảm quan hiện thực sắc sảo, chan chứa tình yêu thương con người, có tầm tư tưởng lớn lao, có khát vọng đấu tranh cho hạnh phúc của con người và công phu trong sáng tạo nghệ thuật. + Người đọc phải luôn có khát vọng hướng thiện, không ngừng tích lũy vốn sống, nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm để đón nhận những tác động tích cực của văn chương, đưa những thông điệp nhân văn từ trang sách đến cuộc đời. 6. Kết thúc vấn đề nghị luận 0,5 Hết