Kỳ thi học sinh giỏi cấp trường Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Bình Chiểu (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1. ( 8,0 điểm):  Nghị luận xã hội 
Câu chuyện của hai hạt mầm 
Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất 
nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi 
nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên... 
Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi 
muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai 
đọng trên cành lá. 
Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: 
- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ 
gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, 
đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những 
bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch 
thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. 
Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. 
Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm 
nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. 
(Thảo Nguyên, trích - Hạt giống tâm hồn - Từ những điều bình dị - First News và 
NXB Tổng hợp TPHCM phối hợp ấn hành) 
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt được ra trong câu chuyện trên.

Câu 2. (12,0 điểm): Nghị luận văn học 
Có ý kiến cho rằng: Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả. 
Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? 
Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, anh chị hãy viết 
bài văn để làm sáng tỏ ý kiến đó. 

pdf 4 trang ngocdiemd2 15/08/2023 3260
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi học sinh giỏi cấp trường Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Bình Chiểu (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfky_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2022.pdf

Nội dung text: Kỳ thi học sinh giỏi cấp trường Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Bình Chiểu (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 12 THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 PHÚT (không tính thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1. ( 8,0 điểm): Nghị luận xã hội Câu chuyện của hai hạt mầm Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. (Thảo Nguyên, trích - Hạt giống tâm hồn - Từ những điều bình dị - First News và NXB Tổng hợp TPHCM phối hợp ấn hành) Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt được ra trong câu chuyện trên. Câu 2. (12,0 điểm): Nghị luận văn học Có ý kiến cho rằng: Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, anh chị hãy viết bài văn để làm sáng tỏ ý kiến đó. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ, tên thí sinh . Số báo danh .
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU MÔN NGỮ VĂN THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 PHÚT (không tính thời gian phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (8,0 điểm) a. Về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, văn viết mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ hoặc đặt câu. b. Về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: Nội dung Điểm *Giới thiệu câu chuyện và quan niệm sống tích cực mà truyện gợi ra: 0,5 Sống phải có ước mơ cao đẹp, dám đương đầu với những khó khăn thử thách để thực hiện ước mơ. *Giải thích 1,5 - Tóm tắt thật ngắn gọn truyện: Hạt mầm thứ nhất muốn lớn lên, bén rễ, đâm chồi nảy lộc, nở hoa dịu dàng nên đã mọc lên. Hạt mầm thứ hai sợ đất sâu tối tăm, sợ chồi non bị côn trùng nuốt, sợ trẻ con vặt hoa nên nằm im, chờ đợi, kết cục bị gà mổ tức khắc. - Mượn câu chuyện hai hạt mầm, tác giả đã nêu lên và khẳng định một quan niệm nhân sinh đúng đắn, tích cực: Con người sống phải có ước mơ (mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai), dám đối đầu với khó khăn để biến ước mơ thành hiện thực và tỏa sáng. Sống không có ước mơ, hèn nhát, sợ hãi, thụ động chỉ nhận được sự thất bại, thậm chí bị hủy diệt. *Lí giải vấn đề 3,5 - Cuộc sống rất đa dạng và phong phú: có cơ hội cho con người lựa chọn nhưng cũng lắm thử thách gian nan. Hành trình sống của con người là không ngừng vươn lên để sáng tạo, in dấu ấn trong cuộc đời. Khó khăn không hoàn toàn là trở lực mà chính là động lực thôi thúc hành động, đạt tới thành công. - Ước mơ tạo nên bản lĩnh, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp con người vượt qua khó khăn “xuyên qua đá cứng” để sống và tận hưởng hương vị, vẻ đẹp của cuộc đời; là động lực thôi thúc con người tìm tòi, khám phá, đóng góp sức mình làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. - Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người có ước mơ, khát vọng và nỗ lực vượt khó, chinh phục mọi thử thách để sinh tồn và phát triển.
  3. - Sợ hãi trước cuộc sống, không dám làm bất cứ điều gì, chỉ biết thu mình trong vỏ bọc hèn nhát, thụ động chờ đợi con người sẽ trở nên yếu hèn. - Cuộc sống không ước mơ, không dám đương đầu với thực tế là cuộc sống vô vị, nhàm chán, sống thừa, sống vô ích, con người sẽ chỉ nhận được thất bại, thậm chí có thể tan biến trong cuộc đời. (Trong quá trình lí giải cần chọn dẫn chứng minh họa *Bàn luận 1,5 -Bên cạnh những người có ước mơ, không ngừng vươn lên để sáng tạo, cũng còn không ít người sợ hãi, né tránh gian khổ, khó khăn. Bên cạnh những ước mơ chính đáng, phù hợp với mục tiêu cao đẹp của cộng đồng cũng còn có ước mơ vụn vặt, tầm thường, vị kỉ. -Biểu dương những người có ước mơ, có nghị lực vươn lên. Phê phán những người sống không có ước mơ, thụ động, ngại khó ngại khổ, không có ý chí, nghị lực. (dẫn chứng minh họa) *Liên hệ rút ra bài học về nhận thức và hành động. 1,0 Câu 2: 12 Điểm 1.Yêu cầu về hình thức và kĩ năng: Học sinh có thể giải thích xong nhận 1,0 định, sau đó phân tích bài thơ, so sánh đối chiếu, để làm rõ nét riêng độc đáo của tác phẩm; hoặc kết hợp các thao tác nghị luận trên cùng một lúc. Kết cấu chặt chẽ, văn viết lưu loát, có hình ảnh và cảm xúc; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2.Yêu cầu về nội dung: Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về lí luận văn học và những kiến thức thuộc phạm vi đề bài, học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ được các ý chính sau: 1. Giải thích nhận định: 3.0 - Văn chương là lĩnh vực của cái độc đáo. Mỗi tác phẩm văn chương phải có nét riêng, nét mới ở ý tưởng nghệ thuật cũng như ở hình thức biểu hiện. Mỗi nhà văn phải có một thế giới nghệ thuật riêng, một “chân 1.0 trời” riêng, một “biên cương” riêng. Nhà văn có phong cách thì mới được người đọc chấp nhận và yêu mến. Phong cách càng độc đáo thì sức hấp dẫn càng lớn. - Mới mẻ, độc đáo là điều kiện tồn tại của tác phẩm văn chương: Tác phẩm chương không có gì mới sẽ không được người đọc tiếp nhận. Nhà văn 1.0 có phong cách nghệ thuật mờ nhạt sẽ bị người đọc quên lãng ; lặp lại mình hoặc lặp lại người khác đều là điều tối kị trong hoạt động sáng tác của nhà văn - Biểu hiện của cái riêng trong văn chương: 1.0
  4. + Giọng điệu riêng biệt của tác phẩm. + Cách nhìn, cách cảm của nhà văn có tính chất khám phá. + Yếu tố mới trong nội dung tác phẩm. + Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật mang dấu ấn riêng Lưu ý: Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo hai khía cạnh: nội dung và nghệ thuật. Tuy vậy, cần đảm bảo các ý trên. 2. Phân tích một số tác phẩm văn học để làm rõ vấn đề nghị luận: 6.0 a/ Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm: 1đ b/ Phân tích: - Giọng điệu . - Cách nhìn, cách cảm mới mẻ 5đ - Phong cách độc đáo - Nội dung mới mẻ c/ Đánh giá chung 2,0 HẾT