Đề kiểm tra cuối học kì 1 Hóa học Lớp 12 - Mã đề 201 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
Câu 1: Este X được tạo bởi ancol etylic và axit fomic. Công thức của X là
A. HCOOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOCH3.
Câu 2: Chất nào sau đây là chất hữu cơ?
A. CH4. B. H2O. C. CO2. D. CaCO3.
Câu 3: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây tác dụng được với H2O?
A. Na. B. Cu. C. Ag. D. Au.
Câu 4: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là
A. Cs. B. Al. C. Hg. D. Li.
Câu 5: Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch?
A. Ag. B. Zn. C. Ba. D. Cu.
Câu 6: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Cu2+. B. Mg2+. C. Na+. D. Ag+.
Câu 7: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HCl?
A. Al. B. Zn. C. Mg. D. Ag.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_hoa_hoc_lop_12_ma_de_201_nam_hoc_2.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 Hóa học Lớp 12 - Mã đề 201 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 BẮC NINH NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: HÓA HỌC - Lớp 12 (Đề có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề : 201 Họ và tên thí sinh:. Số báo danh: . . * Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Ag=108. * Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Câu 1: Este X được tạo bởi ancol etylic và axit fomic. Công thức của X là A. HCOOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOCH3. Câu 2: Chất nào sau đây là chất hữu cơ? A. CH4. B. H2O. C. CO2. D. CaCO3. Câu 3: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây tác dụng được với H2O? A. Na. B. Cu. C. Ag. D. Au. Câu 4: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là A. Cs. B. Al. C. Hg. D. Li. Câu 5: Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch? A. Ag. B. Zn. C. Ba. D. Cu. Câu 6: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất? A. Cu2+. B. Mg2+. C. Na+. D. Ag+. Câu 7: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HCl? A. Al. B. Zn. C. Mg. D. Ag. Câu 8: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất? A. Fe. B. W. C. Al. D. Na. Câu 9: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit? A. Glucozơ. B. Tinh bột. C. Fructozơ. D. Saccarozơ. Câu 10: Chất nào sau đây là đipeptit? A. Gly-Ala-Gly. B. Ala-Gly-Gly. C. Gly-Ala-Ala. D. Gly-Ala. Câu 11: Số nguyên tử oxi trong phân tử glyxin là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 12: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất? A. Ni. B. Fe. C. K. D. Al. Trang 1/4 - Mã đề 201 -
- Câu 13: Hợp chất X có công thức ( CH2 CH2 ) n . Tên gọi của X là A. polibutađien. B. polietilen. C. poli(vinyl clorua). D. polipropilen. Câu 14: Chất nào sau đây là chất béo? A. Etyl axetat. B. Tripanmitin. C. Glixerol. D. Tinh bột. Câu 15: Chất nào sau đây không chứa nguyên tố oxi? A. Glyxin. B. Glucozơ. C. Etylamin. D. Axit axetic. Câu 16: Glucozơ là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm. Công thức của glucozơ là A. C6H12O6. B. C12H22O11. C. (C6H10O5)n. D. C4H8O2. Câu 17: Có ba chất hữu cơ: H 2NCH2COOH, CH3COOH, CH3NH2. Để nhận ra dung dịch của các hợp chất trên, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây? A. HCl. B. Quỳ tím. C. NaOH. D. NaCl. Câu 18: Polime nào sau đây thuộc loại polime tổng hợp? A. Tơ visco. B. Tinh bột. C. Poli(vinyl clorua). D. Xenlulozơ. Câu 19: Este X có công thức phân tử C 4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch H 2SO4 loãng, đun nóng, thu được sản phẩm gồm ancol metylic và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. HCOOH. D. C2H5COOH. Câu 20: Kim loại Fe phản ứng với lượng dư dung dịch X, tạo muối Fe(III). Chất X là A. NaCl. B. HCl. C. H2SO4 (đặc nóng). D. CuSO4. Câu 21: Chất nào sau đây không bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit? A. Tinh bột. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Xenlulozơ. Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 9,6 gam Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được x mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Giá trị của x là A. 0,20. B. 0,30. C. 0,10. D. 0,15. Câu 23: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím? A. Glyxin. B. Lysin. C. Metylamin. D. Axit glutamic. Câu 24: Chất nào sau đây tạo kết tủa trắng với dung dịch nước brom? A. Propylamin. B. Etyl axetat. C. Anilin. D. Ancol etylic. Câu 25: Phát biểu nào sau đây sai? A. Saccarozơ thuộc loại monosaccarit. B. Dùng giấm ăn hoặc chanh khử được mùi tanh trong cá do amin gây ra. C. Dầu lạc có thành phần chính là chất béo. D. Fructozơ có nhiều trong mật ong. Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2. Giá trị của V là A. 2,24. B. 4,48. C. 1,12. D. 3,36. Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn m gam Al trong khí O2 dư, thu được 20,4 gam Al2O3. Giá trị của m là A. 5,4. B. 10,8. C. 9,6. D. 7,2. Trang 2/4 - Mã đề 201 -
- Câu 28: Phương trình hóa học nào sau đây sai? to A. Cu + FeSO4 → Fe + CuSO4. B. Mg + Cl2 MgCl2. to C. Mg + CuSO4 → Cu + MgSO4. D. 2Al + 3Cl2 2AlCl3. Câu 29: Thủy phân hoàn toàn m gam tinh bột thành glucozơ. Cho toàn bộ glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc (hiệu suất 100%), thu được 15,12 gam Ag. Giá trị của m là A. 25,20. B. 22,68. C. 11,34. D. 12,60. Câu 30: Cho các phát biểu sau: (a) Etyl fomat có phản ứng tráng bạc. (b) Khi thủy phân chất béo luôn thu được glixerol. (c) Các este no, đơn chức, mạch hở đều có công thức CnH2nO2 (n ≥ 2). (d) Chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật) để lâu thường có mùi khó chịu (hôi, khét) do liên kết C=C ở gốc axit không no bị oxi hóa. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 31: Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư, thu được 14,4 gam Cu. Giá trị của m là A. 6,3. B. 8,4. C. 16,8. D. 12,6. Câu 32: Xà phòng hóa hoàn toàn 1 mol triolein trong dung dịch NaOH (vừa đủ) đun nóng, thu được 1 mol glixerol và A. 1 mol natri oleat. B. 1 mol axit oleic. C. 3 mol natri oleat. D. 3 mol axit oleic. Câu 33: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Dung dịch protein có phản ứng màu biure. B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức. C. Glucozơ còn có tên gọi khác là đường nho. D. Hợp chất H2NCH2COOCH3 là muối của amino axit. Câu 34: Cho 7,5 gam glyxin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 11,3. B. 9,8. C. 11,4. D. 9,7. Câu 35: Cho 10,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí H2. Khối lượng muối có trong Y là A. 32,30 gam. B. 31,70 gam. C. 15,85 gam. D. 16,15 gam. Câu 36: Cho các phát biểu sau: (a) Anilin (C6H5NH2) tan ít trong nước. (b) Thành phần chính của cồn 70° thường dùng trong y tế để sát trùng là metanol. (c) Dầu cọ có thành phần chính là chất béo. (d) Trong phân tử saccarozơ, hai gốc monosaccarit liên kết với nhau qua nguyên tử oxi. (e) Bông và tơ tằm đều là tơ bán tổng hợp. (f) Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, tạo nên bộ khung của cây cối. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Trang 3/4 - Mã đề 201 -
- Câu 37: Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp trong dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 1,065 mol O 2, thu được 16,74 gam H2O; 18,592 lít hỗn hợp khí gồm CO 2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong Z là A. 13,04%. B. 16,05%.C. 10,53%. D. 20,70%. Câu 38: Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: HCl, Cu(NO3)2, AgNO3, NaCl, FeCl3. Số trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 39: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 0,5% vào ống nghiệm sạch. Bước 2: Thêm 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm, lắc đều; gạn phần dung dịch, giữ lại kết tủa. Bước 3: Thêm tiếp 2 ml dung dịch glucozơ 1% vào ống nghiệm, lắc đều. Cho các phát biểu sau: (a) Sau bước 3, kết tủa đã bị hòa tan, thu được dung dịch màu xanh lam. (b) Nếu thay dung dịch NaOH ở bước 2 bằng dung dịch KOH thì hiện tượng ở bước 3 vẫn tương tự. (c) Phản ứng trên chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm –OH. (d) Ở bước 3, nếu thay glucozơ bằng fructozơ thì hiện tượng xảy ra vẫn tương tự. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 40: Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,30 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 73,92 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 0,66 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của a là A. 0,30. B. 0,20. C. 0,25. D. 0,35. HẾT Trang 4/4 - Mã đề 201 -