Đề kiểm tra giữa học kì 1 Hóa học Lớp 12 - Mã đề 121 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Câu 1: Số nguyên tử cacbon trong phân tử trimetylamin là

A. 9.                                  B. 3.                                  C. 6.                                  D. 1.

Câu 2: Chất nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường?

A. Anilin.                         B. Metylamin.                 C. Etyl axetat.                 D. Glucozơ.

Câu 3: Số nguyên tử cacbon trong phân tử axit panmitic là

A. 15.                               B. 18.                                C. 16.                               D. 17.

Câu 4: Chất X có công thức cấu tạo CH3NH2. Tên gọi của X là

A. etylamin.                    B. propylamin.                C. metylamin.                 D. anilin.

Câu 5: Số nguyên tử hiđro trong phân tử etylamin là

A. 2.                                  B. 7.                                  C. 5.                                  D. 1.

Câu 6: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Fructozơ.                    B. Xenlulozơ.                  C. Tinh bột.                     D. Saccarozơ.

Câu 7: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu đỏ?

A. CH3NH2.                     B. CH3COOC2H5.            C. C2H5NH2.                    D. CH3COOH.

Câu 8: Khi cho dung dịch I2 vào ống nghiệm chứa hồ tinh bột sẽ xuất hiện màu nào sau đây?

A. Xanh tím.                    B. Vàng.                           C. Đỏ nâu.                       D. Trắng.

Câu 9: Công thức phân tử của đimetylamin là

A. C2H8N2.                       B. C2H7N.                         C. C4H11N.                       D. CH6N2.

doc 4 trang ngocdiemd2 10/08/2023 1920
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Hóa học Lớp 12 - Mã đề 121 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_hoa_hoc_lop_12_ma_de_121_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Hóa học Lớp 12 - Mã đề 121 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 BẮC NINH NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: HOÁ HỌC – Lớp 12 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 04 trang) Mã đề thi: 121 Họ và tên thí sinh:. Số báo danh: . . * Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; K=39; Ag=108. * Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Câu 1: Số nguyên tử cacbon trong phân tử trimetylamin là A. 9. B. 3. C. 6. D. 1. Câu 2: Chất nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường? A. Anilin. B. Metylamin. C. Etyl axetat. D. Glucozơ. Câu 3: Số nguyên tử cacbon trong phân tử axit panmitic là A. 15. B. 18. C. 16. D. 17. Câu 4: Chất X có công thức cấu tạo CH3NH2. Tên gọi của X là A. etylamin. B. propylamin. C. metylamin. D. anilin. Câu 5: Số nguyên tử hiđro trong phân tử etylamin là A. 2. B. 7. C. 5. D. 1. Câu 6: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. Fructozơ. B. Xenlulozơ. C. Tinh bột. D. Saccarozơ. Câu 7: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu đỏ? A. CH3NH2. B. CH3COOC2H5. C. C2H5NH2. D. CH3COOH. Câu 8: Khi cho dung dịch I2 vào ống nghiệm chứa hồ tinh bột sẽ xuất hiện màu nào sau đây? A. Xanh tím. B. Vàng. C. Đỏ nâu. D. Trắng. Câu 9: Công thức phân tử của đimetylamin là A. C2H8N2. B. C2H7N. C. C4H11N. D. CH6N2. Câu 10: Xà phòng hóa CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là A. C2H5COONa. B. CH3COONa. C. C2H5ONa. D. HCOONa. Câu 11: Este nào sau đây có phân tử khối bằng 74? A. Metyl axetat. B. Metyl propionat. C. Metyl fomat. D. Eyl axetat. Câu 12: Etyl axetat được dùng trong sơn móng tay và thuốc tẩy sơn móng tay. Công thức phân tử của etyl axetat là A. C2H4O2. B. C4H8O2. C. C3H6O2. D. C4H6O2. Câu 13: Trong thành phần chất nào sau đây có nguyên tố nitơ? A. Etylamin. B. Tinh bột. C. Etyl axetat. D. Fructozơ. Trang 1/4 - Mã đề thi 121 -
  2. Câu 14: Glucozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucozơ là A. C2H4O2. B. (C6H10O5)n. C. C6H12O6. D. C12H22O11. Câu 15: Tên gọi của este HCOOCH3 là A. etyl fomat. B. metyl fomat. C. metyl axetat. D. etyl axetat. Câu 16: Số nguyên tử hiđro trong phân tử fructozơ là A. 22. B. 6. C. 12. D. 11. Câu 17: Phát biểu nào sau đây sai? A. Fructozơ là monosaccarit duy nhất có trong mật ong. B. Nước quả chanh khử được mùi tanh của cá. C. Glucozơ còn có tên gọi khác là đường nho. D. Dầu lạc có thành phần chính là chất béo. Câu 18: Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc? A. HCOOCH3. B. CH3COOC2H5. C. CH3COOCH3. D. C2H5COOCH3. Câu 19: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo? A. C2H5COOCH3. B. CH3COOH. C. CH3COOC2H5. D. (C17H35COO)3C3H5. Câu 20: Ứng với công thức phân tử C4H8O2 có bao nhiêu este đồng phân? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 21: Chất nào sau đây bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit? A. Saccarozơ. B. Glixerol. C. Glucozơ. D. Fructozơ. Câu 22: Cho m gam glucozơ (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, thu được 4,32 gam Ag. Giá trị của m là A. 1,8. B. 2,4. C. 3,6. D. 7,2. Câu 23: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol? A. Metyl axetat. B. Tristearin. C. Benzyl axetat. D. Metyl fomat. Câu 24: Etylamin tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch? A. Na2SO4. B. KOH. C. HCl. D. NaCl. Câu 25: Chất nào sau đây tạo kết tủa trắng với dung dịch nước brom? A. Metan. B. Ancol etylic. C. Etylamin. D. Anilin. Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam CH3COOCH3 thu được nước và V lít khí CO 2. Giá trị của V là A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 6,72. Câu 27: Cho mẩu natri vào ống nghiệm đựng 3 ml chất lỏng X, thấy natri tan dần và có khí thoát ra. Chất X là A. pentan. B. etanol. C. hexan. D. benzen. Câu 28: Phần trăm khối lượng nitơ trong phân tử anilin (C6H5-NH2) bằng A. 12,96%. B. 15,73%. C. 15,05%. D. 18,67%. Trang 2/4 - Mã đề thi 121 -
  3. Câu 29: Thuỷ phân 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 3,28. B. 8,56. C. 8,20. D. 5,80. Câu 30: Cho 360 gam glucozơ lên men rượu, khí thoát ra được dẫn vào dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa trắng. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%. Giá trị của m là A. 200. B. 160. C. 400. D. 320. Câu 31: Phát biểu nào sau đây sai? A. Trong quá trình sản xuất etanol từ tinh bột, xảy ra phản ứng thủy phân và lên men rượu. B. Hiđro hóa hoàn toàn chất béo lỏng thu được chất béo rắn. C. Nhỏ vài giọt dung dịch I2 vào xenlulozơ, xuất hiện màu xanh tím. D. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl. Câu 32: Cho 5,9 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 9,55 gam muối. Số nguyên tử H trong phân tử X là A. 9. B. 5. C. 7. D. 11. Câu 33: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam etyl fomat bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 6,8 gam muối khan. Giá trị của m là A. 3,7. B. 4,1. C. 7,4. D. 8,2. Câu 34: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau. B. Tinh bột là hỗn hợp của amilozơ và amilopectin. C. Saccarozơ là nguyên liệu để làm bánh kẹo. D. Xenlulozơ hoà tan tốt trong nước và etanol. Câu 35: Đun 3,0 gam CH3COOH với C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 2,2 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất của phản ứng este hóa tính theo axit là A. 25,00%. B. 50,00%. C. 36,67%. D. 20,75%. Câu 36: Hỗn hợp X gồm axit axetic và metyl fomat. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là A. 9. B. 8. C. 12. D. 18. Câu 37: Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở X, Y và Z, trong đó có một este hai chức và hai este đơn chức; MX < MY < MZ. Đốt cháy hết 27,26 gam E cần vừa đủ 1,195 mol O 2, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 27,26 gam E trong dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp các muối của axit cacboxylic no và 14,96 gam hỗn hợp hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Khối lượng của X trong 27,26 gam E là A. 3,06 gam. B. 1,98 gam. C. 2,64 gam. D. 4,40 gam. Câu 38: Cho các phát biểu sau: (a) Quá trình chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có xảy ra phản ứng thủy phân. (b) Dầu cọ có thành phần chính là chất béo. (c) Saccarozơ tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm. (d) Một số este hòa tan tốt nhiều chất hữu cơ nên được dùng làm dung môi. (e) Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên lớp màng tế bào thực vật, là bộ khung của cây cối. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Trang 3/4 - Mã đề thi 121 -
  4. Câu 39: Thí nghiệm xác định, định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử saccarozơ được tiến hành theo các bước sau Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1 đến 2 gam đồng(II) oxit, sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng(II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có rắc bột CuSO 4 khan vào phần trên ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí. Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH) 2 đựng trong ống nghiệm (ống số 2). Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp phản ứng). Cho các phát biểu sau: (a) CuSO4 khan được dùng để nhận biết H2O sinh ra trong ống nghiệm. (b) Thí nghiệm trên, trong ống số 2 có xuất hiện kết tủa trắng. (c) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hơi chúi xuống. (d) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccarozơ. (e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch trong ống số 2. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X trong khí oxi dư, thu được khí N 2; 13,44 lít khí CO2 và 18,9 gam H2O. Số công thức cấu tạo của X là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 121 -