Đề kiểm tra giữa kì 1 Hóa học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án và thang điểm)
Câu 10:Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic (CH3COOH). Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. C2H5COOH. B. HO-C2H4-CHO. C. CH3COOCH3. D. HCOOC2H5.
Câu 11: Thực hiện các thí nghiệm sau:
TN1: Cho dung dịch H2SO4 20% vào ống nghiệm thứ 1 có chứa 2ml etyl axetat.
TN2: Cho dung dịch NaOH 30% vào ống nghiệm thứ 2 có chứa 2ml etyl axetat.
Lắc đều cả hai ống nghiệm, đun cách thủy trong khoảng 5 phút. Hiện tượng quan sát được là
A. Chất lỏng trong ống thứ 1 trở thành đồng nhất, trong ống thứ 2 có kết tủa trắng.
B. Chất lỏng ở cả hai ống nghiệm đều trở thành đồng nhất.
C. Chất lỏng trong ống thứ 1 trở thành đồng nhất, trong ống thứ 2 tách thành hai lớp.
D. Chất lỏng trong ống thứ 1 tách thành hai lớp, trong ống thứ 2 đồng nhất.
Câu 12:Sắp xếp theo chiều tăng dần về nhiệt độ sôi của các chất (1) C3H7COOH, (2) CH3COOC2H5 và
(3) C3H7CH2OH, (4) HCHO ta có thứ tự là
A. (1), (2), (3), (4). B. (4), (2), (3), (1).
C. (4), (1), (3), (2). D. (3), (2), (1), (4).
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_1_hoa_hoc_lop_12_nam_hoc_2021_2022_co_da.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 1 Hóa học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án và thang điểm)
- SỞ GD & ĐT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 LỚP 12 - NĂM 2021- 2022 TrƯỜNG THPT . MÔN: HOÁ HỌC 12 Thời gian làm bài: 50 phút ( Đề này có 3 trang) H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 88; Ag = 108; Cs = 133; Ba = 137 Họ, tên học sinh: Lớp: 12V1 A.TRẮC NGHIỆM: Câu 1:Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng là 90%, khối lượng glucozơ thu được là: A. 360 gam B. 480 gam C. 270 gam D. 324 gam Câu 2: Cho các chất X, Y, Z, T thỏa mãn bảng sau : Chất X Y Z T Thuốc thử NaOH Có phản ứng Có phản ứng Không phản Có phản ứng ứng NaHCO3 Sủi bọt khí Không phản ứng Không phản Không phản ứng ứng Cu(OH)2 hòa tan Không phản ứng Hòa tan Không phản ứng AgNO3/NH3 Không tráng tráng gương tráng gương Không phản ứng gương X, Y, Z, T lần lượt là A. CH3COOH, HCOOCH3 , glucozơ, phenol. B. CH3COOH, CH3COOCH3, glucozơ, CH3CHO. C. HCOOH, HCOOCH3, fructozơ, phenol D. HCOOH, CH3COOH, glucozơ, phenol Câu 3: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ? A. [C6H7O3(OH)3]n. B. [C6H5O2(OH)3]n. C. [C6H8O2(OH)3]n.D. [C 6H7O2(OH)3]n. Câu 4: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế chất lỏng Y có mùi thơm của hoa nhài từ dung dịch X: Dung dịch X không chứa hoá chất có công thức hoá học nào sau đây? A. CH3COOH.B. H 2SO4 đặc.C. CH 3OH.D. C 6H5 CH2OH Câu 5: Đun nóng dd chứa 54g glucozơ với lượng dư dd AgNO 3 /NH3 thì lượng Ag tối đa thu đựơc là m gam. Hiệu suất pứ đạt 90%. Giá trị m là. A. 32,40B. 48,62C. 64,80 D. 58,32g. Câu 6: Vinyl axetat có công thức là A. C2H5COOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOCH=CH2. D. CH3COOH Câu 7. Axit nào sau đây là axit béo? A. Axit AceticB. Axit Glutamic. C. Axit Stearic.D. Axit Ađipic Câu 8: Cho m (g) glucose tác dụng với lượng dư dd AgNO 3/NH3 dư thu được 86,4 (g) Ag. Nếu lên men hoàn toàn m (g) glucose trên rồi cho khí CO2 hấp thụ vào nước vôi trong dư thì được bao nhiêu kết tủa? A. 80 B. 40C. 60D. 20 Câu 9: So sánh tính chất của Glucozo, Tinh bột, Saccarozo, Xellulozo. (1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có nhóm –OH . (2) Trừ Xellulose, còn lại đều có thể tham gia phản ứng tráng gương. (3) Cả 4 chất đều là chất rắn, màu trắng (4) Cả 4 chất đều pứ với Br. Trong các so sánh trên , có bao nhiêu so sánh không đúng là: A. 1 B. 4C. 3D. 2
- Câu 10:Chất X có công thức phân tử C 3H6O2, là este của axit axetic (CH3COOH). Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. C2H5COOH. B. HO-C2H4-CHO. C. CH3COOCH3. D. HCOOC2H5. Câu 11: Thực hiện các thí nghiệm sau: TN1: Cho dung dịch H2SO4 20% vào ống nghiệm thứ 1 có chứa 2ml etyl axetat. TN2: Cho dung dịch NaOH 30% vào ống nghiệm thứ 2 có chứa 2ml etyl axetat. Lắc đều cả hai ống nghiệm, đun cách thủy trong khoảng 5 phút. Hiện tượng quan sát được là A. Chất lỏng trong ống thứ 1 trở thành đồng nhất, trong ống thứ 2 có kết tủa trắng. B. Chất lỏng ở cả hai ống nghiệm đều trở thành đồng nhất. C. Chất lỏng trong ống thứ 1 trở thành đồng nhất, trong ống thứ 2 tách thành hai lớp. D. Chất lỏng trong ống thứ 1 tách thành hai lớp, trong ống thứ 2 đồng nhất. Câu 12:Sắp xếp theo chiều tăng dần về nhiệt độ sôi của các chất (1) C3H7COOH, (2) CH3COOC2H5 và (3) C3H7CH2OH, (4) HCHO ta có thứ tự là A. (1), (2), (3), (4). B. (4), (2), (3), (1). C. (4), (1), (3), (2). D. (3), (2), (1), (4). Câu 13:Trong quả chín như (cà chua, dâu tây ), trong mía lần lượt chứa nhiều chất nào sau đây. A. glucozo và xenlulozo.B. glucozo và saccarozo C. glucozo và fructozoD. Tinh bột và xenlulozo Câu 14: Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. (b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. (d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H35COO)3C3H5, (C17H33COO)3C3H5. Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 4C. 3D. 2 Câu 15:Thuỷ phân este C4H6O2 trong môi trường axit ta thu được một hỗn hợp các chất đều phản ứng tráng gương. Vậy công thức cấu tạo của este đó là? A. CH3COOCH=CH2.B. HCOOCH 2CH =CH2. C. HCOOCH=CHCH3.D. CH 2=CHCOOH. Câu 16: Bảng dưới đây ghi lại số liệu đo và hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: M, N, P, Q và R. Chất M N P Q R Thuốc thử Qùy tím đổi màu không đổi đổi màu không đổi không đổi hồng màu hồng màu màu 0 Dung dịch AgNO3/NH3, t không có không có Ag↓ Ag↓ không có kết tủa kết tủa kết tủa pH (dung dịch nồng độ 0,001M) 3,88 6,48 3,37 7,00 7,82 Các chất M, N, P, Q và R lần lượt là: A. Axit axetic, phenol, axit fomic, anđehit axetic, anilin. B. Phenol, anđehit axetic, anilin, axit axetic, axit fomic. C. Axit fomic, anđehit axetic, anilin, phenol, axit axetic. D. Anilin, phenol, axit axetic, axit fomic, anđehit axetic. B. TỰ LUẬN:(6đ) Câu 1: (2đ) gọi tên các chất có công thức cấu tạo sau: HCOOCH3 C17H35COOH (C17H35COO)3C3H5 (C6H10O5)n
- CH3COOCH=CH2 C17H33COOH (C17H33COO)3C3H5 [C6H7O2(OH)3]n. Câu 2: (2đ) Viết phương trình hóa học khi:( ghi rõ điều kiện phản ứng) a. Xà phòng hóa tristearin trong NaOH có đun nóng. b. Thủy phân tinh bột trong axit. c. thủy phân vinylfomat trong NaOH có đun nóng. d. Hidro hóa triolein trong điều kiện thích hợp Câu 3:(1đ): Làm thế nào phân biệt được glucozơ, fructozơ bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học để minh họa. Câu 4:( 1đ) Tiến hành phản ứng thủy phân a gam vinyl axetat trong 150 ml dd KOH 1M vừa đủ ( có đun nóng) sau khi pứ kết thúc thu được dung dịch A. cô cạn dd A được m gam muối khan a.Viết phương trình hóa học minh họa. b. Tính a và m HẾT.
- ĐÁP ÁN A.TRẮC NGHIỆM(4đ) 1A 2A 3D 4C 5D 6A 7C 8A 9C 10C 11D 12B 13B 14B 15C 16D PHẦN TỰ LUẬN: ( 6đ) Câu hỏi Nội dung Điểm Câu 1 HCOOCH3: metyl fomiat , CH3COOCH=CH2: vinyl axetat 0,5 điểm C17H35COOH : axit stearic , C17H33COOH : axit oleic 0,5 điểm (C17H35COO)3C3H5: (tristearin), (C17H33COO)3C3H5: (triolein) 0,5 điểm (C6H10O5)n : Tinh bột, [C6H7O2(OH)3]n. Xenlulozo 0,5 điểm Câu 2 a.Xà phòng hóa tristearin: to (C17H35COO)3C3H5+3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 0,5điểm b. Thủy phân tinh bột: Enzim, to (C6H10O5)n + n H2O n C6H12O6 0,5điểm c.Thủy phân vinylfomat HCOOCH=CH2 + NaOH to HCOONa + CH3CHO d. hidro hóa triolein 0,5điểm Ni (C17H33COO)3C3H5(lỏng) + 3H2 o (C17H35COO)3C3H5(rắn) 170 190 C 0,5điểm Câu 3 Phân biệt glucoz và Fructoz Dùng nước brom: mẫu thử làm phai màu brom là glucoz, 0,5điểm không phản ứng là fructoz C6H12O6 + Br2 + H2O → CH2OH(CHOH)4COOH + 2HBr 0,5điểm Câu 4 a. CH3COOCH=CH2 + KOH CH3COOK + CH3CHO 0,5điểm b. a = 0,15. 86 =12,9 g, m = 0,15. 98 = 14,7g 0,5điểm