Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học Lớp 12 - Đề 6 (Có đáp án)

Câu 1: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3–CH(NH2)–COOH ?

A. Axit a-aminopropionic.            B. Anilin.            C. Alanin.                 D. Axit 2-aminopropanoic.

Câu 2: Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucozơ đã dùng là

A. 0,20M                           B. 0,02M                           C. 0,01M                           D. 0,10M

Câu 3: Hợp chất X là axit glutamic. Cho 1,47 gam X tác dụng hết với 200ml dd HCl 0,25M thu được dung dịch Y. Cho một lượng NaOH vừa đủ vào dung dịch Y thu được dung dịch Z. Cô cạn Z được m gam muối khan. Giá trị gần đúng nhất của m là

A. 2,27.                              B. 2,92.                              C. 4,83.                              D. 1,90.

Câu 4: Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và 83,4 gam muối của một axit béo no B. Chất B là:

A. axit oleic                      B. axit axetic                    C. axit stearic                   D. axit panmitic

Câu 5: Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A. C2H5COONa và CH3OH.                                       B. CH2=CHCOONa và CH3OH.

C. CH3COONa và CH2=CHOH.                                D. CH3COONa và CH3CHO.

docx 3 trang Minh Uyên 22/02/2023 7940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học Lớp 12 - Đề 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_hoa_hoc_lop_12_de_6_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học Lớp 12 - Đề 6 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 6 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn HÓA HỌC LỚP 12 Thời gian: 45 phút Câu 1: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3–CH(NH2)–COOH ? A. Axit -aminopropionic. B. Anilin. C. Alanin. D. Axit 2- aminopropanoic. Câu 2: Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO 3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucozơ đã dùng là A. 0,20M B. 0,02M C. 0,01M D. 0,10M Câu 3: Hợp chất X là axit glutamic. Cho 1,47 gam X tác dụng hết với 200ml dd HCl 0,25M thu được dung dịch Y. Cho một lượng NaOH vừa đủ vào dung dịch Y thu được dung dịch Z. Cô cạn Z được m gam muối khan. Giá trị gần đúng nhất của m là A. 2,27. B. 2,92. C. 4,83. D. 1,90. Câu 4: Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và 83,4 gam muối của một axit béo no B. Chất B là: A. axit oleic B. axit axetic C. axit stearic D. axit panmitic Câu 5: Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là A. C2H5COONa và CH3OH. B. CH2=CHCOONa và CH3OH. C. CH3COONa và CH2=CHOH. D. CH3COONa và CH3CHO. Câu 6: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Muốn điều chế 29,7 kg xenlulozơ trintrat (hiệu suất 90%) thì thể tích axit ntric 96% (D = 1,52 g/ml) cần dùng là: A. 20,36 lít. B. 14,39 lit. C. 14,52 lít D. 15,24 lít. Câu 7: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ? A. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH. B. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH. C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH. D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH Câu 8: Phân tử khối trung bình của PE là 364000, của PVC là 750000. Hệ số polime hóa của loại PE và PVC trên lần lượt là: A. 15000 và 12000 B. 12000 và 13000 C. 13000 và 12000 D. 12000 và 15000 Câu 9: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là: A. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. B. CH2=C(CH3)-CH=CH2, lưu huỳnh. C. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. D. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2. Câu 10: Cho các phát biểu sau: (a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ (b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau (c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương. (d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
  2. (e) Saccarozơ là chất rắn kết tinh, có vị ngọt,dễ tan trong nước Số phát biểu đúng là A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 11: Dãy các polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là A. poli(metyl metacrylat), poli(hexametilen ađipamit), poli(vinyl xianua). B. Policaproamit, polietilen, poli(vinyl clorua). C. poli(metyl metacrylat), poli(etilen terephtalat), policaproamit. D. Poli(vinyl clorua), polibutađien, poliacrilonitrin. Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam amin X đơn chức bằng không khí vừa đủ thu được 13,44 lit CO2 (đktc); 16,2 gam H2O và V lit N2 ở đktc. Giá trị V là A. 92,96. B. 90,72. C. 22,4. D. 2,24. Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 1,48 gam một este X (tạo nên từ một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức) thu được 1,344 lít khí CO 2 (đktc) và 1,08 gam H2O. Số este đồng phân của X là: A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 14: Cho các dung dịch: C6H5NH3Cl, H2NCH2COOH, CH3COOH, (NH2)2C3H5COOH, CH3COOCH3, H2NC3H5(COOH)2. Số dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là: A. 3 B. 5 C. 2 D. 4 Câu 15: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là : A. (4), (2), (5), (1), (3). B. (4), (1), (5), (2), (3). C. (4), (2), (3), (1), (5). D. (3), (1), (5), (2), (4). Câu 16: Cho 7,5 gam Glyxin phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là (Cho H = 1, C = 12, O = 16, Cl = 35, 5) A. 43,00 gam. B. 11,15 gam. C. 11,05 gam. D. 44,00 gam. Câu 17: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là A. stearic B. tristearin C. tripanmitin D. triolein Câu 18: Xà phòng hóa 8,8 gam propyl fomat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị gần đúng nhất của m là A. 2,71 gam. B. 8,2 gam. C. 3,28 gam. D. 8,15 gam. Câu 19: Cho các chất: polietilen, poli(metyl metacrylat), poli(vinyl xianua), polibutađien. Số chất polime dùng làm chất dẻo là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 20: Đun nóng 32,9 gam một peptit mạch hở X với 200 gam dung dịch NaOH 10% (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 52 gam muối khan. Biết răng X tạo thành từ các α-amino axit mà phân tử chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Số liên kết peptit trong X là: A. 4 B. 9 C. 5 D. 10 Câu 21: Este etyl fomat có công thức là A. HCOOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOCH3. D. HCOOCH=CH2. Câu 22: Chất thuộc loại polisaccarit là A. glucozơ. B. xenlulozơ. C. fructozơ. D. saccarozơ.
  3. Câu 23: Khi cho este của axit aminoaxetic phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được ancol metylic. Công thức phân tử của este trên là? A. NH2CH2COOH B. NH2CH2COOCH3 C. NH2CH2COOC2H5 D. NH2CH(CH3)COOCH3 Câu 24: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ? A. [C6H8O2(OH)3]n. B. [C6H7O2(OH)3]n. C. [C6H5O2(OH)3]n. D. [C6H7O3(OH)3]n. Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn chất nào sau đây thu được sản phẩm có chứa nitơ ? A. Nhựa PE B. Chất béo C. Tơ tằm D. Tinh bột Câu 26: Dung dịch của chất nào trong các chất dưới đây không làm đổi màu quỳ tím ? A. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. B. CH3NH2. C. NH2CH2COOH D. CH3COOH. Câu 27: Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam X, thu được 2,16 gam H2O. Số mol của vinyl axetat trong X là A. 0,01 B. 0,02 C. 0,04 D. 0,03 Câu 28: Các polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là: A. Nhựa Bakelit, cao su lưu hóa B. PVC, Amilozơ C. PE, PVC D. Amilopectin, cao su thiên nhiên Câu 29: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 30: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit? A. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. B. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ. C. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ. D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ HẾT ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA B A C D D B C C D C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA D A D A A B D A C B Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 ĐA B B B B C C A A D A