Kiểm tra cuối kì 1 Hóa học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị (Có đáp án)

Câu 1: Chất nào sau đây là amin bậc 3? 
A. (CH3)3N. B. CH3NHC6H5. C. CH3NHCH3. D. CH3NH2. 
Câu 2: Khi thủy phân hoàn toàn 7,22 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở cần vừa 
đủ 0,09 mol NaOH, thu được hỗn hợp Y gồm hai muối của hai axit cacboxylic trong cùng dãy 
đồng đẳng và 2,88 gam một ancol. Đốt cháy hết Y trong O2 dư, thu được Na2CO3, H2O và V lít 
khí CO2 (đktc). Giá trị của V là 
A. 3,920. B. 4,928. C. 1,904. D. 2,912. 
Câu 3: Hỗn hợp E gồm chất X (CmH2m+4O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) và chất Y 
(CnH2n+3O2N, là muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol E cần vừa đủ 
0,26 mol O2, thu được N2, CO2 và 0,4 mol H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol E tác dụng hết với dung 
dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp hai chất khí đều làm xanh quỳ tím 
ẩm và a gam hỗn hợp hai muối khan. Giá trị của a là 
A. 11,32. B. 10,76. C. 11,60. D. 9,44. 
Câu 4: Số nguyên tử cacbon trong phân tử axit oleic là 
A. 18. B. 15. C. 16. D. 19. 
Câu 5: Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol 
HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là 
A. 3,425. B. 2,550. C. 4,725. D. 3,825. 
Câu 6: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
(a) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm. 
(b) Cho miếng gang (hợp kim Fe-C) vào dung dịch HCl. 
(c) Cho miếng Na vào dung dịch AgNO3. 
(d) Quấn dây Cu quanh thanh Al và nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng. 
(e) Cho miếng Cu vào dung dịch FeCl3. 
(f) Cho miếng sắt vào dung dịch HCl và ZnCl2. 
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa học là 
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
pdf 3 trang ngocdiemd2 10/08/2023 2940
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối kì 1 Hóa học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_cuoi_ki_1_hoa_hoc_lop_12_ma_de_132_nam_hoc_2021_202.pdf

Nội dung text: Kiểm tra cuối kì 1 Hóa học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị (Có đáp án)

  1. SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI KỲ I – NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT TX QUẢNG TRỊ MÔN: HÓA - LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề Đề kiểm tra chính thức (Đề có 03 trang) Mã đề 132 Cho biết nguyên tử khối của H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Cl = 35,5; K =39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn =65; Ag = 108 và Ba = 137. Câu 1: Chất nào sau đây là amin bậc 3? A. (CH3)3N. B. CH3NHC6H5. C. CH3NHCH3. D. CH3NH2. Câu 2: Khi thủy phân hoàn toàn 7,22 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở cần vừa đủ 0,09 mol NaOH, thu được hỗn hợp Y gồm hai muối của hai axit cacboxylic trong cùng dãy đồng đẳng và 2,88 gam một ancol. Đốt cháy hết Y trong O2 dư, thu được Na2CO3, H2O và V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là A. 3,920. B. 4,928. C. 1,904. D. 2,912. Câu 3: Hỗn hợp E gồm chất X (CmH2m+4O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) và chất Y (CnH2n+3O2N, là muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol E cần vừa đủ 0,26 mol O2, thu được N2, CO2 và 0,4 mol H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp hai chất khí đều làm xanh quỳ tím ẩm và a gam hỗn hợp hai muối khan. Giá trị của a là A. 11,32. B. 10,76. C. 11,60. D. 9,44. Câu 4: Số nguyên tử cacbon trong phân tử axit oleic là A. 18. B. 15. C. 16. D. 19. Câu 5: Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 3,425. B. 2,550. C. 4,725. D. 3,825. Câu 6: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm. (b) Cho miếng gang (hợp kim Fe-C) vào dung dịch HCl. (c) Cho miếng Na vào dung dịch AgNO3. (d) Quấn dây Cu quanh thanh Al và nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng. (e) Cho miếng Cu vào dung dịch FeCl3. (f) Cho miếng sắt vào dung dịch HCl và ZnCl2. Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa học là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 7: Hai dung dịch nào sau đây đều tác dụng được với kim loại Fe? . A. HCl, NaOH. B. MgCl2, H2SO4 đặc, nóng . C. HCl, HNO3 đặc nguội. . D. CuSO4, FeCl3. Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai? A. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím. B. Glyxin là hợp chất có tính lưỡng tính. C. Phân tử Gly-Ala-Val có 3 nguyên tử nitơ. D. Alanin tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa. Câu 9: Glucozơ thể hiện tính chất của ancol đa chức trong phản ứng nào sau đây? A. Làm mất màu nước brom. B. Hòa tan được Cu(OH)2. C. Tráng bạc. D. Hiđro hóa thành sobitol. Câu 10: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất? A. Cu2+. B. Na+. C. Mg2+. D. Ag+. Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. Câu 11: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,8 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 19,04. B. 14,68. C. 18,36. D. 19,12. Câu 12: Cho dãy các chất: C2H5NH2, CH3NH2, NH3, C6H5NH2 (anilin). Chất trong dãy có lực bazơ mạnh nhất là A. NH3. B. CH3NH2. C. C2H5NH2. D. C6H5NH2. Câu 13: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất? A. Fe. B. Ag. C. Au. D. Cu. Câu 14: Cấu hình elelctron nào sau đây là của nguyên tử kim loại? A. 1s22s22p63s23p1 B. 1s22s22p6. C. 1s22s22p63s23p4. D. 1s22s22p63s23p5. Câu 15: Trùng hợp propilen thu được polime có tên gọi là A. polistiren. B. polipropilen. C. polietilen. D. poli(vinyl clorua). Câu 16: Polime nào sau đây thuộc loại polime tổng hợp? A. Tinh bột. B. Poli(metyl metacrylat). C. Xenlulozơ. D. Tơ visco. Câu 17: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là A. Pb. B. Cr. C. W. D. Hg. Câu 18: Thuỷ phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X, Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Hai chất X, Y lần lượt là A. axit axetic và ancol metylic. B. ancol metylic và axit axetic. C. ancol etylic và axit axetic. D. axit axetic và ancol etylic. Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Ion Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe2+. B. Kim loại Na khử được ion Cu2+ trong dung dịch. C. Độ cứng của kim loại Al cao hơn kim loại Cr. D. Điện phân dung dịch NaCl, thu được Na ở catot. Câu 20: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là A. tinh bột. B. glicogen. C. saccarozơ. D. xenlulozơ. Câu 21: Số liên kết peptit trong phân tử Ala-Ala-Gly-Ala là A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 22: Thủy phân hoàn toàn 17,1 gam saccarozơ, thu được dung dịch X. Tiến hành phản ứng tráng bạc dung dịch X với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 21,6. B. 10,08. C. 5,4. D. 32,4. Câu 23: Monome được dùng để điều chế PVC là A. CH3-CH2-CH2Cl. B. CH2=CH-Cl. C. CH2=CH-CH3. D. CH2=CH2. Câu 24: Cho hỗn hợp Zn và Fe vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp hai kim loại. Hai kim loại đó là A. Fe, Cu. B. Cu, Ag. C. Zn, Ag. D. Fe, Ag. Câu 25: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl, thu được khí H2? A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Au. Câu 26: Phản ứng hóa học nào sau đây sai? A. 2Na +2H2O  2NaOH + H2 B. Cu + 2FeCl3(dung dịch)  CuCl2 + 2FeCl2 C. Fe + 3AgNO3 (dung dịch, dư) Fe(NO3)3 + 3Ag t0 D. 3H2 + Al2O3  2Al + 3H2O Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. Câu 27: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%, thêm tiếp 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, hiện tượng quan sát được là A. có kết tủa xanh lam, kết tủa không bị tan ra. B. có kết tủa xanh lam, sau đó kết tủa chuyển sang màu đỏ gạch. C. có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch màu tím. D. có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch xanh lam. Câu 28: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch gồm NaOH 2,0% và KOH 2,8%, thu được 8,8 gam muối. Giá trị của m là A. 6,4. B. 5,6. C. 7,2. D. 4,8. Câu 29: Công thức của metyl fomat là . . A. CH3COOC2H5 B. CH3COOCH3. C. HCOOCH3. D. HCOOC2H5 Câu 30: Cho các phát biểu sau: (a) Để khử mùi tanh của cá có thể dùng giấm ăn. (b) Mỡ lợn có chứa chất béo bão hòa (phân tử có các gốc hiđrocacbon no). (c) Quá trình chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có xảy ra phản ứng thủy phân. (d) Khi làm đậu phụ từ sữa đậu nành có xảy ra sự đông tụ protein. (e) Vải lụa tơ tằm sẽ nhanh hỏng nếu ngâm, giặt trong xà phòng có tính kiềm. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. HẾT Học sinh không được sử dung tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên học sinh: Lớp: Số báo danh: Chữ kí của cán bộ coi thi: Trang 3/3 - Mã đề thi 132