Kiểm tra giữa kì 1 Hóa học Lớp 12 - Mã đề 301 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Võ Nguyên Giáp

Câu 1. Mùi tanh của cá chủ yếu được gây nên bởi một số amin, nhiều nhất là trimetylamin. Để khử mùi tanh của cá trước khi chế biến, các đầu bếp thường dùng

      A. nước vôi.                  B. giấm ăn.               C.  nước muối.              D.  ancol etylic.      

 Câu 2.  Phát biểu nào dưới đây về tính chất vật lý của amin là sai?

      A.  Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc.

      B.  Độ tan của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng.

      C. Metyl-, etyl-, dimetyl-, trimetylamin là những chất khí, dễ tan trong nước.

      D. Anilin là chất lỏng, khó tan trong nước, màu đen.

 Câu 3. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?

      A. Glucozơ.                  B. Axit axetic.            C. Etylamin.               D. Anilin.        

 Câu 4.  Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là 

      A. 33,00.                       B. 25,46.                    C.  26,73.                      D.  29,70.

 Câu 5.  Đun nóng dung dịch chứa 9 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là

      A. 10,8 gam.                 B. 16,2 gam.              C. 5,4 gam.                 D. 12,8 gam.

 Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol este X thu được 0,4 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Nếu cho 0,1 mol X tác dụng hết với NaOH thì thu được 8,2g muối. CTCT của X là 

      A.  CH3COOCH3.         B. CH3COOC2H5.      C. HCOOC3H7.­          D. C2H5COOCH3.      

docx 3 trang ngocdiemd2 10/08/2023 2060
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa kì 1 Hóa học Lớp 12 - Mã đề 301 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Võ Nguyên Giáp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxkiem_tra_giua_ki_1_hoa_hoc_lop_12_ma_de_301_nam_hoc_2022_202.docx

Nội dung text: Kiểm tra giữa kì 1 Hóa học Lớp 12 - Mã đề 301 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Võ Nguyên Giáp

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT Môn: HÓA HỌC – Lớp 12 VÕ NGUYÊN GIÁP Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ 301 (Đề này gồm có 03 trang) Họ và tên: SBD: Chọn đáp án đúng và tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm Câu 1. Mùi tanh của cá chủ yếu được gây nên bởi một số amin, nhiều nhất là trimetylamin. Để khử mùi tanh của cá trước khi chế biến, các đầu bếp thường dùng A. nước vôi.B. giấm ăn.C. nước muối. D. ancol etylic. Câu 2. Phát biểu nào dưới đây về tính chất vật lý của amin là sai? A. Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc. B. Độ tan của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng. C. Metyl-, etyl-, dimetyl-, trimetylamin là những chất khí, dễ tan trong nước. D. Anilin là chất lỏng, khó tan trong nước, màu đen. Câu 3. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh? A. Glucozơ.B. Axit axetic.C. Etylamin.D. Anilin. Câu 4. Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là A. 33,00. B. 25,46. C. 26,73. D. 29,70. Câu 5. Đun nóng dung dịch chứa 9 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là A. 10,8 gam.B. 16,2 gam.C. 5,4 gam.D. 12,8 gam. Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn 0,1mol este X thu được 0,4 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Nếu cho 0,1 mol X tác dụng hết với NaOH thì thu được 8,2g muối. CTCT của X là A. CH3COOCH3.B. CH 3COOC2H5.C. HCOOC 3H7. D. C2H5COOCH3. Câu 7. X và Y là hai cacbohiđrat. X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. Y là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loài thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Tên gọi của X, Y lần lượt là A. saccarozơ và fructozơ.B. tinh bột và glucozơ. C. xenlulozơ và saccarozơ.D. tinh bột và saccarozơ. Câu 8. Trong công nghiệp thực phẩm, saccarozơ được sử dụng phổ biến làm nguyên liệu để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Thủy phân saccarozơ chỉ thu được glucozơ. B. Saccarozơ được sản xuất từ cây mía, củ cải đường hoặc hoa thốt nốt. C. Saccarozơ thuộc loại đisaccarit có CTPT là C12H22O11. D. Dung dịch saccarozơ hòa tan được Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. Câu 9. Thuốc thử để nhận biết tinh bột là A. I2. B. Cu(OH)2. C. AgNO3/NH3. D. Br2. Câu 10. Cho 3,1 gam metylamin tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là A. 7,65 gam. B. 6,75 gam. C. 8,10 gam. D. 7,85gam. Câu 11. Từ tinh bột bằng phương pháp lên men người ta điều chế ra ancol etylic với hiệu suất toàn bộ quá trình là 75%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 250 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 96 gam. Giá trị của m là A. 378,0.B. 486,0.C. 212,625D. 283,5 . Câu 12. Khối lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 90% là A. 14,4 gam.B. 1,44 gam. C. 2,25 gam. D. 2,0 gam. Câu 13. Số triglixerit được tạo bởi glyxerol và hỗn hợp 2 axit C17H35COOH, C17H33COOH là A. 2. B. 4. C. 1. D. 6. Câu 14. Chất nào sau đây dễ bị thủy phân trong môi trường axit?
  2. A. Saccarozơ.B. Frutozơ.C. Glucozơ. D. Axit axetic. Câu 15. Chất nào sau đây không hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng? A. Dung dịch saccarozơ.B. Xenlulozơ. C. Dung dịch fructozơ. D. Dung dịch glucozơ. Câu 16. Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo? A. (C17H35COO)3C3H5.B. C 15H31COOCH3. C. (C17H33COO)2C2H4.D. CH 3COOCH2C6H5. Câu 17. Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau: (1) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic. (2) Saccarozơ bị hóa đen khi tiếp xúc với dung dịch H2SO4 đặc. (3) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ tác dụng được với Cu(OH)2 ngay ở nhiệt độ thường. (4) Saccarozơ, tinh bột , xenlulozơ và fructozơ khi bị thuỷ phân tạo ra glucozơ. (5) Tinh bột , xenlulozơ và saccarozo khi bị thủy phân đều cho ra cùng một loại monosaccarit . (6) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ và có cấu trúc mạch không phân nhánh. (7) Amilopectin là polime có dạng mạch phân nhánh . (8) Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. (9) Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước. (10) Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là A. 6. B. 5. C. 3.D. 4. Câu 18. Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông nõn. Công thức của xenlulozơ là A. C2H4O2.B. C 6H12O6.C. (C 6H10O5)n.D. C 11H22O11. Câu 19. Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử tổng quát là A. CnH2n+2O2 (n ≥ 2).B. C nH2nO2 (n ≥ 2).C. C nH2nO2 (n ≥ 1).D. C nH2nO (n ≥ 2). Câu 20. Hỗn hợp E gồm 3 este hai chức, mạch hở X, Y, Z có số mol khác nhau từng đôi một, X, Y là este no (MX < MY), Z là este không no có 4 liên kết pi trong phân tử. Xà phòng hoá hoàn toàn hỗn hợp E được hỗn hợp T gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp M gồm hai muối. Dẫn toàn bộ hơi T qua bình đựng natri dư thấy khối lượng bình tăng 10,68 gam. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn M chỉ thu được 10,6 gam Na2CO3 và 6,16 gam CO2. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Y trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 22%.B. 26%.C. 38%.D. 52%. Câu 21. Thực hiện thí nghiệm theo hình vẽ sau: Thí nghiệm trên đang chứng minh cho kết luận nào sau? A. Dung dịch glucozơ có nhiều nhóm -OH nên tạo phức xanh lam với Cu(OH)2. B. Dung dịch glucozơ tạo phức với Cu(OH)2 khi đun nóng. C. Dung dịch glucozơ có nhóm chức anđehit. D. Dung dịch glucozơ tạo kết tủa xanh thẫm với Cu(OH)2. 0 Câu 22. Cho triolein lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: H2 (Ni, t ), Na, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số trường hợp có phản ứng xảy ra là A. 3. B. 1. C. 2. D. 0. Câu 23. Metyl fomat là este có mùi thơm của táo. Công thức của metyl fomat là A. HCOOCH3.B. CH 3COOCH3.
  3. C. HCOOC2H5.D. C 2H5COOCH3. Câu 24. Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri axetat? A. HCOOCH3.B. C 2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5.D. HCOOC 2H5. Câu 25. Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ? A. CH3NH2, C6H5NH2, (CH3)2NH.B. C 6H5NH2, CH3NH2, (CH3)2NH. C. C6H5NH2, (CH3)2NH, CH3NH2.D. (CH 3)2NH, CH3NH2, C6H5NH2. Câu 26. Đun sôi a gam một chất béo X với dung dịch NaOH cho đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 0,92 gam glixerol và 9,58 gam hỗn hợp Y gồm muối của axit linoleic và axit oleic. Giá trị của a là A. 10,90.B. 8,82.C. 9,91. D. 9,3. Câu 27. Anilin có công thức là A. C6H5CH2NH2. B. CH 3NH2.C. C 2H5NH2. D. C6H5NH2. Câu 28. Glucozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucozơ là A. C2H4O2.B. C 12H22O11.C. C 6H12O6.D. (C 6H10O5)n. Câu 29. Nhận xét nào sau đây sai? A. Các chất (C17H33COO)3C3H5, (C15H31COO)3C3H5 là chất béo dạng lỏng ở nhiệt độ thường. B. Các este thường nhẹ hơn nước và ít tan trong nước C. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo. D. Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín. Câu 30. Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là A. C17H35COONa và glixerol. B. C 17H33COONa và glixerol. C. C15H31COONa và glixerol. D. C15H31COONa và etanol. (Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn. Cho: H = 1; O = 16; C = 12; N = 14; S = 32; Cl = 35,5; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108) HẾT