Kiểm tra giữa kì 2 Hóa học Lớp 12 - Mã đề 176 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành

Câu 19: Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch NaOH dư, thu được 13,44 lít H2 (đktc). Giá trị của 
m là 
A. 32,4. B. 5,4. C. 10,8. D. 24,3. 
Câu 20: Quặng boxit dùng để sản xuất kim loại nào sau đây? 
A. Al. B. Na. C. Ca. D. Fe. 
Câu 21: Nhiệt phân hoàn toàn 12 gam CaCO3, thu được m gam CaO. Giá trị của m là 
A. 6,72. B. 5,60. C. 6,00. D. 8,80. 
Câu 22: Muối nào sau đây dễ bị nhiệt phân hủy khi đun nóng? 
A. KCl. B. Na2CO3. C. K2SO4. D. NaHCO3. 
Câu 23: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? 
A. Fe. B. Al. C. Ba. D. Na. 
Câu 24: Natri hiđrocacbonat là chất được dùng làm bột nở, chế thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. Công 
thức của natri hiđrocacbonat là 
A. NaOH. B. NaHCO3. C. NaHS. D. Na2CO3. 
Câu 25: Nhôm bền trong không khí và nước do trên bề mặt của nhôm được phủ kín lớp chất X rất mỏng, 
bền. Chất X là 
A. Al2O3. B. Al(OH)3. C. Al2(SO4)3. D. Al(NO3)3. 
Câu 26: Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn? 
A. Al. B. Na. C. Ba. D. Fe. 
Câu 27: Nhiệt phân hoàn toàn m gam NaHCO3, thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là 
A. 21,0. B. 16,8. C. 29,4. D. 33,6.
pdf 3 trang ngocdiemd2 10/08/2023 2600
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa kì 2 Hóa học Lớp 12 - Mã đề 176 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_giua_ki_2_hoa_hoc_lop_12_ma_de_176_nam_hoc_2022_202.pdf

Nội dung text: Kiểm tra giữa kì 2 Hóa học Lớp 12 - Mã đề 176 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH Bài kiểm tra môn: Hoá học Khối 12 KHTN Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 03 trang) MÃ ĐỀ: 176 Họ, tên học sinh: Lớp: . Số báo danh: Cho biết nguyên tử khối (theo đvC): H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Ba = 137. Câu 1: Chất nào sau đây là thành phần chính của đá vôi? A. Na2CO3. B. CaO. C. CaCO3. D. NaOH. Câu 2: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương? A. Vôi sống. B. Thạch cao nung. C. Thạch cao sống. D. Đá vôi. Câu 3: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra khí H2? A. Al2O3. B. Al(OH)3. C. AlCl3. D. Al. Câu 4: Chất nào sau đây tan hết trong dung dịch NaOH loãng, dư? A. Fe3O4. B. Al(OH)3. C. MgO. D. Fe2O3. Câu 5: Chất nào sau đây tan hết trong dung dịch NaOH loãng, dư? A. MgO. B. Al2O3. C. FeO. D. Fe2O3. Câu 6: Cho m gam Al phản ứng vừa đủ với 10,08 lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của m là A. 12,15. B. 8,10. C. 4,05. D. 24,30. Câu 7: Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X (có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X được gọi là A. thạch cao sống. B. thạch cao nung. C. phèn chua. D. vôi sống. Câu 8: Dung dịch chất nào sau đây không hòa tan được Al(OH)3? A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. HCl. D. NaNO3. Câu 9: Nung CaCO3 ở nhiệt độ cao, thu được chất khí X. Chất X là A. H2. B. CO. C. CO2. D. CaO. Câu 10: Chất nào sau đây có khả năng làm mềm nước cứng vĩnh cửu? A. NaCl. B. Na2SO4. C. CaCl2. D. Na2CO3. Câu 11: Chất nào sau đây không tác dụng được với dung dịch KHCO3? A. NaCl. B. NaOH. C. Ca(OH)2. D. HCl. Câu 12: Đun nước cứng lâu ngày, trong ấm nước xuất hiện một lớp cặn. Thành phần chính của lớp cặn đó là A. CaCO3. B. CaO. C. Fe(OH)3. D. NaCl. Câu 13: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH? A. CaCO3. B. NaAlO2. C. AlCl3. D. Al2O3. Câu 14: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính? A. Al2O3. B. Na2O. C. AlCl3. D. NaAlO2. Câu 15: Trộn bột kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là A. Cu. B. Fe. C. Al. D. Na. Câu 16: Kim loại nào sau đây tan hoàn toàn trong nước dư? A. Na. B. Au. C. Al. D. Ag. Câu 17: Nước tự nhiên chứa nhiều những cation nào sau đây được gọi là nước cứng? A. Ca2+, Mg2+. B. Na+, Al3+. C. Al3+, K+. D. Na+, K+. Câu 18: Kim loại Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo H2 và chất nào sau đây? A. Al2(SO4)3. B. Al2O3. C. AlCl3. D. Al(OH)3. Trang 1/3 - Mã đề 176
  2. Câu 19: Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch NaOH dư, thu được 13,44 lít H2 (đktc). Giá trị của m là A. 32,4. B. 5,4. C. 10,8. D. 24,3. Câu 20: Quặng boxit dùng để sản xuất kim loại nào sau đây? A. Al. B. Na. C. Ca. D. Fe. Câu 21: Nhiệt phân hoàn toàn 12 gam CaCO3, thu được m gam CaO. Giá trị của m là A. 6,72. B. 5,60. C. 6,00. D. 8,80. Câu 22: Muối nào sau đây dễ bị nhiệt phân hủy khi đun nóng? A. KCl. B. Na2CO3. C. K2SO4. D. NaHCO3. Câu 23: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? A. Fe. B. Al. C. Ba. D. Na. Câu 24: Natri hiđrocacbonat là chất được dùng làm bột nở, chế thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. Công thức của natri hiđrocacbonat là A. NaOH. B. NaHCO3. C. NaHS. D. Na2CO3. Câu 25: Nhôm bền trong không khí và nước do trên bề mặt của nhôm được phủ kín lớp chất X rất mỏng, bền. Chất X là A. Al2O3. B. Al(OH)3. C. Al2(SO4)3. D. Al(NO3)3. Câu 26: Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn? A. Al. B. Na. C. Ba. D. Fe. Câu 27: Nhiệt phân hoàn toàn m gam NaHCO3, thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là A. 21,0. B. 16,8. C. 29,4. D. 33,6. Câu 28: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa 0,04 mol Ba(AlO2)2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 12,48. B. 7,88. C. 14,12. D. 6,24. Câu 29: Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra? A. NaOH. B. H2SO4. C. Na2SO4. D. HCl. Câu 30: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 23,1 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là A. 24,6. B. 17,3. C. 28,2. D. 20,9. Câu 31: Nung 9,04 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3 và CaCO3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được 5,42 gam chất rắn Y. Cho Y vào nước dư, thu được m gam chất rắn Z và dung dịch T. Giá trị của m là A. 6,5. B. 3,5. C. 3,0. D. 4,0. Câu 32: Hòa tan hỗn hợp gồm Na vào Al2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2) vào H2O dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,008 lít H2 (đktc), m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 1,53. B. 3,06. C. 6,12. D. 4,59. Câu 33: Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp), thu được dung dịch X. Hấp thụ CO2 dư vào X, thu được dung dịch chất Y. Cho Y tác dụng với Ba(OH)2 theo tỉ lệ mol 1 : 1, tạo ra chất Z tan trong nước. Chất Z là A. Na2CO3. B. NaOH. C. Ba(HCO3)2. D. NaHCO3. Câu 34: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 trong khí trơ, thu được hỗn hợp chất rắn X. Chia X thành hai phần, phần hai ít hơn phần một 53,6 gam. Hòa tan hoàn toàn mỗi phần vào dung dịch NaOH dư, lượng H2 thu được ứng với phần một và phần hai lần lượt là 0,75 mol và 0,15 mol. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là A. 16,2 gam. B. 24,3 gam. C. 48,6 gam. D. 32,4 gam. Câu 35: Cho các sơ đồ phản ứng sau: (a) X (dư) + Ba(OH)2  Y + Z (b) X + Ba(OH)2 (dư)  Y + T + H2O Biết các phản ứng đều xảy ra trong dung dịch và chất Y tác dụng được với dung dịch NaHSO4. Hai chất nào sau đây đều thỏa mãn tính chất của X? A. Al(NO3)3 và Al2(SO4)3. B. AlCl3 và Al(NO3)3. C. AlCl3 và Al2(SO4)3. D. Al(NO3)3 và Al(OH)3. Trang 2/3 - Mã đề 176
  3. Câu 36: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, Ca và BaO (trong đó oxi chiếm 6,25% về khối lượng) vào H2O dư, thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 39,64 gam chất tan. Sục CO2 dư vào dung dịch Y, thu được dung dịch chứa 80,12 gam muối. Giá trị của V là A. 7,280. B. 3,360. C. 8,064. D. 10,080. Câu 37: Trộn 19,2 gam Fe2O3 với 7,56 gam Al rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ có phản ứng khử oxit sắt thành kim loại Fe), sau một thời gian thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 7,392 lít H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là A. 25%. B. 80%. C. 20%. D. 75%. Câu 38: Cho các phát biểu sau: (a) Có thể dùng Ca(OH)2 làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời. (b) Quặng boxit có thành phần chính là Al2O3.2H2O. (c) Dẫn hết 1,2a mol CO2 vào a mol dung dịch Ca(OH)2 thu được hỗn hợp muối. (d) Các kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ đều tan tốt trong nước. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 39: Cho dung dịch Ca(HCO3)2 đến dư vào dung dịch NaOH, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa chất tan A. NaHCO3, Ca(HCO3)2 và CaCO3. B. Na2CO3 và Ca(HCO3)2. C. NaHCO3 và Ca(HCO3)2. D. Na2CO3, Ca(HCO3)2 và CaCO3. Câu 40: Trường hợp nào sau đây không thu được chất rắn sau khi phản ứng kết thúc? A. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào phèn chua. B. Cho khí CO2 dư vào dung dịch gồm Ba(OH)2. C. Cho khí CO2 dư vào dung dịch Ca(AlO2)2. D. Dẫn từ từ đến dư NH3 vào dung dịch Al2(SO4)3. Hết Học sinh không dùng tài liệu; giám thị không giải thích gì thêm. Trang 3/3 - Mã đề 176