Kiểm tra học kì 1 Hóa học Lớp 12 - Mã đề 108 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Có đáp án)

Câu 1:  Polyme nào sau đây thuộc loại polyamit?  
A. Nilon-6,6. B. Polybutađien. 
C. Polyetylen. D. Poly(vinyl clorua). 
Câu 2:  Cho 10,5 gam hỗn hợp các amin gồm anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin 
tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là 
A. 16,8. B. 18,8. C. 17,8. D. 14,8. 
Câu 3:  Phát biểu nào sau đây đúng?  
A. Công thức chung của este no, đơn chức, mạch hở là CnH2n+2O2. 
B. Metyl fomat là este duy nhất có phản ứng tráng bạc. 
C. Este chứa liên kết đôi C=C trong phân tử khi bị thủy phân, sản phẩm luôn có anđehit hoặc 
xeton.  
D. Este đều bị thủy phân trong môi trường axit và môi trường kiềm. 
Câu 4:  Lên men dung dịch chứa 150 gam glucozơ thu được 46 gam ancol etylic. Hiệu suất của 
quá trình lên men tạo thành ancol etylic là  
A. 70%. B. 60%. C. 80%. D. 50%. 
Câu 5:  Hỗn hợp khí Y gồm NH3 và etylamin có tỷ khối so với CO2 là 0,5136. Đốt cháy hoàn 
toàn m gam Y bằng lượng không khí vừa đủ (giả sử trong không khí oxy chiếm 20%, còn lại là 
khí nitơ) thì thu được hỗn hợp gồm CO2, hơi nước và N2 có tổng khối lượng là 10,85 gam. Giá trị 
gần nhất của m là  
A. 1,13 gam. B. 0,85 gam. C. 1,41 gam. D. 1,70 gam.
pdf 4 trang ngocdiemd2 10/08/2023 3980
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì 1 Hóa học Lớp 12 - Mã đề 108 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_hoc_ki_1_hoa_hoc_lop_12_ma_de_108_nam_hoc_2022_2023.pdf

Nội dung text: Kiểm tra học kì 1 Hóa học Lớp 12 - Mã đề 108 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA HK1 – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN HÓA HỌC LỚP 12A Thời gian làm bài : 45 phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 3 trang) Mã đề 108 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố (đvC): H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137. Câu 1: Polyme nào sau đây thuộc loại polyamit? A. Nilon-6,6. B. Polybutađien. C. Polyetylen. D. Poly(vinyl clorua). Câu 2: Cho 10,5 gam hỗn hợp các amin gồm anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là A. 16,8. B. 18,8. C. 17,8. D. 14,8. Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Công thức chung của este no, đơn chức, mạch hở là CnH2n+2O2. B. Metyl fomat là este duy nhất có phản ứng tráng bạc. C. Este chứa liên kết đôi C=C trong phân tử khi bị thủy phân, sản phẩm luôn có anđehit hoặc xeton. D. Este đều bị thủy phân trong môi trường axit và môi trường kiềm. Câu 4: Lên men dung dịch chứa 150 gam glucozơ thu được 46 gam ancol etylic. Hiệu suất của quá trình lên men tạo thành ancol etylic là A. 70%. B. 60%. C. 80%. D. 50%. Câu 5: Hỗn hợp khí Y gồm NH3 và etylamin có tỷ khối so với CO2 là 0,5136. Đốt cháy hoàn toàn m gam Y bằng lượng không khí vừa đủ (giả sử trong không khí oxy chiếm 20%, còn lại là khí nitơ) thì thu được hỗn hợp gồm CO2, hơi nước và N2 có tổng khối lượng là 10,85 gam. Giá trị gần nhất của m là A. 1,13 gam. B. 0,85 gam. C. 1,41 gam. D. 1,70 gam. Câu 6: Trong phân tử cacbohyđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức A. –NH2. B. -COOH. C. -CHO. D. -OH. Câu 7: Anilin có công thức là A. CH3OH. B. CH3COOH. C. C6H5NH2. D. C6H5OH. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol este thu được 6,6 gam CO2 và 0,15 mol H2O. Công thức phân tử este là A. C4H8O2. B. C3H6O2. C. C2H4O2. D. C5H10O2. Câu 9: Cho các phát biểu sau: (a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ (b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau (c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương. (d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam. (e) Glucozơ là chất rắn kết tinh, có vị ngọt, dễ tan trong nước Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 10: Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là A. CnH2nO2. B. CnH2n-2O2. C. CnH2n-2O4. D. CnH2n+2O2. Câu 11: Amino axit A có phân tử khối bằng 75. Tên của A là Trang 1/3 - Mã đề 108 -
  2. A. lysin. B. alanin. C. glyxin. D. valin. Câu 12: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. CTPT của X là A. C2H3COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOC2H5. Câu 13: Chất nào sau đây có tính bazơ mạnh nhất? A. Amoniac. B. Đietylamin. C. Anilin. D. metyl amin. Câu 14: Thủy phân hoàn toàn một lượng (C17H35COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 3 mol C17H35COONa và A. 1 mol C17H35COOH. B. 2 mol C3H8O3. C. 3 mol C17H35COOH. D. 1 mol C3H8O3. Câu 15: Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. ancol isopropylic. B. toluen. C. isopropan. D. isopren. Câu 16: Trong các chất sau: Glucozơ, saccarozơ, fructozơ, axit fomic, glyxerol, axeton, có bao nhiêu chất có thể phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường? A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 17: Cho m gam alanin tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 25,1 gam muối. Giá trị của m là A. 11,7. B. 8,9. C. 17,8. D. 15,0. Câu 18: Hỗn hợp X gồm tinh bột và xenlulozơ. Đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng khí O2, thu được số mol CO2 và số mol H2O hơn kém nhau 0,02 mol. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được dung dịch Y; trung hòa Y bằng kiềm rồi tiếp tục cho tác dụng với AgNO3 dư (trong dung o dịch NH3, t ), thu được tối đa a gam Ag. Giá trị của a là A. 6,48. B. 2,16. C. 4,32. D. 8,64. Câu 19: Một loại polyme rất bền với nhiệt và axit, được tráng lên "chảo chống dính" là polyme có tên gọi nào sau đây? A. Teflon – poly(tetrafloetylen). B. Plexiglas – poly(metyl metacrylat). C. Poly(vinyl clorua) (nhựa PVC). D. Poly(phenol – fomanđehit) (PPF). Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit. B. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân. C. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. D. Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α - amino axit. Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn m gam triglyxerit E cần vừa đủ a mol O2, thu được 0,55 mol CO2 và 0,51 mol H2O. Hyđro hóa hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 0,448 lít khí H2 (đktc). Giá trị của a là A. 0,775. B. 0,575. C. 0,557. D. 0,755. Câu 22: Cấu tạo của chất nào sau đây không chứa liên kết peptit trong phân tử? A. Lipit. B. Tơ tằm. C. Mạng nhện. D. Tóc. Câu 23: Thực hiện sơ đồ phản ứng (hệ số phương trình biểu thị đúng tỉ lệ mol): X+ 2NaOH  → Y + CH NH ↑ + 2H O  32 2 Y+ H24 SO  → Z + Na24 SO  + xt → + nZ nTt° Poli( hexametylen adipamit) 2nH2 O Số nguyên tử H trong X là A. 13. B. 14. C. 15. D. 16. Trang 2/3 - Mã đề 108 -
  3. Câu 24: Trieste của glixerol với chất nào sau đây là chất béo? A. axit axetic. B. axit fomic. C. axit acrylic. D. axit oleic. Câu 25: Cho dãy các polyme sau: Polyetylen, xenlulozơ, nilon –6,6, amilozơ, nilon-6, tơ nitron, polybutađien, tơ visco. Số polyme tổng hợp có trong dãy là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 26: Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH là A. glixerol, glyxin, anilin. B. metyl axetat, alanin, axit axetic. C. metyl axetat, glucozơ, etanol. D. etanol, fructozơ, metylamin. Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo từ axit cacboxylic và ancol, MX < MY < 150), thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 1 muối và 3,14 gam hỗn hợp ancol Z. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của X trong E là A. 2,40 gam. B. 1,80 gam. C. 3,54 gam. D. 4,72 gam. Câu 28: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan. B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl. C. Tất cả các peptit và protein đều có phản ứng màu biure. + – D. Trong dung dịch, H2NCH2COOH còn tồn tại dạng ion lưỡng cực H3N -CH2COO . Câu 29: Cho các phát biểu sau: (a) Glucozơ và saccarozơ đều được dùng để pha chế thuốc trong y học. (b) Ở dạng mạch hở, phân tử glucozơ và fructozơ đều có 5 nhóm OH liền kề nhau. (c) Xenlulozơ và tinh bột đều có cùng công thức đơn giản nhất. (d) Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ chỉ thu được glucozơ. (e) Saccarozơ là nguyên liệu ban đầu trong kỹ thuật tráng gương, tráng ruột phích. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 30: A và B lần lượt là tripeptit và tetrapeptit tạo thành từ 1 loại aminoaxit no mạch hở có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đốt cháy 0,25 mol B thu được CO2, H2O và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O là 119,5 gam. Nếu đốt 0,4 mol A cần bao nhiêu mol O2? A. 2,70 mol. B. 1,50 mol. C. 3,584 mol. D. 2,24 mol. HẾT Lưu ý: 1) Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn. 2) Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Trang 3/3 - Mã đề 108 -
  4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU ĐÁP ÁN KIỂM TRA HK1 – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN HÓA HỌC LỚP 12A Thời gian làm bài : 45 phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 108 207 306 405 1 A B B C 2 C B D C 3 D C C D 4 B B D B 5 A D C D 6 D C D B 7 C C A C 8 B C D A 9 D D A D 10 A B C D 11 C C B D 12 D A D D 13 B C D B 14 D D A A 15 D D D B 16 D A A C 17 C B A D 18 C D B C 19 A C D C 20 A A D B 21 A B C C 22 A C D D 23 C C D A 24 D C B B 25 C A C C 26 B A C A 27 A A D B 28 C A C D 29 B D D C 30 A C D A 1