Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 201 - Năm học 2022-2023 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh
Câu 41: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất?
A. Fe. B. Ag. C. Cr. D. Al.
Câu 42: Kim loại nào sau đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường?
A. Na. B. Fe. C. Ag. D. Cu.
Câu 43: Este X được tạo bởi ancol etylic và axit axetic. Công thức của X là
A. HCOOCH3. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC2H5.
Câu 44: Kim loại nào sau đây không tan được trong H2SO4 loãng?
A. Cu. B. Al. C. Zn. D. Fe.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_201_nam_h.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 201 - Năm học 2022-2023 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I BẮC NINH NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: HÓA HỌC - Lớp 12 (Đề có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề : 201 Họ và tên thí sinh:. Số báo danh: . . * Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Ag=108. * Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Câu 41: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất? A. Fe. B. Ag. C. Cr. D. Al. Câu 42: Kim loại nào sau đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường? A. Na. B. Fe. C. Ag. D. Cu. Câu 43: Este X được tạo bởi ancol etylic và axit axetic. Công thức của X là A. HCOOCH3. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC2H5. Câu 44: Kim loại nào sau đây không tan được trong H2SO4 loãng? A. Cu. B. Al. C. Zn. D. Fe. Câu 45: Kim loại Mg tác dụng với dung dịch chất nào sau đây sinh ra MgCl2? A. HCl. B. NaCl. C. NaOH. D. NaNO3. Câu 46: Chất nào sau đây là amin bậc 2? A. (CH3)3N. B. CH3NHCH3. C. CH3NH2. D. C2H5NH2. Câu 47: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất? A. Ni. B. K. C. Cu. D. Al. Câu 48: Công thức phân tử của etanol là A. C2H4O2. B. C2H6. C. C2H4O. D. C2H6O. Câu 49: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất? A. Hg. B. W. C. Al. D. K. Câu 50: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại polisaccarit? A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Xenlulozơ. Câu 51: Saccarozơ là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loại thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Công thức phân tử của saccarozơ là A. (C6H10O5)n. B. C12H22O11. C. C2H4O2. D. C6H12O6. Câu 52: Chất nào sau đây là tripeptit? A. Gly-Gly. B. Ala-Ala-Gly. C. Gly-Ala. D. Ala-Gly. Câu 53: Kim loại Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2 và muối nào sau đây? A. FeSO4. B. FeS. C. FeS2. D. Fe2(SO4)3.
- Câu 54: Polime thu được khi trùng hợp etilen là A. polipropilen. B. polibutađien. C. poli(vinyl clorua). D. polietilen. Câu 55: Số nguyên tử hiđro trong phân tử axit oleic là A. 35. B. 33. C. 31. D. 34. Câu 56: Chất có phản ứng màu biure là A. saccarozơ. B. tinh bột. C. protein. D. tristearin. Câu 57: Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 13,0 gam FeCl3. Giá trị của m là A. 2,80. B. 3,36. C. 4,48. D. 1,12. Câu 58: Công thức cấu tạo của glyxin là A. H2NCH2COOH. B. H2NCH(CH3)COOH. C. H2NCH2CH2COOH. D. H2NC3H5(COOH)2. Câu 59: Cho 3,0 gam glyxin tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 4,46. B. 5,19. C. 3,73. D. 4,23. Câu 60: Este nào sau đây có công thức phân tử C3H6O2? A. Propyl fomat. B. Metyl axetat. C. Metyl fomat. D. Etyl axetat. Câu 61: Phát biểu nào sau đây sai? A. Dung dịch metylamin làm quỳ tím hóa xanh. B. Amino axit là hợp chất hữu cơ đa chức. C. Nước quả chanh khử được mùi tanh của cá. D. Ở điều kiện thường, triolein là chất lỏng. Câu 62: Polime nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ? A. Poli(vinyl clorua). B. Polibutađien. C. Poliacrilonitrin. D. Polietilen. Câu 63: Cho 27,0 gam glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc (hiệu suất 100%), thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 16,2. B. 18,0. C. 36,0. D. 32,4. Câu 64: Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư), tạo muối Fe(III). Chất X là A. CuSO4. B. H2SO4. C. HCl. D. HNO3. Câu 65: Cho 11,2 gam kim loại Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO 4 dư thu được m gam Cu. Giá trị của m là A. 6,4. B. 9,6. C. 12,8. D. 19,2. Câu 66: Chất nào sau đây là đồng phân của glucozơ? A. Fructozơ. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ. Câu 67: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít khí H2. Giá trị của V là A. 2,24. B. 3,36. C. 1,12. D. 4,48. Câu 68: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng? A. Cho kim loại Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3. B. Cho kim loại Cu vào dung dịch HCl. C. Cho kim loại Fe vào dung dịch CuSO4. D. Cho kim loại Ag vào dung dịch HNO3.
- Câu 69: Cho 0,12 mol tripanmitin ((C15H31COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là A. 17,28. B. 5,52. C. 11,04. D. 33,12. Câu 70: Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H 2SO4 loãng, thu được 10,08 lít khí. Phần trăm về khối lượng của Al trong X là A. 58,70%. B. 20,24%. C. 39,13%. D. 76,91%. Câu 71: Cho các phát biểu sau: (a) Dung dịch metylamin làm quỳ tím hóa xanh. (b) Anilin có phản ứng với dung dịch brom ở điều kiện thường. (c) Trong phân tử Gly-Ala-Val có 4 nguyên tử oxi. (d) Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển sang màu hồng. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 72: Cho các chất sau: etyl axetat, tripanmitin, saccarozơ, etylamin, Gly-Ala. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 73: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây: Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ lợn và 2,5 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất trong 8-10 phút. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội. Phát biểu nào sau đây sai? A. Ở bước 1, có thể thay thế mỡ lợn bằng dầu thực vật. B. Sau bước 3, trong bát sứ chỉ thu được chất lỏng đồng nhất. C. Mục đích của việc thêm nước cất ở bước 2 là để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. D. Ở bước 2, phản ứng xảy ra là phản ứng xà phòng hoá. Câu 74: Đốt cháy hoàn toàn 18,54 gam amino axit X mạch hở (phân tử chứa một nhóm NH 2), thu được N2, a mol CO2 và b mol H2O (b > a). Mặt khác, cho 0,15 mol X vào 1 lít dung dịch gồm KOH 0,4M và Ba(OH)2 0,3M, thu được dung dịch Y. Thêm dung dịch HCl dư vào Y, sau phản ứng hoàn toàn cô cạn thu được 113,125 gam chất rắn khan. Giá trị tổng (a + b) gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 1,35. B. 1,55. C. 1,65. D. 1,45. Câu 75: Cho 0,78 gam kim loại kiềm M tác dụng hết với H 2O, thu được 0,01 mol khí H 2. Kim loại M là A. Li. B. Na. C. K. D. Rb. Câu 76: Đốt hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong O2, thu được m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Fe3O4 và CuO. Cho Y vào dung dịch chứa 0,2 mol HCl, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối, 0,05 mol H2 và 9,2 gam chất rắn T. Cho T tác dụng với dung dịch HCl có khí thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 12,8. B. 16,4. C. 16,0. D. 15,6.
- Câu 77: Cho các phát biểu sau: (a) Kim loại Al không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (b) Kim loại Cu oxi hóa được FeCl3 trong dung dịch. (c) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư có xuất hiện kết tủa. (d) Ở nhiệt độ thường, CO khử được Al2O3. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 78: Cho các phát biểu sau: (a) Khi làm đậu phụ từ sữa đậu nành có xảy ra sự đông tụ protein. (b) Thủy phân saccarozơ trong môi trường axit chỉ thu được glucozơ. (c) Muối mononatri glutamat được ứng dụng làm mì chính (bột ngọt). (d) Đun nóng triolein với dung dịch NaOH sẽ xảy ra phản ứng thủy phân. (e) Tơ nitron thuộc loại tơ poliamit. (f) Thành phần chính của cồn 70° thường dùng trong y tế để sát trùng là metanol. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 79: Ứng với công thức C 2HxOy (M < 62) có bao nhiêu chất hữu cơ bền, mạch hở có phản ứng tráng bạc? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 80: Cho dãy các chất: phenyl axetat, vinyl axetat, metyl axetat, etyl fomat. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. HẾT