Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học Lớp 12 - Đề 5 (Có đáp án)

Câu 1: Thủy phân một  lượng tetrapeptit X (mạch hở) chỉ  thu được 14,6 gam Ala-Gly; 7,3 gam Gly-Ala; 6,125 gam Gly-Ala-Val; 1,875 gam Gly; 8,775 gam Val; m gam hỗn hợp gồm Ala-Val và Ala. Giá trị gần nhất với m là

             A. 29.                            B. 34.                             C. 39.                             D. 30.

Câu 2: Cho 0,05 mol -aminoaxit phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 0,5M thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH 0,25M vào dung dịch A thì thấy cần vừa hết 600ml. Công thức tổng quát của A là

             A. H2NR(COOH)3.        B. H2NR(COOH)2.         C. H2NRCOOH.           D. (H2N)2RCOOH.

Câu 3: Lấy 6,93 gam peptit (X) thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit thì thu được 8,01 gam alanin duy nhất. Số gốc alanin trong X là

             A. 3.                               B. 4.                               C. 5.                               D. 2.

Câu 4: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là

             A. 3.                               B. 2.                               C.  4.                              D. 1.

Câu 5: Các polime có cấu trúc mạch phân nhánh là

             A. polietilen.                B. Amilopectin.           C. cao su lưu hóa.        D. Amilozơ.

Câu 6: Este metyl fomat có công thức là

             A. CH3COOCH3.          B. HCOOCH3.              C. HCOOCH=CH2.      D. HCOOC2H5.

docx 4 trang Minh Uyên 22/02/2023 3120
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học Lớp 12 - Đề 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_hoa_hoc_lop_12_de_5_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học Lớp 12 - Đề 5 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 5 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn HÓA HỌC LỚP 12 Thời gian: 45 phút Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Ba = 137. Câu 1: Thủy phân một lượng tetrapeptit X (mạch hở) chỉ thu được 14,6 gam Ala-Gly; 7,3 gam Gly-Ala; 6,125 gam Gly-Ala-Val; 1,875 gam Gly; 8,775 gam Val; m gam hỗn hợp gồm Ala-Val và Ala. Giá trị gần nhất với m là A. 29. B. 34. C. 39. D. 30. Câu 2: Cho 0,05 mol -aminoaxit phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 0,5M thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH 0,25M vào dung dịch A thì thấy cần vừa hết 600ml. Công thức tổng quát của A là A. H2NR(COOH)3. B. H2NR(COOH)2. C. H2NRCOOH. D. (H2N)2RCOOH. Câu 3: Lấy 6,93 gam peptit (X) thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit thì thu được 8,01 gam alanin duy nhất. Số gốc alanin trong X là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 4: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 5: Các polime có cấu trúc mạch phân nhánh là A. polietilen. B. Amilopectin. C. cao su lưu hóa. D. Amilozơ. Câu 6: Este metyl fomat có công thức là A. CH3COOCH3. B. HCOOCH3. C. HCOOCH=CH2. D. HCOOC2H5. Câu 7: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 tạo thành 25 gam kết tủa, lọc bỏ kết tủa thấy khối lượng dung dịch giảm đi 11,8 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH) 2 ban đầu. Biết hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 80%, giá trị của m là A. 21,6 g. B. 19,44 g. C. 33,75 g. D. 30,375 g. Câu 8: Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây? A. CH2=CH2 – CN. B. CH2=CH – Cl. C. CH2=CH – CH=CH2. D. CH2=C(CH3)COOCH3. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số liên kết nhỏ hơn 3), thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200ml dung dịch KOH 0,35M thu được 6,44 gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 5,28. B. 3,33. C. 4,44. D. 3,60. Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 11,1 gam hỗn hợp hai este đồng phân, thu được 10,08 lít CO 2 ( ở đktc) và 8,1 gam H2O. CTPT của hai este là A. C3H6O2. B. C4H8O2. C. C2H4O2. D. C4H6O2.
  2. Câu 11: Phân tử khối trung bình của PE là 420000, của PVC là 750000. Hệ số polime hóa của loại PE và PVC trên lần lượt là A. 12000 và 13000. B. 13000 và 12000. C. 15000 và 12000. D. 12000 và 15000. Câu 12: Cho 10,8 gam chất hữu cơ X có CTPT C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng của Y thu được là A. 6,2 gam. B. 4,6 gam. C. 5,9 gam. D. 4,5 gam. Câu 13: Cho peptit H 2NCH2CONHCH(CH3)CO NHCH(CH3)COOH. Tên gọi đúng của peptit trên là A. Glyxylalanylalanin. B. Alanylglyxylglyxin. C. Alaninglyxinglyxin. D. Glyxylalanylalanyl. Câu 14: Tơ Nilon-6,6 được tổng hợp từ phản ứng A. Trùng ngưng caprolactam. B. Trùng hợp giữa axit ađipic và hexametylenđiamin. C. Trùng hợp caprolactam. D. Trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylenđiamin. Câu 15: Công thức tổng quát của este no đơn chức CnH2n+1COOCmH2m+1. Giá trị của m, n lần lượt là A. n 1, m 0 . B. n 0, m 0 . C. n 0, m 1. D. n 1, m 1. Câu 16: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 C2H2 C2H3Cl PVC Để tổng hợp được 500 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần Vm3 khí thiên nhiên (đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%) A. 448,0. B. 896,0. C. 336,0. D. 358,4. Câu 17: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức (có số nguyên tử cacbon trong phân tử khác nhau). Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp X thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa 3,8 gam hỗn hợp trên với hiệu suất 80% thu được m gam este. Giá trị của m là A. 4,08. B. 6,12. C. 8,16. D. 2,04. Câu 18: Đun nóng este CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là A. CH3COONa và CH3CHO. B. CH2=CHCOONa và CH3OH. C. CH3COONa và CH2=CHOH. D. C2H5COONa và CH3OH. Câu 19: Dung dịch 5% hoặc 20% của chất X được dùng làm huyết thanh ngọt trong y tế. Chất X là A. Natri clorua. B. Fructozơ. C. Saccarozoơ. D. Glucozơ. Câu 20: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z, T và Q. Chất X Y Z T Q Thuốc thử
  3. không đổi không đổi không đổi không đổi không đổi Quì tím màu màu màu màu màu Dung dịch AgNO3/NH3, không có kết không có không có kết đun nhẹ tủa Ag kết tủa tủa Ag Cu(OH) dung dịch dung dịch Cu(OH) Cu(OH) Cu(OH)đun nhҽ , lắc nhẹ 2 2 2 2 không tan xanh lam xanh lam không tan không tan không có không có không có không có Nước brom Kết tủa trắng kết tủa kết tủa kết tủa kết tủa Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là A. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol, axetanđehit. B. Fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit. C. Anilin, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol. D. Phenol, glucozơ, glixerol, etanol, anđehit fomic. Câu 21: Cho các chất sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, ancol etylic, axetilen, fructozơ. Số lượng chất có thể tham gia phản ứng tráng bạc là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 22: Axit glutamic tác dụng được với dung dịch A. NaCl. B. NaNO3. C. HCl. D. Na2SO4. Câu 23: Cho các chất: CH3NH2, NH3, (CH3)2NH, C6H5NH2. Thứ tự giảm dần tính bazơ là A. C6H5NH2, CH3NH2, NH3, (CH3)2NH. B. (CH3)2NH,CH3NH2, NH3, C6H5NH2. C. CH3NH2, NH3, (CH3)2NH, C6H5NH2. D. C6H5NH2, NH3, CH3NH2, (CH3)2NH. Câu 24: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng A. Este hóa. B. Hiđrat hóa. C. Sự lên men. D. xà phòng hóa. Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn m gam aminoaxit A chỉ chứa 1 nhóm NH 2 thu được 0,2 mol CO2, 0,25 mol hơi nước và 0,05 mol N2. Công thức phân tử của A là A. C2H5O2N. B. C3H7O2N. C. C4H9O2N. D. C4H7O2N. Câu 26: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Muốn điều chế 29,7 kg xenlulozơ trintrat (hiệu suất 95%) thì cần dùng V lít dung dịch axit ntric 63% ( D= 1,52 g/ml). Giá trị gần nhất của V là A. 14,39 lit. B. 17,76 lít. C. 20,78 lít. D. 21,93 lít. Câu 27: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là A. 21,6 gam. B. 10,8 gam. C. 32,4 gam. D. 16,2 gam. Câu 28: Thủy phân 3,7 gam este X có CTPT C3H6O2 bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu đươc 2,3 gam ancol Y và a gam muối. Giá trị a là A. 3,4. B. 4,1. C. 8,2. D. 6,8. Câu 29: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. H2O. D. CH3COOCH3. Câu 30: Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? a) Chất béo chỉ ở trạng thái lỏng. b) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương.
  4. c) Thủy phân saccarozơ trong môi trường axit thu được glucozơ và fructozơ. d) Xenlulozơ tan trong nước svayde. e) Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. f) Chất béo lỏng chứa chủ yếu các gốc axit béo no. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Hết Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! ĐÁP ÁN Câu 1 D Câu 11 C Câu 21 A Câu 2 B Câu 12 D Câu 22 C Câu 3 A Câu 13 A Câu 23 B Câu 4 C Câu 14 D Câu 24 D Câu 5 B Câu 15 C Câu 25 A Câu 6 B Câu 16 B Câu 26 C Câu 7 D Câu 17 D Câu 27 C Câu 8 A Câu 18 B Câu 28 A Câu 9 C Câu 19 D Câu 29 B Câu 10 A Câu 20 D Câu 30 A