Kiểm tra học kì 1 môn Hóa học Lớp 12 (Dành cho ban tự nhiên) - Mã đề 301 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Gia Định (Có đáp án)

Câu 8: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính oxi hóa. B. tính bazơ. C. tính axit. D. tính khử.
Câu 9: Chất nào sau đây là tripeptit?
A. Ala–Ala–Gly. B. Ala–Gly. C. Gly–Ala. D. Gly–Gly.
Câu 10: Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do trong kim loại gây ra?
A. Ánh kim. B. Tính cứng. C. Tính dẫn điện và nhiệt. D. Tính dẻo.
Câu 11: Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Cu trong O2 dư thu được 16,2 gam hỗn hợp Y gồm các oxit.
Hòa tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được dung dịch chứa 43,2 gam hỗn
hợp muối trung hòa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 13,0. B. 9,8. C. 9,4. D. 10,3. 
pdf 5 trang Minh Uyên 03/02/2023 2520
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì 1 môn Hóa học Lớp 12 (Dành cho ban tự nhiên) - Mã đề 301 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Gia Định (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_hoc_ki_1_mon_hoa_hoc_lop_12_danh_cho_ban_tu_nhien_m.pdf

Nội dung text: Kiểm tra học kì 1 môn Hóa học Lớp 12 (Dành cho ban tự nhiên) - Mã đề 301 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Gia Định (Có đáp án)

  1. KIỂM TRA HỌC KỲ 1. NK 2021-2022 Môn : HÓA HỌC. Khối 12 Thời gian : 50ph Mã đề thi Đề kiểm tra đánh giá dành cho các lớp Ban TN: 301 ( Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm) (Chính thức) oOo Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64. Câu 1: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng? A. 2Al + 3H2SO4 (l) → Al2(SO4)3 + 3H2. B. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2. to C. 2Mg + O2   2MgO. D. Fe + Cl2 FeCl2. Câu 2: Cặp chất không xảy ra phản ứng là A. Zn + dung dịch Fe(NO3)2. B. Fe + dung dịch Cu(NO3)2. C. Ag + dung dịch Cu(NO3)2. D. Al + dung dịch HCl. Câu 3: 0,1 mol amino axit X, công thức dạng R(NH2)n(COOH)m tác dụng vừa đủ với 0,2 mol HCl, sản phẩm tạo thành phản ứng vừa hết với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH. Giá trị của n và m lần lượt là A. 2; 1. B. 1; 3. C. 1; 2. D. 2; 3. Câu 4: Ngâm một đinh sắt sạch trong 450 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô, nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,8 gam. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng là A. 0,30M. B. 0,75M. C. 0,50M. D. 0,40M. Câu 5: Cho 0,75 gam H2NCH2COOH tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 1,13. B. 0,97. C. 0,98. D. 1,14. Câu 6: Methionin là một loại thuốc bổ gan có công thức cấu tạo như sau: Nhận định nào sau đây về methionin là sai? A. Methionin có tính lưỡng tính. B. Methionin là một loại 훼-amino axit. C. Methionin có công thức phân tử là C5H11NO2S. D. Methionin tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2. Câu 7: Kim loại có độ dẫn điện tốt nhất là A. Au. B. Cu. C. Ag. D. Al. Câu 8: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là A. tính oxi hóa. B. tính bazơ. C. tính axit. D. tính khử. Câu 9: Chất nào sau đây là tripeptit? A. Ala–Ala–Gly. B. Ala–Gly. C. Gly–Ala. D. Gly–Gly. Câu 10: Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do trong kim loại gây ra? A. Ánh kim. B. Tính cứng. C. Tính dẫn điện và nhiệt. D. Tính dẻo. Câu 11: Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Cu trong O2 dư thu được 16,2 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Hòa tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được dung dịch chứa 43,2 gam hỗn hợp muối trung hòa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 13,0. B. 9,8. C. 9,4. D. 10,3. Câu 12: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh? A. Amilopectin. B. Xenlulozơ. C. Amilozơ. D. Polietilen. Câu 13: Số nguyên tử hiđro có trong một phân tử đimetylamin là A. 9. B. 11. C. 7. D. 10. Câu 14: Kim loại nào sau đây phản ứng với lưu huỳnh (S) ở nhiệt độ thường? A. Al. B. Cu. C. Fe. D. Hg. Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. B. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian. C. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp. D. Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng cộng HCl vào etilen. Câu 16: Cho 4,05 gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu được V lít khí N2O (đktc) (không có sản phẩm khử nào khác). Giá trị của V là A. 2,52 lít. B. 4,48 lít. C. 3,36 lít. D. 1,26 lít. Câu 17: Trùng hợp 5,6 lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng polime thu được là Mã đề 301 - Trang 1/2
  2. A. 5,04 gam. B. 5,3 gam. C. 6,3 gam. D. 4,3 gam. Câu 18: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, tơ nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 19: Hợp chất H2NCH(CH3)COOH có tên là A. valin. B. axit aminoaxetic. C. anilin. D. axit 2-aminopropanoic. Câu 20: Từ glyxin và alanin, có thể tạo thành tối đa bao nhiêu đipeptit? A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 21: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử kim loại? A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p63s23p4. C. 1s22s22p6. D. 1s22s22p63s23p5. Câu 22: Nhận xét nào sau đây đúng? A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure. B. Polipeptit bị thủy phân trong môi trường axit, không bị thuỷ phân trong môi trường kiềm. C. Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị β-amino axit. D. Các dung dịch glyxin, alanin, lysin đều không làm đổi màu quỳ tím. Câu 23: Monome dùng đề điều chế thủy tinh hữu cơ là : A. CH2=C(CH3)-COOCH3. B. CH3COOCH=CH2. C. CH2=C(CH3)-COOC2H5. D. CH2=CH-COOC2H5. Câu 24: Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) sẽ xảy ra: A. sự đông tụ protein. B. sự phân hủy protein. C. sự cháy. D. sự thủy phân protein. Câu 25: Amin nào sau đây là amin bậc ba? A. C2H5NH2. B. (CH3)2NH. C. C2H5N(CH3)2. D. (CH3)2CH-NH2. Câu 26: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp oligopeptit gồm Val-Ala-Gly-Gly và Ala-Gly-Ala thu được 0,25 mol Val; x mol Gly; y mol Ala, cho biết tỉ lệ x : y = 4 : 3. Giá trị của m là A. 98,7. B. 97,2. C. 88,5. D. 92,5. Câu 27: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên? A. Tinh bột. B. Poli(vinyl clorua). C. Tơ visco. D. Polietilen. Câu 28: Tơ nitron (tơ olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây? A. CH3COO−CH=CH2. B. CH2=C(CH3)−COOCH3. C. CH2=CH−CN. D. CH2=CH−CH=CH2. Câu 29: Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X. Biết khí X tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng. Công thức của khí X là A. CO2. B. CH4. C. HCl. D. C2H4. Câu 30: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất? A. Mg. B. K. C. Al. D. Fe. Câu 31: Clo hoá PVC thu được tơ clorin. Trung bình cứ 3 mắt xích PVC thì có một nguyên tử H bị clo hoá. Thành phần % khối lượng clo trong tơ clorin là A. 61,38%. B. 63,96%. C. 66,77%. D. 62,39%. Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm valin, alanin, glyxin thì thu được 4,704 lít CO2; 4,5 gam H2O và N2. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là A. 4,14 gam. B. 5,42 gam. C. 6,7 gam. D. 14,86 gam. Câu 33: Chỉ ra điều sai khi nói về polime: A. Phân tử do nhiều mắt xích tạo nên. B. Có phân tử khối lớn. C. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi xác định. D. Không tan trong nước và các dung môi thông thường. Câu 34: Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C4H9O2N là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 35: Polime nào sau đây có tính đàn hồi? A. Polibuta-1,3-đien. B. Poli(metyl metacrylat). C. Poliacrilonitrin. D. Poli(vinyl clorua). Câu 36: Cho các chất sau đây: (1): C6H5NH2 ; (2): C2H5NH2 ; (3): NH3; (4): (C2H5)2NH. Dãy sắp xếp theo thứ tự giảm dần lực bazơ của các chất trên là A. (3); (4); (1); (2). B. (1); (3); (2); (4). C. (4); (2); (3); (1). D. (2); (4); (1); (3). Câu 37: Để phân biệt 3 dung dịch: H2NCH2COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là A. Na. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch HCl. D. quỳ tím. Câu 38: Cho 10,4 gam hỗn hợp bột gồm Mg, Fe tác dụng với dung dịch HCl (lấy dư). Kết thúc phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc). Khối lượng muối khan thu được là A. 31,7gam. B. 3,71 gam. C. 19 gam. D. 12,7 gam. Câu 39: Amino axit nào sau đây trong phân tử có hai nhóm cacboxyl? A. Alanin. B. Axit glutamic. C. Valin. D. Lysin. Câu 40: Loại tơ nào sau đây được sản xuất từ xenlulozơ? A. tơ nilon-6,6. B. tơ axetat. C. tơ capron. D. tơ tằm. HẾT Mã đề 301 - Trang 2/2
  3. KIỂM TRA HỌC KỲ 1. NK 2021-2022 Mã đề thi Môn : HÓA HỌC. Khối 12 Thời gian : 50ph 305 Đề kiểm tra đánh giá dành cho các lớp Ban XH: (Chính thức) 12CA, 12CV, 12XH1, 12XH2, 12XH3, 12XH4, 12XH5 ( Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm) oOo Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64. Câu 1: Phát biểu nào sau đây về amino axit là không đúng? A. Nhiệt độ nóng chảy thấp. B. Dễ tan trong nước. C. Có cấu tạo ion lưỡng cực. D. Đều là chất rắn ở nhiệt độ thường. Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp. B. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian. C. Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. D. Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng cộng HCl vào etilen. Câu 3: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là A. tính axit. B. tính oxi hóa. C. tính khử. D. tính bazơ. Câu 4: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên? A. Tinh bột. B. Tơ visco. C. Polietilen. D. Poli(vinyl clorua). Câu 5: Kim loại có độ dẫn điện tốt nhất là A. Al. B. Cu. C. Ag. D. Au. Câu 6: Polime nào sau đây có tính đàn hồi? A. Poliacrilonitrin. B. Poli(metyl metacrylat). C. Poli(vinyl clorua). D. Polibuta-1,3-đien. Câu 7: Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) sẽ xảy ra: A. sự đông tụ protein. B. sự phân hủy protein. C. sự cháy. D. sự thủy phân protein. Câu 8: Cho 4,05 gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu được V lít khí N2O (đktc) (không có sản phẩm khử nào khác). Giá trị của V là A. 4,48 lít. B. 3,36 lít. C. 1,26 lít. D. 2,52 lít. Câu 9: Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do trong kim loại gây ra? A. Tính cứng. B. Ánh kim. C. Tính dẫn điện và nhiệt. D. Tính dẻo. Câu 10: Khi cho dung dịch anbumin tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành hợp chất có màu A. trắng. B. đỏ. C. tím. D. vàng. Câu 11: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử kim loại? A. 1s22s22p6. B. 1s22s22p63s23p5. C. 1s22s22p63s2. D. 1s22s22p63s23p4. Câu 12: Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C3H7O2N là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 13: Kim loại nào sau đây phản ứng với lưu huỳnh (S) ở nhiệt độ thường? A. Cu. B. Al. C. Fe. D. Hg. Câu 14: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, tơ nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 15: Để phân biệt 3 dung dịch: H2NCH2COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là A. dung dịch HCl. B. quỳ tím. C. dung dịch NaOH. D. Na. Câu 16: Loại tơ nào sau đây được sản xuất từ xenlulozơ? A. tơ nilon-6,6. B. tơ capron. C. tơ axetat. D. tơ tằm. Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn amino axit no, mạch hở X (trong phân tử có một nhóm NH2 và một nhóm COOH), thu được H2O; 3,52 gam CO2 và 0,224 lít N2 (đktc). Công thức phân tử của X là A. C3H7O2N. B. C2H5O2N. C. C4H9O2N. D. C5H11O2N. Câu 18: Amin nào sau đây là amin bậc ba? A. (CH3)2CH-NH2. B. (CH3)2NH. C. C2H5N(CH3)2. D. C2H5NH2. Câu 19: Clo hoá PVC thu được tơ clorin. Trung bình cứ k mắt xích PVC thì có một nguyên tử H bị clo hoá. Cho một loại tơ clorin có thành phần % khối lượng của clo là 63,96%. Giá trị của k là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 20: Amino axit nào sau đây trong phân tử có hai nhóm cacboxyl? Mã đề 305 - Trang 1/2
  4. A. Valin. B. Lysin. C. Alanin. D. Axit glutamic. Câu 21: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng? to A. Fe + Cl2   FeCl2. B. 2Mg + O2 2MgO. C. 2Al + 3H2SO4 (l) → Al2(SO4)3 + 3H2. D. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2. Câu 22: Hợp chất H2NCH(CH3)COOH có tên là A. glyxin. B. anilin. C. valin. D. alanin. Câu 23: Cặp chất không xảy ra phản ứng là A. Ag + dung dịch Cu(NO3)2. B. Fe + dung dịch Cu(NO3)2. C. Al + dung dịch HCl. D. Zn + dung dịch Fe(NO3)2. Câu 24: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh? A. Xenlulozơ. B. Polietilen C. Amilopectin. D. Amilozơ. Câu 25: Chỉ ra điều sai khi nói về polime: A. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi xác định. B. Phân tử do nhiều mắt xích tạo nên. C. Không tan trong nước và các dung môi thông thường. D. Có phân tử khối lớn. Câu 26: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất? A. K. B. Mg. C. Al. D. Fe. Câu 27: Cả 3 chất: anilin, alanin và axit glutamic đều phản ứng với A. dung dịch brom. B. dung dịch NaCl. C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH. Câu 28: Chất nào sau đây là tripeptit? A. Gly–Ala. B. Ala–Ala–Gly. C. Gly–Gly. D. Ala–Gly. Câu 29: Cho các chất sau đây: C6H5NH2 ; C2H5NH2 ; NH3 ; (C2H5)2NH. Chất có lực bazơ mạnh nhất trong dãy là A. C6H5NH2. B. C2H5NH2. C. (C2H5)2NH. D. NH3. Câu 30: Trùng hợp 5,6 lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng polime thu được là A. 4,3 gam. B. 5,04 gam. C. 5,3 gam. D. 6,3 gam. Câu 31: Nhận xét nào sau đây đúng? A. Polipeptit bị thủy phân trong môi trường axit, không bị thuỷ phân trong môi trường kiềm. B. Các dung dịch glyxin, alanin, lysin đều không làm đổi màu quỳ tím. C. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure. D. Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị β-amino axit. Câu 32: Cho 0,75 gam H2NCH2COOH tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 0,98. B. 0,97. C. 1,13. D. 1,14. Câu 33: Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X. Biết khí X tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng. Công thức của khí X là A. C2H4. B. HCl. C. CO2. D. CH4. Câu 34: Ngâm một đinh sắt sạch trong 450 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ làm khô, nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,8 gam. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng là A. 0,30M. B. 0,50M. C. 0,75M. D. 0,40M. Câu 35: Monome dùng đề điều chế thủy tinh hữu cơ là : A. CH2=C(CH3)-COOC2H5. B. CH2=C(CH3)-COOCH3. C. CH3COOCH=CH2. D. CH2=CH-COOC2H5. Câu 36: Từ glyxin và alanin, có thể tạo thành tối đa bao nhiêu đipeptit? A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 37: Tơ nitron (tơ olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây? A. CH2=CH−CH=CH2. B. CH3COO−CH=CH2. C. CH2=CH−CN. D. CH2=C(CH3)−COOCH3. Câu 38: Cho 10,4 gam hỗn hợp bột gồm Mg, Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Kết thúc phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc). Khối lượng muối khan thu được là A. 3,71 gam. B. 12,7 gam. C. 19 gam. D. 31,7gam. Câu 39: Số nguyên tử hiđro có trong một phân tử đimetylamin là A. 10. B. 7. C. 9. D. 11. Câu 40: Kim loại nào sau đây phản ứng dung dịch CuSO4 tạo thành 2 chất kết tủa? A. Zn. B. Na. C. Ba. D. Fe. HẾT Mã đề 305 - Trang 2/2
  5. Trường THPT Gia Định Năm học 2021-2022 ĐÁP ÁN HÓA 12 - KIỂM TRA HỌC KỲ 1 Ban Tự nhiên Ban Xã hội Câu 301 302 303 304 305 306 307 308 1 D D B C A B C A 2 C D A D B D D D 3 A B A D C C B B 4 C C C D A D C C 5 B A D D C C A C 6 D A C C D C C B 7 C D C B A D C A 8 D C A A C A B B 9 A D A B A B C A 10 B D B A C A B A 11 B D C A C D C D 12 A C C B B D C D 13 C A A B D D B C 14 D C A B B B D A 15 B C A A B B D C 16 D C D C C C D D 17 C B B B C C C C 18 B B C D C A A A 19 D C A C D D D D 20 A B B C D A B B 21 A B C A A A B B 22 A A B A D D C C 23 A B A B A A A A 24 A D C D C C C C 25 C A B C A B D C 26 B B A C A A D B 27 A C D C C B C D 28 C A C A B C A A 29 C C B C C B A B 30 B D C D D C C A 31 B A B B C C D A 32 C B B C B A B C 33 C D C B B D A C 34 B B B C B D B B 35 A C A D B C B B 36 C D D B B D B D 37 D C B B C B C A 38 A B D B D C A D 39 B A B B B B A B 40 B A A A C C D C