Đề thi học kì 1 môn Hóa học Lớp 12 - Đề 1 (Có đáp án)

Câu 1: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?

A. Valin.             B. Alanin.                         C. Lysin.                          D. Axit Glutamic

Câu 2: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

A. Al + Ag+ →                 B. Mg + Fe3+ →            C. Zn + Pb2+ →           D. Cu + Fe2+ →

Câu 3: So sánh tính bazơ nào sau đây là đúng?

A. C6H5NH2> C2H5NH2.                 B. C6H5NH2>CH3NH2> NH3.

C. CH3NH2> NH3> C2H5NH2.           D. C2H5NH2> CH3NH2> C6H5NH2.

Câu 4: Cho m gam bột Al vào 400 ml dung dịch Fe(NO3)3 0,75M và Cu(NO3)2 0,6 M, sau phản ứng thu được dung dịch X và 23,76 gam hỗn hợp 2 kim loại. Giá trị của m là

A. 11,34 gam       B. 10,8 gam                      C. 10,26 gam                    D. 9,72 gam

Câu 5: Trong môi trường kiềm, dung dịch protein có phản ứng màu biure với

A. KCl             B. NaCl                            C. Cu(OH)2                      D. Mg(OH)2

Câu 6: Khi hòa tan hoàn toàn 1,44 gam một kim loại M trong HNO3 dư thấy có 336 ml khí N2O bay ra (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là

A. Zn                     B. Mg                               C. Ag                               D. Cu

doc 4 trang Minh Uyên 22/02/2023 4720
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Hóa học Lớp 12 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_1_mon_hoa_hoc_lop_12_de_1_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Hóa học Lớp 12 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. Đề thi Học kì 1 Hóa 12 có đáp án (đề 1) I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh? A. Valin. B. Alanin. C. Lysin. D. Axit Glutamic Câu 2: Phản ứng nào sau đây không xảy ra? A. Al + Ag+ → B. Mg + Fe3+ → C. Zn + Pb2+ → D. Cu + Fe2+ → Câu 3: So sánh tính bazơ nào sau đây là đúng? A. C6H5NH2> C2H5NH2. B. C6H5NH2>CH3NH2> NH3. C. CH3NH2> NH3> C2H5NH2. D. C2H5NH2> CH3NH2> C6H5NH2. Câu 4: Cho m gam bột Al vào 400 ml dung dịch Fe(NO3)3 0,75M và Cu(NO3)2 0,6 M, sau phản ứng thu được dung dịch X và 23,76 gam hỗn hợp 2 kim loại. Giá trị của m là A. 11,34 gam B. 10,8 gam C. 10,26 gam D. 9,72 gam Câu 5: Trong môi trường kiềm, dung dịch protein có phản ứng màu biure với A. KCl B. NaCl C. Cu(OH)2 D. Mg(OH)2 Câu 6: Khi hòa tan hoàn toàn 1,44 gam một kim loại M trong HNO3 dư thấy có 336 ml khí N2O bay ra (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là A. Zn B. Mg C. Ag D. Cu II. TỰ LUẬN (7 điểm) Bài 1 (2,0 điểm): Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau: A. H2N-CH(CH3)-COOH + NaOH → B. Glucozơ + Cu(OH)2 → C. CH3COOCH3 + KOH →
  2. D. Trùng hợp vinyl clorua Bài 2 (1,0 điểm): Viết công thức cấu tạo các đồng phân amin bậc 1 có công thức phân tử là C4H11N? Bài 3 (2,0 điểm): Đốt cháy hoàn toàn 11,1 gam một este đơn chức X thu được 10,08 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. a. Xác định CTPT của X? b. Thuỷ phân hoàn toàn 5,55 gam X với dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được 3,45 gam một ancol Y. Xác định công thức cấu tạo và tên gọi của X? Bài 4 (2,0 điểm): Cho hỗn hợp bột gồm 3,6 gam Mg và 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 1M, rồi khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam phần không tan X và dung dịch Y. a. Tính m. b. Tính nồng độ mol/lít của các chất tan có trong dung dịch Y (Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể) (Cho: C=12, H=1, O=16, S = 32, N=14, Cu=64, Fe=56, Na=23, Ag=108, Al=27, Zn= 65, Mg=24) I, TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C D D D C B II, TỰ LUẬN Bài 1: Đáp án a. H2N-CH(CH3)-COOH + NaOH → H2N-CH(CH3)-COONa + H2O b. 2C6H12O6 + Cu(OH)2↓ → (C6H11O6)2Cu + 2H2O c. CH3COOCH3 + KOH → CH3COOK + CH3OH Bài 2
  3. Đáp án CH3-CH2-CH2-CH2-NH2 CH3-CH2-CH(NH2)-CH3 CH3CH(CH3)CH2NH2 C(CH3)3NH2 Bài 3 (2,0 điểm): Đáp án Nhận thấy nCO2 = nH2O . Vậy X là este no, đơn chức, mạch hở. Gọi CTPT của X là CnH2nO2 (n2) Phương trình phản ứng đốt cháy x(mol) nx(mol) Theo bài ta có: nH2O = nx =0,45 mX= (14n+32) x =11,1 CTPT X là : C3H6O2 CTCT của X là RCOOR’ (đk: MR≥ 1, MR’≥15) Phản ứng xà phòng hóa: RCOOR’ + NaOH RCOONa + R’OH 0,075(mol) 0,075(mol) MR’OH= 46 ⇒ MR’ = 29 (C2H5-) CTCT của X là HCOOC2H5. Tên gọi: etyl fomiat Bài 4 (2,0 điểm):
  4. Đáp án Mg + Cu(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Cu Ban đầu 0,15mol 0,2 0 0 Phản ứng 0,15 0,15 0,15 0,15 Sau phản ứng 0 0,05 0,15 0,15 Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu Ban đầu 0,1mol 0,05 0 0,15 Phản ứng 0,05 0,05 0,05 0,05 Sau phản ứng 0,05 0 0,05 0,2 Rắn thu được gồm Cu: 0,2 mol Fe: 0,05 mol mrắn = 64.0,2+ 56.0,05= 15,6 g Dung dịch thu được gồm Mg(NO3)2 Fe(NO3)2