Kiểm tra cuối học kì 1 môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 246 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)

Câu 1. Polietilen được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?

     A. CH2=CH2.                        B. CH2=CH-CN.                   C. CH2=CH-CH3.                 D. CH2=CH-Cl.

Câu 2. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?

     A. CH3COOH.                      B. H2N-CH2-COOH.            C. CH3CHO.                         D. C2H5NH2.

Câu 3. Kim loại X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại thép chống gỉ, không gỉ…Kim loại X là?

     A. Cr.                                     B. Fe.                                     C. W.                                     D. Ag.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai?

     A. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.

     B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.

     C. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.

     D. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.

Câu 5. Cho các kim loại: Na, Al, W, Fe. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là

     A. W.                                     B. Al.                                     C. Fe.                                     D. Na.

docx 3 trang Minh Uyên 22/02/2023 7320
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối học kì 1 môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 246 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxkiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_246_nam_hoc.docx

Nội dung text: Kiểm tra cuối học kì 1 môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 246 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT PHÚ YÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: HÓA HỌC 12 (Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Lớp 12 Mã đề 246 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N =14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S = 32; Cl =35,5; K=39; Ca = 40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ag =108; Ba=137; điều kiện tiêu chuẩn được viết tắt là đktc. Câu 1. Polietilen được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp monome nào sau đây? A. CH2=CH2. B. CH2=CH-CN. C. CH2=CH-CH3. D. CH2=CH-Cl. Câu 2. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh? A. CH3COOH. B. H2N-CH2-COOH. C. CH3CHO. D. C2H5NH2. Câu 3. Kim loại X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại thép chống gỉ, không gỉ Kim loại X là? A. Cr. B. Fe. C. W. D. Ag. Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng. B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím. C. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím. D. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng. Câu 5. Cho các kim loại: Na, Al, W, Fe. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là A. W. B. Al. C. Fe. D. Na. Câu 6. Polietilen có phân tử khối là 33600. Hệ số trùng hợp n của polime này là : A. 1500. B. 1000. C. 1800. D. 1200. Câu 7. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây tác dụng mạnh với H2O? A. Ca. B. Fe. C. Cu. D. Mg. Câu 8. Cho dãy các polime sau: polietilen, xenlulozơ, nilon–6,6, tơ visco, tơ nitron, tơ tằm. Số polime thiên nhiên có trong dãy là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 9. Số nguyên tử C trong phân tử saccarozơ là A. 22. B. 12. C. 11. D. 10. Câu 10. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch axit glutamic 0,10M. Hiện tượng quan sát được là A. quỳ tím chuyển sang màu xanh. B. quỳ tím chuyển sang màu đỏ. C. quỳ tím không chuyển màu. D. quỳ tím chuyển sang màu trắng. Câu 11. Chất nào sau đây là amin bậc hai? A. Đimetylamin. B. trimetylamin. C. Anilin. D. metylamin. Câu 12. Chất X có công thức cấu tạo thu gọn CH3COOC2H5. Tên gọi của X là: A. metyl fomat. B. metyl axetat. C. etyl fomat. D. etyl axetat. Câu 13. Tristearin có công thức là A. (C17H31COO)3C3H5. B. (C15H31COO)3C3H5. C. (C17H35COO)3C3H5. D. (C17H33COO)3C3H5. Câu 14. Cho các phát biểu sau: (a) Tính chất vật lí chung của kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim. (b) Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại. (c) Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại tồn tại trạng thái rắn và có mạng tinh thể. (d) Tất cả các nguyên tố nhóm A là kim loại. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 15. Tinh thể chất rắn X màu trắng, dạng bột vô định hình. Thủy phân hoàn toàn X thu được chất Y. Chất X và Y lần lượt là A. saccarozơ và glucozơ. B. glucozơ và sobitol. C. tinh bột và glucozơ. D. tinh bột và saccarozơ. Mã đề 246 Trang 1/3
  2. Câu 16. Peptit được hình thành từ A. amin. B. aminoaxit và  aminoaxit . C.  aminoaxit . D. aminoaxit . Câu 17. Polime nào sau đây được dùng làm cao su? A. Nilon-6,6. B. Polietilen. C. Poli(vinyl clorua). D. Polibutađien. Câu 18. Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân? A. Bột sắt. B. Bột lưu huỳnh. C. Nước. D. Bột than. Câu 19. Chất hữu cơ nào sau đây là este? A. CH3CH2OH. B. HCOOC2H5. C. HCOOH. D. C2H5COCH3. Câu 20. Cho 2,7 gam glucozơ (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 4,32. B. 2,16. C. 3,24. D. 1,08. Câu 21. Dãy cation kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa từ trái sang phải là A. Cu2+, Fe2+, Mg2+ . B. Cu2+, Mg2+, Fe2+. C. Mg2+, Cu2+, Fe2+. D. Mg2+, Fe2+ , Cu2+. Câu 22. Cho 6,75 gam C2H5NH2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl a(M). Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch có chứa 12,225 gam chất tan. Giá trị của a là A. 0,75M. B. 0,5M. C. 1,0M. D. 0,25M. Câu 23. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Dung dịch I2 Có màu xanh tím Y Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím Z Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng T Nước Br2 Kết tủa trắng Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là: A. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ. B. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin. C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin. D. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ. Câu 24. Số liên kết peptit trong phân tử Gly-Val-Gly-Lys-Ala là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 25. Cho hỗn hợp Fe, Mg vào dung dịch AgNO 3 và Cu(NO3)2 thì thu được dung dịch X và 1 kim loại. Kim loại thu được sau phản ứng là A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Mg. Câu 26. Thủy phân hoàn toàn 8,90 gam tristearin (C17H35COO)3C3H5) cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị V là A. 400. B. 600. C. 500. D. 800. Câu 27. Xà phòng hoá hoàn toàn 13,2 gam CH3COOC2H5 trong 200 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 14,80. B. 16,20. C. 14,30. D. 12,20. Câu 28. Từ 24,3 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat C H O (ONO ) . Biết rằng hiệu  6 7 2 2 3 n suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 80%. Giá trị của m là A. 44,55. B. 35,64. C. 47,56. D. 40,095. Câu 29. Phương trình hóa học nào sau đây là sai? A. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2. B. Ca + 2HCl CaCl2 + H2. C. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu. D. Cu + H2SO4 CuSO4 + H2. Câu 30. Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là A. CuSO4 và HNO3 đặc nguội. B. HCl và AlCl3. C. AgNO3 và H2SO4 loãng. D. ZnCl2 và FeCl3. HẾT Lưu ý: Học sinh không sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Mã đề 246 Trang 2/3
  3. ĐÁP ÁN Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 A D A D A D A B B B Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 B D C B C D D B B C Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 D A C D A B D B D C Mã đề 246 Trang 3/3