Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Quốc gia bài thi Khoa học tự nhiên - Môn Hóa học - Năm học 2021 - Trường THPT Trần Thị Tâm (Có đáp án)

Câu 4: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Al và Mg.
B. Cu và Ag.
C. Na và Fe.
D. Mg và Zn.
Câu 5: Cho dãy các kim loại: K, Mg, Na, Al. Kim loại có tính khử mạnh nhất trong dãy là
A. K.
B. Na.
C. Al.
D. Mg.
Câu 6: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch
có môi trường kiềm là
A. Be, Na, Ca
B. Na, Cr, K.
C. Na, Fe, K.
D. Na, Ba, K
pdf 11 trang Minh Uyên 13/02/2023 3700
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Quốc gia bài thi Khoa học tự nhiên - Môn Hóa học - Năm học 2021 - Trường THPT Trần Thị Tâm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_quoc_gia_bai_thi_khoa_hoc_tu_nhie.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Quốc gia bài thi Khoa học tự nhiên - Môn Hóa học - Năm học 2021 - Trường THPT Trần Thị Tâm (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2021 THPT TRẦN THỊ TÂM Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 04 trang) Họ và tên học sinh : Số báo danh : Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là A. NaOH, CO2, H2. B. Na2CO3, CO2, H2O. C. Na2O, CO2, H2O. D. NaOH, CO2, H2O. Câu 2: Hai chất đồng phân của nhau là A. xenlulozơ và tinh bột. B. saccarozơ và glucozơ. C. glucozơ và fructozơ D. glucozơ và tinh bột. Câu 3: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại? A. Đồng.
  2. B. Nhôm. C. Vàng. D. Bạc Câu 4: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là A. Al và Mg. B. Cu và Ag. C. Na và Fe. D. Mg và Zn. Câu 5: Cho dãy các kim loại: K, Mg, Na, Al. Kim loại có tính khử mạnh nhất trong dãy là A. K. B. Na. C. Al. D. Mg. Câu 6: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là A. Be, Na, Ca B. Na, Cr, K. C. Na, Fe, K. D. Na, Ba, K Câu 7: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là A. quặng đôlômit. B. quặng manhetit. C. quặng boxit. D. quặng pirit.
  3. Câu 8: Công thức hoá học của phèn chua là A. (NH4)2.Al2(SO4)3 .24H2O. B. K2SO4.Al2(SO4)3.12H2O C. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O D. Na2SO4.Al2(SO4)3.12H2O Câu 9: Dẫn không khí bị ô nhiễm đi qua giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NO3)2 thấy dung dịch xuất hiện màu đen. Không khí đó đã bị nhiễm bẩn khí nào sau đây? A. SO2. B. NO2. C. Cl2. D. H2S. Câu 10: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại A. Cu. B. Sn. C. Zn. D. Pb. Câu 11: Trong việc sản xuất Nhôm từ quặng Boxit, Criolit (3NaF.AlF3) có vai trò nào dưới đây 1) Tăng nhiệt độ nóng chảy của Al2O3. 2) Giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3. 3) Tạo chất lỏng dẫn điện tốt. 4) Tạo dung dịch tan được trong nước. 5) Tạo hỗn hợp có khối lượng riêng nhỏ, nổi lên trên bề mặt Nhôm, bảo vệ cho Al không bị oxi hóa A. 2,3,4,5 B. 1,2,4,5 C. 1,3,5 D. 2,3,5 Câu 12: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ A. không màu sang màu vàng.
  4. B. màu vàng sang màu da cam . C. không màu sang màu da cam. D. màu da cam sang màu vàng. Câu 13: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí A. NH3, SO2, CO, Cl2 B. N2, Cl2, O2, CO2, H2 C. NH3, O2, N2, CH4, H2. D. N2, NO2, CO2, CH4, H2 Câu 14: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2? A. H2N-[CH2]6-NH2 B. CH3-NH - CH3 C. C6H5NH2 D. CH3-CH(CH3)-NH2 Câu 15: Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với A. dung dịch NaOH và dung dịch NH3. B. dung dịch NaOH và dung dịch HCl. C. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4. D. dung dịch KOH và CuO. Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.
  5. B. Trong phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit. C. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. D. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu. Câu 17: Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là A. CH3COONa và CH3CHO B. CH3COONa và CH2=CHOH. C. CH2=CHCOONa và CH3OH. D. C2H5COONa và CH3OH. Câu 18: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra A. sự oxi hoá ion Na+. B. sự khử ion Cl- C. sự khử ion Na+ D. sự oxi hoá ion Cl- Câu 19: Hiệu ứng nhà kính gây lên nguyên nhân chính của việc nóng lên toàn cầu, điều này có thể làm băng tan chảy sớm , làm đất đai thu hẹp do nước biển dâng cao, hạn hán cháy rừng xảy ra, làm biến mất các hồ nước. Vì những lý do đó mà năm 2005 nghị định thư Kyoto (là nghị định liên quan đến chương trình khung biến đổi khí hậu với mục tiêu cắt giảm khí gây lên hiệu ứng nhà kính) đã được đi vào hiệu lực. Khí chính gây lên hiệu ứng nhà kính cần phải cắt giảm là A. NO2. B. CO. C.SO2.
  6. D. CO2. Câu 20: Cho các polime: polietilen, xenlulozơ, polipeptit, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien. Dãy gồm các polime tổng hợp là A. polietilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6. B. polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6. C. polietilen, polibutađien, nilon-6, nilon-6,6. D. polietilen, xenlulozơ, nilon-6, nilon-6,6. Câu 21: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3, và có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa: A. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2 B. NaCl, NaOH C. NaCl D. NaCl, NaOH, BaCl2 Câu 22: Đốt cháy hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp thu được CO2 và hơi H2O có tỉ lệ VCO2 : VH2O = 7 : 13. Nếu cho 24,9 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được bao nhiêu gam muối? A. 46,8. B. 39,5. C. 43,15. D. 52,275. Câu 23: Nung hh gồm 10,8g bột nhôm với 16g bột Fe2O3 không có không khí, nếu hiệu suất phản ứng đạt 80% thì khối lượng Al2O3 thu được là A. 16,32g B. 10,20g C. 8,16g D. 20,40g Câu 24: Cho các polime sau: (-CH2 - CH2-)n ; (- CH2- CH=CH- CH2-)n ; (- NH-CH2 -CO-)n. Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là A. CH2=CH2, CH=CH - CH= CH2, NH2- CH2- COOH.
  7. B. CH2=CH2, CH3- CH=C= CH2, NH2- CH2- COOH. C. CH2=CH2, CH3- CH=CH-CH3, NH2- CH2- CH2- COOH. D. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3- CH(NH2)- COOH. Câu 25: Hiđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m + 1) gam hỗn hợp hai ancol. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn cũng m gam X thì cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 10,5. B. 24,8. C. 8,8. D. 17,8. Câu 26: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng CTPT C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số pứ xảy ra là. A. 5 B. 3 C. 2 D. 4. Câu 27: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là A. CH3CH2OH và CH3CHO. B. CH3CH2OH và CH2=CH2. C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO. D. CH3CHO và CH3CH2OH. Câu 28: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là A. 3. B. 4 C. 5. D. 2. Câu 29: Đun nóng 8,8 gam etyl axetat với 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
  8. A. 8,56 gam. B. 10,4 gam. C. 8,2 gam. D. 3,28 gam. Câu 30: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Dung dịch I2 Có màu xanh tím Y Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím Z Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng T Nước Br2 Kết tủa trắng Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ. C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin. D. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin. Câu 31: Cho 8,9 gam hỗn hợp bột Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 0,2 mol khí H2. Khối lượng của Mg và Zn trong 8,9 gam hỗn hợp trên lần lượt là: A. 2,4 gam và 6,5 gam. B. 1,8 gam và 7,1 gam. C. 3,6 gam và 5,3 gam. D. 1,2 gam và 7,7 gam. Câu 32: Lên men m gam Glu với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10g kết tủa. Khối lượng dung dịch sau pứ giảm 3,4g so với dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là A. 20,0. B. 30,0. C. 13,5. D. 15,0.
  9. Câu 33: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Cu, Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,61 mol HCl thu được dung dịch Y chứa (m + 16,195) gam hỗn hợp muối và 1,904 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm H2 và NO với tổng khối lượng là 1,57 gam. Cho NaOH dư vào Y thấy xuất hiện 24,44 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Cu có trong X là A. 25,75% B. 15,92% C. 26,32% D. 22,18% Câu 34: Cho 40,44 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào 400 ml dung dịch HCl 0,75M và H2SO4 0,25M thấy thoát ra 3,584 lít khí H2 (đktc); 23,3 gam kết tủa và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(HCO3)2 dư vào dung dịch X, thu được 59,1 gam kết tủa. Nếu đem cô cạn dung dịch X, thu được m gam rắn khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 36,85. B. 33,50. C. 35,85. D. 38,65. Câu 35: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 0,032 mol/l B. 0,048 mol/l C. 0,06 mol/l D. 0,04 mol/l Câu 36: Hỗn hợp E chứa ba este mạch hở (không chứa chức khác). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần dùng vừa đủ 1,165 mol O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng E trên bằng
  10. NaOH thu được hỗn hợp các muối và ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng muối thu được 11,66 gam Na2CO3 thu được 0,31 mol CO2, còn nếu đốt cháy hoàn toàn lượng ancol thu được thì cần vừa đủ 0,785 mol O2 thu được 0,71 mol H2O. Giá trị m là A. 24,32 B. 18,16 C. 20,26 D. 22,84 Câu 37: Hỗn hợp M gồm H2NR(COOH)x và CnH2n+1COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol M thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và 24,3 gam H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là A. 0,08 mol. B. 0,05 mol. C. 0,07 mol. D. 0,06 mol. Câu 38: Cho 11.36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1.344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X sau phản ứng được m gam muối khan. Giá trị m là A. 34.36 gam. B. 38.72 gam. C. 49.09 gam D. 35.50 gam. Câu 39: Để thuỷ phân hết 7,612 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 80ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được K2CO3, 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Vậy a gần với giá trị nào sau đây nhất? A. 1,42 B. 1,25 C. 1,56 D. 1,63
  11. Câu 40: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức Y, một ancol đơn chức Z, một este tạo ra từ Y và Z. Khi đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam X thì thu được 0,31 mol CO2 và 0,28 mol H2O. Còn khi cho 6,2 gam X phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng, thì thu được 0,04 mol Z. Thành phần % số mol của axit Y trong hỗn hợp X là A. 42,86%. B. 57,14%. C. 36,72%. D. 32,15%. HẾT Đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa trường THPT Trần Thị Tâm tỉnh Quảng Trị 1B 2C 3D 4B 5A 6D 7C 8C 9D 10C 11D 12B 13C 14B 15B 16D 17A 18C 19D 20C 21C 22A 23C 24A 25D 26D 27A 28B 29D 30C 31A 32D 33A 34D 35D 36C 37D 38B 39D 40A