Kiểm tra giữa kì 2 Hóa học Lớp 12 - Mã đề 301 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ

Câu 17. Dung dịch nào sau đây được dùng để xử lý lớp cặn bám vào ấm đun nước?

     A. Cồn.                                  B. Giấm ăn.                          C. Muối ăn.                           D. Nước vôi trong.

Câu 18. Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?

     A. Cu.                                    B. Mg.                                    C. Ca.                                     D. Na.

Câu 19. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.

(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm.

(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.

(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là

     A. 4.                                       B. 2.                                       C. 1.                                       D. 3.

Câu 20. Nhiệt phân CaCO3 thu được sản phẩm khí là

     A. O2.                                     B. CO2.                                  C. CO.                                    D. O3.

Câu 21. Chất nào dưới đây gồm các chất vừa tác dụng với dung dịch axit vừa tác dụng với dung dịch kiềm?

     A. Al(OH)3.                           B. Al2(SO4)3.                        C. AlCl3.                                D. Al(NO3)3.

Câu 22. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm(trong diều kiện không có không khí, hiệu suất 100%) với 9,66 gam hỗn hợp X gồm Al và một oxit  sắt, thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan Y bằng dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z, chất không tan T và 0,03 mol  khí. Sục CO2 đến dư vào dung dịch Z, lọc lấy  kết tủa nung dến khối lượng không đổi được 5,1 gam một chất rắn. Công thức của oxit sắt và khối lượng của nó trong hỗn hợp X trên là

     A. Fe3O4 và 2,76 gam.                                                        B. Fe3O4  và 6,96 gam.

     C. FeO và 7,20 gam.                                                           D. Fe2O3  và 8,00 gam.

docx 2 trang ngocdiemd2 10/08/2023 4600
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa kì 2 Hóa học Lớp 12 - Mã đề 301 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxkiem_tra_giua_ki_2_hoa_hoc_lop_12_ma_de_301_nam_hoc_2022_202.docx

Nội dung text: Kiểm tra giữa kì 2 Hóa học Lớp 12 - Mã đề 301 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: HÓA 12 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 02 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Lớp: . Số báo danh: Mã đề 301 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C=12, H=1, O=16, N=14, Cl=35,5; K=39, Ba= 137, Ca=40, Na=23, Ag=108, Fe=56. Mg=24, Zn=65, Cu=64, Al =27, S=32. Câu 1. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) ѵào 100ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M ѵà KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Gíá trị của x Ɩà? ( Cho K :39, O :16, C:12, H:1, Ba : 137) A. 1,6. B. 1,4. C. 2,0. D. 1,2. Câu 2. Khi để vôi sống trong không khí ẩm một thời gian sẽ có hiện tượng một phần bị chuyển hóa trở lại thành đá vôi. Khí nào sau đây là tác nhân gây ra hiện tượng trên? A. Cacbon đioxit. B. Freon. C. Cacbon monooxit. D. Metan. Câu 3. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Ba. B. Al. C. K. D. Ca. Câu 4. Cho từ từ đến dư kim loại Na vào dung dịch có chứa muối FeCl3. Số phản ứng xảy ra là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 5. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là A. ns2. B. ns2np2. C. ns1. D. ns2np1. Câu 6. Khi cho kim loại Ca vào các chất dưới đây, trường hợp nào không có phản ứng của Ca với nước? A. Dung dịch Na2CO3. B. Dung dịch CuSO4 vừa đủ. C. Dung dịch NaOH vừa đủ. D. Dung dịch HCl vừa đủ. Câu 7. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là A. oxi hóa kim loại. B. khử kim loại. C. khử cation kim loại. D. oxi hóa cation kim loại. Câu 8. Lấy 7,8 gam kali tác dụng hoàn toàn với nước thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là A. 0,56. B. 2,24. C. 1,12. D. 4,48. Câu 9. Chất có thể làm mềm cả nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng vĩnh cửu là A. Ca(OH)2. B. NaOH. C. Na2CO3. D. CaCl2. Câu 10. Công thức hóa học của nhôm hiđroxit là A. Al2(SO4)3. B. Al(OH)3. C. Al2O3. D. AlCl3. Câu 11. Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá? A. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4. B. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3. C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng. D. Đốt lá sắt trong khí Cl2. Câu 12. Cho 10,96 gam Ba vào luợng dư dung dịch MgSO 4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu đuợc m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 8,70. B. 23,28. C. 43,65. D. 34,95. Câu 13. Cho 6,5 gam bột Zn vào dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 3,2. B. 6,4. C. 5,6. D. 12,9. Câu 14. Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường? A. Ca. B. Cu. C. Fe. D. Ag. Câu 15. Kim loại Al được điều chế trong công nghiệp bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất nào sau đây? A. Al2O3. B. AlCl3. C. Al(OH)3. D. NaAlO2. Câu 16. Muối nào có trữ lượng nhiều nhất trong nước biển? A. Na2SO4. B. NaCl. C. NaClO. D. NaBr. Mã đề 301 - Trang 1/2
  2. Câu 17. Dung dịch nào sau đây được dùng để xử lý lớp cặn CaCO3 bám vào ấm đun nước? A. Cồn. B. Giấm ăn. C. Muối ăn. D. Nước vôi trong. Câu 18. Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện? A. Cu. B. Mg. C. Ca. D. Na. Câu 19. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3. (b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm. (c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4. (d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 20. Nhiệt phân CaCO3 thu được sản phẩm khí là A. O2. B. CO2. C. CO. D. O3. Câu 21. Chất nào dưới đây gồm các chất vừa tác dụng với dung dịch axit vừa tác dụng với dung dịch kiềm? A. Al(OH)3. B. Al2(SO4)3. C. AlCl3. D. Al(NO3)3. Câu 22. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm(trong diều kiện không có không khí, hiệu suất 100%) với 9,66 gam hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt, thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan Y bằng dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z, chất không tan T và 0,03 mol khí. Sục CO 2 đến dư vào dung dịch Z, lọc lấy kết tủa nung dến khối lượng không đổi được 5,1 gam một chất rắn. Công thức của oxit sắt và khối lượng của nó trong hỗn hợp X trên là A. Fe3O4 và 2,76 gam. B. Fe3O4 và 6,96 gam. C. FeO và 7,20 gam. D. Fe2O3 và 8,00 gam. Câu 23. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, K, Na2O, Ba và BaO (trong đó oxi chiếm 20% về khối lượng) vào nước, thu được 200 ml dung dịch Y và 0,448 lít (ở đktc) khí H2. Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,3M, thu được 400 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m là (coi H2SO4 phân ly hoàn toàn). A. 4,8. B. 6,4. C. 12,8. D. 2,4. Câu 24. Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH, chất oxi hóa nhôm là A. NaOH hoặc H2O. B. NaOH. C. Cả NaOH và H2O. D. H2O. Câu 25. Cho các phát biểu sau: (1) Al là kim loại lưỡng tính. (2) Trong phản ứng hoá học ion kim loại chỉ thể hiện tính oxi hóa. (3) Nguyên tắc để làm mềm nước cứng là khử ion Ca2+ , Mg2+ . (4) Dung dịch hỗn hợp NaHSO4 và NaNO3 có thể hoà tan được Cu. Phát biểu không đúng là A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (4). Câu 26. Criolit có công thức phân tử là Na 3AlF6 (AlF3.3NaF) được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy để sản xuất nhôm với lí do chính là A. bảo vệ điện cực khỏi bị ăn mòn. B. làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al 2O3 cho phép điện phân ở nhiệt độ thấp, giúp tiết kiệm năng lượng. C. làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy. D. tạo một lớp ngăn cách để bảo vệ nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hóa. Câu 27. Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 vào nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 2,7. B. 5,4. C. 10,8. D. 7,8. Câu 28. Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là A. Ba. B. K. C. Na. D. Fe. Câu 29. Thí nghiệm hóa học nào sau đây không sinh ra chất rắn? A. Cho Cu vào dung dịch AgNO3. B. Cho mẫu Na vào dung dịch CuSO4. C. Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. D. Cho Fe vào dung dịch AgNO3. Câu 30. Kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống là A. Cu. B. Al. C. Ag. D. Fe. Cho học sinh sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học HẾT Mã đề 301 - Trang 2/2