Đề kiểm tra giữa kì 2 Vật lí Lớp 12 - Mã đề 001 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh (Có đáp án)

Câu 12: Trong các nguồn bức xạ đang hoạt động: hồ quang điện, màn hình máy vô tuyến, lò sưởi điện, lò vi 
sóng; nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh nhất là 
A. hồ quang điện. B. lò vi sóng. 
C. màn hình máy vô tuyến. D. lò sưởi điện. 
Câu 13: Khi một chùm sáng trắng song song, hẹp truyền qua một lăng kính thì bị phân tách thành các chùm 
sáng đơn sắc khác nhau. Đây là hiện tượng 
A. giao thoa ánh sáng. B. tán sắc ánh sáng. 
C. nhiễu xạ ánh sáng. D. phản xạ ánh sáng. 
Câu 14: Chọn câu sai: 
A. giao thoa là hiện tượng đặc trưng cho quá trình truyền sóng. 
B. Giao thoa là kết quả của sự chòng chập lên nhau của 2 sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không 
đổi. 
C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính. 
D. Hai nguồn sáng kết hợp là hai nguồn phát các ánh sáng có cùng tần số, cùng biên độ. 
Câu 15: Tia X có bản chất là 
A. Dòng các electron. B. Dòng các hạt nhân Heli. 
C. Sóng điện từ. D. Sóng cơ. 
Câu 16: Tia X không có ứng dụng nào sau đây?  
A. Sấy khô, sưởi ấm. B. Chiếu điện, chụp điện. 
C. Tìm bọt khí bên trong các vật bằng kim loại. D. Chữa bệnh ung thư. 
Câu 17: Tia Rơnghen có  
A. cùng bản chất với sóng âm. 
B. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại. 
C. cùng bản chất với sóng vô tuyến. 
D. điện tích âm. 
Câu 18: Tác dụng nổi bật của tia Rơn –ghen là  
A. Làm phát quang một số chất B. Làm iôn hóa không khí 
C. Tác dụng lên kính ảnh D. Khả năng đâm xuyên
pdf 4 trang ngocdiemd2 05/08/2023 4020
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 2 Vật lí Lớp 12 - Mã đề 001 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_ki_2_vat_li_lop_12_ma_de_001_nam_hoc_2022_2.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 2 Vật lí Lớp 12 - Mã đề 001 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIŨA KÌ II – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT GIO LINH MÔN VẬT LÝ - KHỐI LỚP 12 09/03/2023 (Đề có 4 trang) Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 32 câu) Họ tên : Số báo danh : Mã đề 001 Phần I. TRẮC NGHIỆM. Câu 1: Tầng ôzôn là tấm “áo giáp” bảo vệ cho người và sinh vật trên mặt đất khỏi bị tác dụng huỷ diệt của A. tia đơn sắc màu tím trong ánh sáng Mặt Trời. B. tia đơn sắc màu đỏ trong ánh sáng Mặt Trời. C. tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời. D. tia hồng ngoại trong ánh sáng Mặt Trời. Câu 2: Trong các thí nghiệm nào sau đây có thể sử dụng để thực hiện việc đo bước sóng ánh sáng A. tán sắc ánh sáng của Niuton. B. tổng hợp ánh sáng trắng. C. giao thoa với khe Y- âng. D. về ánh sáng đơn sắc. Câu 3: Quang phổ vạch phát xạ A. là quang phổ gồm một hệ thống các vạch màu liên tục từ đỏ đến tím B. là quang phổ gồm một hệ thống các vạch màu riêng lẻ, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối C. dùng để xác định nhiệt độ của vật nóng sáng D. do các chất rắn ,lỏng ,khí bị nung nóng phát ra Câu 4: Trong chân không, sánh sáng màu đỏ có bước sóng nằm trong khoảng A. Từ 640 cm đến 760 cm. B. Từ 640 nm đến 760 nm. C. Từ 640 pm đến 760 pm. D. Từ 640 nm đến 760 mm. Câu 5: Chọn câu Đúng . Hiện tượng tán sắc xảy ra : A. ở mặt phân cách một môi trường rắn hoặc lỏng ,với chân không ( hoặc không khí ) B. chỉ với lăng kính thủy tinh C. ở mặt phân cách hai môi trường chiết quang khác nhau D. chỉ với lăng kính chất rắn hoặc lỏng Câu 6: Một chất khí được nung nóng sẽ phát ra quang phổ liên tục khi : A. điều kiện khác với 3 điều kiện trên B. có áp suất cao và nhiệt độ cao C. có áp suất thấp và nhiệt độ cao D. có áp suất thấp và nhiệt độ thấp Câu 7: Hiện tượng tán sắc xảy ra do ánh sáng trắng là một hổn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc khác nhau và còn do nguyên nhân nào dưới đây . A. chiết suất của mọi chất trong đó có thủy tinh – phụ thuộc bước sóng ( do đó vào màu sắc ) của ánh sáng B. lăng kính không đặt ở góc lệch cực tiểu C. lăng kính làm bằng thủy tinh D. lăng kính có góc chiết quang lớn Câu 8: Bức xạ có bước sóng λ = 0,6μm A. là tia Rơn –ghen B. là tia hồng ngọai C. Thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy D. là tia tử ngọai Câu 9: Động năng của êlectrôn trong ống Rơn –ghen khi đến đối Ca tốt phần lớn A. bị phản xạ trở lại B. làm nóng đối catốt C. Bị hấp thu bởi kim lọai làm đối catốt D. biến thành năng lượng tia Rơn –ghen Câu 10: Ứng dụng của quang phổ liên tục: A. Dùng để nhận biết thành phần của các nguyên tố có trong một mẫu vật. B. Xác định nhiệt độ của vật phát sáng như bóng đèn, mặt trời, các ngôi sao v.v C. Xác định bước sóng của các nguồn sáng . D. Xác định màu sắc của các nguồn sáng . Câu 11: Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học. B. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt. Trang 1/3 - Mã đề 001 -
  2. C. Tia hồng ngoại cũng có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần. D. Tia hồng ngoại có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng đỏ. Câu 12: Trong các nguồn bức xạ đang hoạt động: hồ quang điện, màn hình máy vô tuyến, lò sưởi điện, lò vi sóng; nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh nhất là A. hồ quang điện. B. lò vi sóng. C. màn hình máy vô tuyến. D. lò sưởi điện. Câu 13: Khi một chùm sáng trắng song song, hẹp truyền qua một lăng kính thì bị phân tách thành các chùm sáng đơn sắc khác nhau. Đây là hiện tượng A. giao thoa ánh sáng. B. tán sắc ánh sáng. C. nhiễu xạ ánh sáng. D. phản xạ ánh sáng. Câu 14: Chọn câu sai: A. giao thoa là hiện tượng đặc trưng cho quá trình truyền sóng. B. Giao thoa là kết quả của sự chòng chập lên nhau của 2 sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi. C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính. D. Hai nguồn sáng kết hợp là hai nguồn phát các ánh sáng có cùng tần số, cùng biên độ. Câu 15: Tia X có bản chất là A. Dòng các electron. B. Dòng các hạt nhân Heli. C. Sóng điện từ. D. Sóng cơ. Câu 16: Tia X không có ứng dụng nào sau đây? A. Sấy khô, sưởi ấm. B. Chiếu điện, chụp điện. C. Tìm bọt khí bên trong các vật bằng kim loại. D. Chữa bệnh ung thư. Câu 17: Tia Rơnghen có A. cùng bản chất với sóng âm. B. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại. C. cùng bản chất với sóng vô tuyến. D. điện tích âm. Câu 18: Tác dụng nổi bật của tia Rơn –ghen là A. Làm phát quang một số chất B. Làm iôn hóa không khí C. Tác dụng lên kính ảnh D. Khả năng đâm xuyên Câu 19: Trong một thí nghiệm đo bước saongs ánh sáng thu được một kết quả λµ= 0,526 m .Ánh sáng dùng trong thí nghiệm là ánh sáng màu gì? A. đỏ B. tím C. vàng D. lục Câu 20: Chọn câu trả lời đúng. Ứng dụng của quang phổ liên tục dừng để xác định : A. Bước sóng của ánh sáng B. Thành phần cấu tạo của các vật phát sáng C. nhiệt độ của vật phát do bị nung nóng D. Cả 3 câu đều đúng Câu 21: Mặt Trời là nguồn phát ra A. là tia tử ngọai B. tia hồng ngọai C. ánh sáng nhìn thấy D. Cả ba lọai trên Câu 22: Phát biểu nào sau đây là không đúng ? Cho các chùm sáng sau : Trắng ,đỏ ,vàng ,tím . A. Chiếu ánh sáng trắng vào máy quang phổ sẽ thu được quang phổ liên tục . B. ánh sáng trắng bị tán sắc khi đi qua lăng kính . C. ánh sáng tím bị lệch về phía đáy lăng kính nhiều nhất nên chiết suất của lăng kính đối với nó lớn nhất . D. mỗi chùm ánh sáng trên đều có một bước sóng xác định . Câu 23: Trong bức xạ có bước sóng λ sau đây ,tia nào có tính đâm xuyên mạnh nhất A. bức xạ có bước sóng λ = 2.10-6 μm B. bức xạ có bước sóng λ = 1,2 pm C. bức xạ có bước sóng λ = 1,5nm D. bức xạ có bước sóng λ = 3.10-3 mm Câu 24: Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngọai A. Làm phát quang một số chất B. Tác dụng sinh học C. Làm Iôn hóa không khí D. Tác dụng nhiệt Câu 25: Nguyên nhân gây ra hiện tượng tán sắc ánh sáng mặt trời trong thí nghiệm của NiuTơn là : A. chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau . B. chùm ánh sáng mặt trời đã bị nhiễu loạn khi đi qua lăng kính . C. lăng kính có tác dụng làm biến đổi màu chùm ánh sáng mặt trời Trang 2/3 - Mã đề 001 -
  3. D. Thủy tinh đã nhuộm màu chùm sáng mặt trời . Câu 26: Chọn câu sai .Tia tử ngọai A. gây ra những phản ứng quang hóa B. không tác dụng lên kính ảnh C. làm iôn không khí D. kich thích một số chất phát quang Câu 27: Chọn câu trả lời đúng. Điều kiện phát sinh quang phổ vạch phát xạ là : A. Các vật rắn, lỏng hay khí có khội lượng riêng lớn khi bị nung nóng phát ra B. Chiếu ánh sáng trắng qua một chất bị nung nóng phát ra C. Các khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng ra D. Những vật bị nung nóng trên 30000C Câu 28: Từ hiện tượng tán sắc và giao thoa , kết luận nào sau đây là Đúng khi nói về chiết suất của một môi trường ? A. Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn B. Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng dài C. Chiết suất của môi trường nhỏ khi môi trường có nhiều ánh sáng truyền qua . D. Chiết suất của môi trường như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc . Phần II. TỰ LUẬN. Câu 29 (1điểm ): Tia X được sử dụng trong các máy X quang, Ct-scanner, PET- CT, chụp MRI, xạ trị dùng trong việc chẩn đoán cũng như điều trị bệnh. Chụp X quang là dùng một loại bức xạ năng lượng cao. Một máy chụp X quang phát ra các chùm tia X, người ta tạo ra một hiệu điện thế không đổi giữa hai cực là 0,9( kV). Trong một phút người ta đếm được 6.1018 điện tử ( hạt electron ) đập vào anốt.Biết rằng cường độ dòng điện chạy qua ống được xác định bằng biểu thức I= ne, trong đó n là số điện tử đập vào anốt trong một giây. Tính nhiệt lượng tỏa ra ở đối Ca tốt trong thời gian 4 phút. Câu 30 (1điểm ): Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1,00 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát 1,50 m. Hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,40 μm. Tính khoảng cách giữa hai vân tối liên tiếp trên màn. Câu 31 (0,5điểm ): Ở mặt chất lỏng, tại hai điểm S1 và S2 có hai nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng phát ra hai sóng kết hợp có bước sóng 1cm. Trong vùng giao thoa, M là điểm các S1 và S2 lần lượt là 7cm và 12cm. Giữa M và đường trung trực của đoạn thẳng S1S2 có số vân giao thoa cực tiểu là bao nhiêu?. Câu 32 (0,5điểm ): Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, chiếu sáng hai khe đồng thời bằng hai bức xạ đơn sắc có bước sóng 720 nm và λ (380 nm < λ < 760 nm). Trên màn quan sát, O là vị trí của vân sáng trung tâm. Nếu λλ= 1 thì điểm M trên màn là vị trí trùng nhau gần O nhất của hai vân sáng, trong khoảng OM (không kể O và M) có 5 vân sáng của bức xạ có bước sóng 720 nm. Nếu λλ= 2 (λλ21≠ ) thì M vẫn là vị trí trùng nhau gần O nhất của hai vân sáng. Nếu chiếu sáng hai khe đồng thời chỉ bằng hai bức xạ có bước sóng λ1 và λ2 thì trong khoảng OM (không kể O và M) có tổng số vân sáng bao nhiêu?. HẾT Trang 3/3 - Mã đề 001 -
  4. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIŨA KÌ II LÝ 12 – NĂM HỌC 2022 - TRƯỜNG THPT GIO LINH 2023 MÔN VẬT LÝ - KHỐI LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 1 C 2 C 3 B 4 B 5 C 6 B 7 A 8 C 9 B 10 B 11 D 12 A 13 B 14 D 15 C 16 A 17 C 18 D 19 D 20 C 21 D 22 D 23 B 24 D 25 A 26 B 27 C 28 A 1