Đề kiểm tra học kì 2 Vật lí Lớp 12 - Mã đề 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có đáp án)

Câu 13. Chọn câu sai: 
A. Phôtôn mang điện tích +1e. 
B. Phôtôn có động lượng. 
C. Phôtôn có năng lượng. 
D. Phôtôn chuyển động với tốc độ ánh sáng trong chân không. 
Câu 14. Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có cùng số 
A. nuclôn nhưng khác số nơtron. B. nơtron nhưng khác số prôtôn. 
C. prôtôn nhưng khác số nuclôn. D. nuclôn nhưng khác số prôtôn. 
Câu 15. Tách ra một chùm hẹp ánh sáng Mặt Trời cho rọi xuống mặt nước của một bể bơi. Chùm sáng này đi vào 
trong nước tạo ra ở đáy bể một dải sáng có màu từ đỏ đến tím. Đây là hiện tượng 
A. phản xạ ánh sáng. B. nhiễu xạ ánh sáng. C. giao thoa ánh sáng. D. tán sắc ánh sáng. 

Câu 18. Trong chân không, bức xạ có bước sóng nào sau đây là tia tử ngoại? 
A. 450nm. B. 750nm. C. 920nm. D. 120nm. 

pdf 4 trang ngocdiemd2 05/08/2023 3420
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 Vật lí Lớp 12 - Mã đề 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_2_vat_li_lop_12_ma_de_001_nam_hoc_2021_20.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 Vật lí Lớp 12 - Mã đề 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT LƯƠ NG NGỌC QUYẾN MÔN VẬT LÝ LỚP 12 Thời gian làm bài: 50 phút Mã đề 001 (Học sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên học sinh: Lớp: Câu 1. Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu lam vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là ánh sáng A. màu chàm. B. màu vàng. C. màu đỏ. D. màu cam. Câu 2. So sánh giữa hai phản ứng hạt nhân toả năng lượng là phân hạch và nhiệt hạch. Chọn kết luận đúng: A. Cùng khối lượng nhiên liệu, thì phản ứng nhiệt hạch toả năng lượng nhiều hơn phản ứng phân hạch. B. Phản ứng nhiệt hạch có thể điều khiển được còn phản ứng phân hạch thì không. C. Phản ứng phân hạch sạch hơn phản ứng nhiệt hạch do không tạo ra các tia phóng xạ gây nguy hại cho sự sống. D. Một phản ứng nhiệt hạch toả năng lượng nhiều hơn phản ứng phân hạch. Câu 3. Chùm ánh sáng laze không được ứng dụng A. làm dao mổ trong y học. B. làm nguồn phát siêu âm. C. trong truyền tin bằng cáp quang. D. trong đầu đọc đĩa CD. Câu 4. Trong các thí nghiệm về giao thoa ánh sáng đơn sắc của Y - âng, khoảng vân i được tính bằng công thức nào? A. i = λa/D. B. i = λDa. C. i = λD/a. D. i = λ/aD. Câu 5. Cho bốn ánh sáng đơn sắc: đỏ, tím, cam và lục. Chiết suất của thủy tinh có giá trị nhỏ nhất đối với ánh sáng A. tím. B. lục. C. cam. D. đỏ. Câu 6. Hạt nhân 𝑈 “bắt” một nơtron rồi vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn và kèm theo vài nơtron. Đây là A. Hiện tượng quang điện. B. Phản ứng nhiệt hạch. C. Hiện tượng phóng xạ. D. Phản ứng phân hạch. 210 206 210 Câu 7. Chất phóng xạ pôlôni 84Po phát ra tia α và biến đổi thành chì 82Pb. Cho chu bán rã của 84Po là 138 ngày. Ban đầu (t = 0) có một mẫu pôlôni nguyên chất. Tại thời điểm t1, tỉ số giữa số hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là 1/3. Tại thời điểm t2 = t1 + 276 ngày, tỉ số giữa số hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là A. 1/25. B. 1/15. C. 1/9. D. 1/16. Câu 8. Ban đầu có 20 gam chất phóng xạ X có chu kì bán rã T. Khối lượng của chất X còn lại sau khoảng thời gian 3T, kể từ thời điểm ban đầu bằng A. 3,2 gam. B. 1,5 gam. C. 2,5 gam. D. 4,5 gam. Câu 9. Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng có L = 2 mH và C = 3 µF. Cho π = 3,14. Chu kì dao động riêng của mạch là A. 1,54.10𝑠. B. 4,86.10𝑠. C. 3,10.10𝑠. D. 9,73.10𝑠. Câu 10. Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo, khi êlectron trong nguyên tử chuyển động tròn đều trên quỹ đạo dừng M thì có tốc độ v (m/s). Biết bán kính Bo là r0. Nếu êlectron chuyển động trên một quỹ đạo dừng với thời gian chuyển động hết một vòng là 144πr0/v (s) thì êlectron này đang chuyển động trên A. quỹ đạo O. B. quỹ đạo M. C. quỹ đạo N. D. quỹ đạo P. Trang 1/4 -
  2. Câu 11. Hạt nhân 𝐴𝑟 có khối lượng 39,9525 (u). Cho khối lượng của proton và notron lần lượt là 2 1,0073(u)và 1,0087(u); 1u = 931,5(MeV/c ). Tính năng lượng liên kết của hạt nhân 𝐴𝑟? A. 344,9 (MeV). B. 939,6 (MeV). C. 339,7 (MeV). D. 938,3 (MeV). -11 Câu 12. Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r0 = 5,3.10 m. Bán kính quỹ đạo dừng N là A. 47,7.10-11m. B. 21,2.10-11m. C. 84,8.10-11m. D. 132,5.10-11m. Câu 13. Chọn câu sai: A. Phôtôn mang điện tích +1e. B. Phôtôn có động lượng. C. Phôtôn có năng lượng. D. Phôtôn chuyển động với tốc độ ánh sáng trong chân không. Câu 14. Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có cùng số A. nuclôn nhưng khác số nơtron. B. nơtron nhưng khác số prôtôn. C. prôtôn nhưng khác số nuclôn. D. nuclôn nhưng khác số prôtôn. Câu 15. Tách ra một chùm hẹp ánh sáng Mặt Trời cho rọi xuống mặt nước của một bể bơi. Chùm sáng này đi vào trong nước tạo ra ở đáy bể một dải sáng có màu từ đỏ đến tím. Đây là hiện tượng A. phản xạ ánh sáng. B. nhiễu xạ ánh sáng. C. giao thoa ánh sáng. D. tán sắc ánh sáng. Câu 16. Một kim loại có công thoát êlectron là 7,2.10-19 J. Chiếu lần lượt vào kim loại này các bức xạ có bước sóng λ1 = 0,18 μm, λ2 = 0,21 μm, λ3 = 0,32 μm và λ = 0,35 μm. Những bức xạ có thể gây ra hiện tượng quang điện ở kim loại này có bước sóng là A. λ3 và λ4. B. λ1 và λ2. C. λ1, λ2 và λ3. D. λ2, λ3 và λ4. Câu 17. Trong thí nghiệm Y - âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Trên màn quan sát, tồn tại vị trí mà ở đó có đúng ba bức xạ cho vân sáng ứng với các bước sóng là 440 nm, 660 nm và λ. Giá trị của λ gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 550 nm. B. 530 nm. C. 540 nm. D. 570 nm. Câu 18. Trong chân không, bức xạ có bước sóng nào sau đây là tia tử ngoại? A. 450nm. B. 750nm. C. 920nm. D. 120nm. Câu 19. Bắn hạt α có động năng 4,01 MeV vào hạt nhân 𝑁 đứng yên thì thu được một hạt prôtôn và một hạt nhân X. Phản ứng này thu năng lượng 1,21 MeV và không kèm theo bức xạ gamma. Biết tỉ số giữa tốc độ của hạt prôtôn và tốc độ của hạt X bằng 8,5. Lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của chúng; c = 3.108 m/s; 1 u = 931,5 MeV/c2. Tốc độ của hạt X là A. 3,63.106 m/s. B. 3,36.106 m/s. C. 9,73.106 m/s. D. 2,46.106 m/s. Câu 20. Dùng mạch điện như hình vẽ để tạo ra dao động điện từ. Biết 𝐸9 𝑉; 𝑟1𝛺; 𝑅5𝛺, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung 𝐶10𝜇𝐹. Ban đầu đóng khóa K và đợi cho dòng điện trong mạch ổn định. Ngắt khóa K, mạch LC dao động điện từ hoạt động với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là 12 V. Giá trị của L là A. 0,64 mH. B. 0,56 mH. C. 0,28 mH. D. 0,32 mH. Câu 21. Một sóng điện từ truyền qua điểm M trong không gian. Cường độ điện trường và cảm ứng từ tại M biến thiên điều hòa với giá trị cực đại lần lượt là E0 và B0. Khi cảm ứng từ tại M bằng 0,5B0 thì cường độ điện trường tại đó có độ lớn là A. 2E0. B. 0,5E0. C. E0. D. 0,25E0. Trang 2/4 -
  3. Câu 22. Giới hạn quang điện của kim loại Na, Ca, Zn, Cu lần lượt là 0,5m; 0,43m; 0,35m; 0,3m. Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc với công suất 0,3W. Trong mỗi phút, nguồn này phát ra 3,6.10+19 phôtôn. Lấy h = 6,625.10-34J.s, c = 3.108(m/s). Khi chiếu ánh sáng từ nguồn này vào bề mặt các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang điện xảy ra là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 23. Trong thí nghiệm Y - âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,45μm. Khoảng vân giao thoa trên màn bằng A. 0,2 mm. B. 0,9 mm. C. 0,5 mm. D. 0,6 mm. Câu 24. Số nuclôn của hạt nhân 𝑇ℎ nhiều hơn số nuclôn của hạt nhân 𝑃 là A. 20. B. 6. C. 14. D. 126. Câu 25. Trong mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang hoạt động, điện tích trên một bản tụ điện biến thiên điều hoà và A. lệch pha 0,25π so với cường độ dòng điện trong mạch. B. cùng pha với cường độ dòng điện trong mạch. C. ngược pha với cường độ dòng điện trong mạch. D. lệch pha 0,5π so với cường độ dòng điện trong mạch. Câu 26. Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân? A. Năng lượng nghỉ. B. Năng lượng liên kết riêng. C. Năng lượng liên kết. D. Độ hụt khối. Câu 27. Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau, nếu số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì A. năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y. B. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y. C. năng lượng liên kết của hạt nhân Y lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân X. D. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X. Câu 28. Tia β+ là dòng các hạt A. 𝐻𝑒. B. 𝑒. C. 𝑒. D. 𝐻 . Câu 29. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc với hai khe Y - âng, khoảng vân đo được trên màn sẽ tăng lên khi A. tăng bước sóng ánh sáng. B. tịnh tiến màn lại gần hai khe. C. tăng khoảng cách hai khe. D. giảm bước sóng ánh sáng. Câu 30. Quang điện trở có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng A. quang điện ngoài. B. quang − phát quang. C. nhiệt điện. D. quang điện trong. Câu 31. Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây là sai? A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy. B. Đường sức từ trường của từ trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức điện trường. C. Đường sức của điện trường xoáy giống như đường sức điện trường do một điện tích không đổi, đứng yên gây ra. D. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường xoáy. Trang 3/4 -
  4. Câu 32. Công thoát êlectrôn (êlectron) ra khỏi một kim loại là A = 1,88 eV. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10- 34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J . Giới hạn quang điện của kim loại đó là A. 0,33 μm. B. 0,22 μm. C. 0,66 μm. D. 0,66.10-19 μm. Câu 33. Trong thí nghiệm Y - âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc λ, màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe có thể thay đổi (nhưng S1 và S2 luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 3, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng ∆a thì tại đó là vân sáng bậc k và bậc 5k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm 3∆a thì tại M là A. vân sáng bậc 9. B. vân sáng bậc 7. C. vân tối thứ 9 . D. vân sáng bậc 8. Câu 34. Xét nguyên tử hidro theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính các quỹ đạo dừng: K; L; M; N; O; của electron tăng tỉ lệ với bình phương của các số nguyên liên tiếp. Quỹ đạo dừng K có bán kính ro (bán kính Bo). Quỹ đạo dừng M có bán kính A. 9r0. B. 16r0. C. 25r0. D. 4r0. Câu 35. Một mẫu chất chứa 60Co là chất phóng xạ với chu kì bán rã 5,27 năm, được sử dụng trong điều trị 60 ung thư. Gọi ∆N0 là số hạt nhân Co của mẫu phân rã trong 1 phút khi nó mới được sản xuất. Mẫu được coi 60 là hết “hạn sử dụng” khi số hạt nhân Co của mẫu phân rã trong 1 phút nhỏ hơn 0,7∆N0. Nếu mẫu được sản xuất vào tuần đầu tiên của tháng 8 năm 2020 thì “hạn sử dụng” của nó đến A. tháng 6 năm 2023. B. tháng 4 năm 2022. C. tháng 4 năm 2023. D. tháng 6 năm 2024. Câu 36. Một bức xạ đơn sắc có tần số 1014 Hz. Lấy c = 3.108 m/s. Đây là A. ánh sáng tím. B. ánh sáng đỏ. C. bức xạ hồng ngoại. D. bức xạ tử ngoại. Câu 37. Quang phổ liên tục do một vật rắn bị nung nóng phát ra A. không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của vật đó. B. chỉ phụ thuộc vào bản chất của vật đó. C. phụ thuộc vào cả bản chất và nhiệt độ của vật đó. D. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật đó. Câu 38. Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại của tụ điện là Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0. Dao động điện từ tự do trong mạch có chu kì là: .. . . . A. T B. T C. T D. T . . Câu 39. Chiếu điện và chụp điện trong các bệnh viện là ứng dụng của A. tia α. B. tia X. C. tia hồng ngoại. D. tia tử ngoại. Câu 40. Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai? A. Sóng điện từ không truyền được trong chân không. B. Sóng điện từ tuân theo các quy luật giao thoa, nhiễu xạ. C. Sóng điện từ là sóng ngang. D. Sóng điện từ mang năng lượng. .Hết . Trang 4/4 -